TIN MỚI NHẤT

TÁNH LINH HỘI THẢO MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG LÚA CẤP XÁC NHẬN 1 CHO 2 GIỐNG LÚA MỚI 0M 9915 VÀ OM 9921

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác phát triển khoa học công nghệ giữa Viện nghiên cứu bông và phát triển NN Nha Hố và huyện Tánh Linh, trong vụ Đông Xuân 2018-2019, Trung tâm giống cây trồng Nha Hố thuộc Viện nhiên cứu bông và phát triển NN Nha Hố phối hợp với Phòng NN&PTNT huyệnTánh Linh trình diễn mô hình sản xuất hạt giống cấp xác nhận 1 ứng dụng kỹ thuật cấy bằng máy cho 2 loại giống mới 0M 9915 và OM 9921 trên diện tích 20ha tại HTX NN Lạc Tánh trên khu đồng Tum Le- TT Lạc Tánh. Sáng ngày 26/3, UBND huyện Tánh Linh phối hợp với Viện nghiên cứu bông và phát triển NN Nha Hố tổ chức hội thảo mô hình sản xuất giống lúa cấp xác nhận 1 cho 2 loại giống mới OM 9915 và OM 9921.

Trước khi vào thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã đi tham quan mô hình mô hình sản xuất 2 loại giống mới 0M 9915 và OM 9921 tại HTX NN Lạc Tánh trên khu đồng Tum Le- TT Lạc Tánh - huyện Tánh Linh để đánh giá, nhận xét đối với 2 loại giống trên.

Theo báo cáo tổng kết mô hình cho thấy 2 giống lúa OM 9915 và OM 9921 được thực hiện cấy mày với lượng giống 6kg/sào, chiều cao cây tương đối thấp trung bình trên 77 cm và 81 cm, 2 loại giống này có thời gian sinh trưởng trên 100 ngày, số hạt chắc bông trung bình đạt 142 hạt. Năng suất đối với giống OM 9915 năng suất trung bình 80 tạ/ ha, còn OM 9921 năng suất 72 tạ/ ha. Tổng chi phí thực hiện trên mô hình cấy cho 2 loại giống trên trung bình là trên 22,3 triệu đồng/ha trong đó đối với sạ lan là gần 25 triệu đồng/ ha, với giá bán được thu mua trong mô hình là 6.200 đ/kg thì thu về gần 29 triệu đồng/ ha. Do đó qua hoạch toán chi phí sản suất cho thấy mô hình cấy bằng máy tiết kiệm được chi phí sản xuất trên 2,6 triệu đồng/ ha so với ruộng sạ lan nhờ giảm được lượng giống, chi phí sản phân bón và thuốc BVTV. Lợi nhuận thu từ bán lúa thương phẩm trên mô hình cấy sử dụng 2 giống lúa OM 9915 và OM 9921 cao hơn trên ruộng sạ lan nếu sử dụng giống OM 4900 trên 7,2 triệu đồng /ha và lợi nhuận được bán từ lúa giống trên mô hình cấy thì nó có thể cho cao hơn trung bình từ 10 -19 triệu đồng/ ha.

Theo các hộ nông dân tham gia mô hình chia sẻ: 2 giống lúa OM 9915 và OM 9921 có nhiều điểm nổi trội như: cứng cây, ít nhiễm sâu bệnh, bông dài, tỉ lệ hạt chắc cao có thời gian sinh trưởng phù hợp với nhiều vụ sản xuất trên địa bàn, năng suất cao nếu sản xuất lúa giống cũng như thương phẩm.

Tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng đây là mô hình rất thiết thực đối với nông dân, nên đưa 2 giống lúa OM 9915 và OM 9921 vào sử dụng đại trà giúp người nông dân có thể sử dụng giống lúa có phẩm chất và chất lượng ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các đại biểu cũng đề nghị các cấp, các ngành nên mở rộng diện tích mô hình trình diễn, tạo điều kiện cho đông đảo bà con nông dân tiếp cận và sử dụng các giống trong sản xuất ở các vụ tiếp theo.


Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

CÔNG TÁC KIỂM TRA - GIÁM SÁT

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH - CHUYỂN ĐỔI SỐ

Image

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024

Ngày 25/1, UBND huyện Tánh Linh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Giáp Hà Bắc - Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính chủ trì Hội nghị; cùng dự còn có đồng chí Trần Vũ Linh Phó bí thư huyện ủy thường trực huyện uỷ- CT HĐND huyện.