Trong thời kỳ đổi mới đất nước, nhằm vươn lên hòa nhập cộng đồng, bà con người chăm ở thị trấn Lạc Tánh được sự hỗ trợ của các cấp nên đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cây trồng, tăng số lượng đàn dê, trâu nên đời sống của đại bộ phận bà con ở khu phố Chăm ngày càng khắm khá hơn, tại khu phố Chăm, ngày càng xuất hiện nhiều ngôi nhà xây kiên cố, bà con không ngần ngại mua sắm nhiều thiết bị sinh hoạt gia đình đắt tiền như ti vi, tủ lạnh, có nhà còn trang bị máy lạnh, máy vi tính, xe ô tô các loại..
Anh Nguyễn Văn Trí - Phó Chủ tịch UBND TT Lạc Tánh phấn khởi cho biết: “Đồng bào Chăm của mình bây giờ đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hầu hết diện tích đất sản xuất lúa của bà con đã toàn khu phố đã chuyển từ 1 vụ lúa thành lúa 2, 3 vụ hoặc 2 vụ lúa 1 vụ màu, nhờ người dân chủ động được nguồn nước, ngoài ra còn có nhiều hộ gia đình có từ 2 đến 5 ha cao su đang thu hoạch”. Anh Trí còn cho biết thêm, trong nhiều năm qua nhờ có sự giúp đỡ của huyện và thị trấn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên đời sống của bà con nông dân khá lên hẳn. Trước kia khu phố Chăm có đến trên 30% hộ nghèo, thì đến cuối năm 2018 chỉ còn 12,8% theo tiêu chí mới. Chỉ vài năm nữa thôi, chắc chắn đồng bào Chăm sẽ giảm đáng kể hộ nghèo, anh Trí khẳng định với niềm tin chắc chắn.
Anh Thông Phi, Bí thư chi bộ khu phố Chăm tâm sự: “Người Chăm mình bây giờ khá lắm rồi. Nhờ có chính sách đãi ngộ của Đảng và Nhà nước ở khu phố Chăm đường giao thông nông thôn đã được tráng bê tông nhựa sạch, đẹp, có nước sạch đến từng hộ gia đình, nhiều hộ còn được cho vay vốn ưu đãi để mua sắm công cụ để sản xuất. Đến hôm nay, nhiều hộ không những thoát được nghèo, mà còn biết làm giàu nữa, nói chung bà con rất phấn khởi”.
Đời sống đi lên, người dân khu phố Chăm đặc biệt quan tâm đến việc học hành của con cái, hiện nay khu phố Chăm có trên 30 người đang theo học các trường, cao đẳng, đại học trong nước. Đặc biệt, ở khu phố này có 2 người là Bác sĩ và 2 y sĩ đang công tác tại bệnh viện của huyện, 1 giáo viên đang dạy học tại trường THPT Tánh Linh, có trên 30 em đang theo học tại trường THPT Tánh Linh và trường Dân tộc nội trú tỉnh. Đến khu phố Chăm, hỏi về chuyện học hành của con em đồng bào Chăm sẽ không có gì ngạc nhiên khi có hàng chục gia đình có từ một đến hai con đang học đại học, cao đẳng hoặc đang theo học các trường THPT trong tỉnh. Điển hình như gia đình anh Thông Phi, Thông Văn Thanh, Thông Phương, Đồng Tuyền…. Tiếp xúc với nhiều người dân khu phố Chăm, đa số đều vui vẽ cho biết rằng: Dù khó khăn đến mấy nhưng bà con ở khu phố Chăm vẫn tạo điều kiện cho con em phải được đi học. Bây giờ đời sống khá hơn trước nhiều rồi thì người lớn chúng mình phải có trách nhiệm là cố gắng làm việc để con em người Chăm của mình hàng ngày được đến trường, đến lớp”.
Chính sách kế hoạch hóa gia đình được tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến bà con, đa số các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều áp dụng các biện pháp tránh thai. Các hoạt động văn hóa tinh thần, tín ngưỡng, tôn giáo như Tết Ra muwvan, Tết Đá gà … được duy trì đúng theo phong tục, tập quán. Nhà văn hóa khu phố được xây dựng khang trang, đây là nơi bà con đồng bào Chăm tổ chức sinh hoạt, văn nghệ, thể dục, thể thao sau một ngày lao động vất vả, và ở đây chúng ta thường xuyên nghe các thanh niên nam, nữ người Chăm cất cao tiếng hát: "…. Người Chăm luôn nhớ ơn của Bác Hồ vĩ đại.... Hồ Chí Minh trong trái tim Việt Nam, Hồ Chí Minh trong trái tim người Chăm”.