TIN MỚI NHẤT

MÔ HÌNH TRỒNG RAU THỦY CANH ĐẦU TIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

  • BBT
  • /
  • 15.3.2020 - 9:45

Mô hình sản xuất rau thủy canh được chị Nguyễn Thị Khánh, khu phố Lạc Thuận, TT Lạc Tánh  tiên phong phát triển ở địa phương, nhằm mang đến cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm sạch, an toàn.

Mặc dù công việc bán thuốc  tây cũng khá bận rộn, thế nhưng tận dụng những lúc nhà rỗi, Nguyễn Thị Khánh, khu phố Lạc Thuận, TT Lạc Tánh vẫn quyết định thí điểm trồng mô hình rau thủy canh để tăng thêm thu nhập.

Chia sẻ với chúng tôi chị cho biết, tận dụng miến đất gần nhà chưa ở, chị đã quyết định đầu tư trên 200 triệu đồng để xây dựng nhà lưới với hệ thống giàn thủy canh, tưới nước tự động, với diện tích gần 300m2. Các thiết bị từ tưới nước, bón phân đều được thiết kế điều khiển tự động, giúp quy trình chăm sóc trên hệ thống được đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp cây phát triển tốt nhất.

Dẫn chúng tôi tham quan vườn rau thủy canh, chị Khánh cho biết: “Xuất phát từ nhu cầu sử dụng rau sạch của người tiêu dùng, cũng như góp phần tăng thu nhập, Chị mạnh dạn tìm tòi, học hỏi về mô hình trồng rau thủy canh. Dù chi phí đầu tư khá cao nhưng bù lại có thể tận dụng được thời gian nhà rỗi, cũng như tạo việc làm cho cả gia đình. Cũng theo chị Khánh, trồng rau thủy canh không khó, tuy nhiên đòi hỏi người trồng phải thường xuyên kiểm tra về sâu bệnh để có thể phòng trừ kịp thời; đặc biệt đối với chế độ dinh dưỡng của cây phải được bào đảm đầy đủ thông qua thiết bị kiểm tra, để giúp ra phát triển tốt, ngoài ra để phòng trừ các loại bệnh như nấm, muội … trên rau, chị thường dùng hỗn hợp của ớt, gường và bù tạt trộn lại để phun mà không dùng thuốc BVTV.

Mặc dù mới trồng thử nghiệm nhưng đầu ra của ra thủy canh tương đối lớn; một số đơn vị đã đặt hàng nhưng do mới trồng, sản lượng chưa đáp ứng được nên chị cũng chưa dám nhận lời, trước mắt chị mới chỉ bán lẻ, với mức giá bình quân từ 20.000 đến 40.000 đồng một kg, tùy từng loại rau.

 Vuờn rau thủy canh của chị Nhàn chủ yếu trồng các loại rau, như: xà lách, cải xanh, cải ngọt …Chị không xuống giống tập trung mà theo từng khu và từng thời điểm, nhằm cung ứng cho thị trường hàng ngày, với nhiều loại rau khác nhau. Hiện tại, vườn rau thủy canh đã chuẩn bị cho thu hoạch, một nửa diện tích mới xuống giống để kịp bán trong dịp Tết. Theo chị Khánh, ưu điểm của phương pháp trong rau thủy canh là sau khi thu hoạch, người trồng có thể sản xuất lại vụ mới mà không bị ảnh hưởng, năng suất sản lượng thu được rất cao. Rau được cách ly với môi trường nhiễm bẩn nên giảm đáng kể việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhằm cho ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho người tiêu dùng.  “So với các loại rau thông thường, việc chăm sóc rau thủy cảnh nhẹ hơn. Đa số công đoạn đều được thực hiện tự động. Tuy giá thành rau thủy canh đắt hơn, nhưng chất lượng rau được kiểm soát, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên chắc chắn sẽ được người tiêu dùng ưa chuộng.

Chị Khánh cho biết thêm, thời gian tới, khi đầu ra ổn định, chị sẽ nâng thêm một tầng để tăng diện tích trồng rau, đồng thời tiếp tục học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc, cách quản lý sinh trưởng và phát triển cây. Bên cạnh đó, triển khai quảng bá các kênh bán lẻ ở các chợ, giao hàng tận nơi trên địa bàn các vùng lân cận; chủ động tìm kiếm, liên kết với cơ sở tiêu thụ để ổn định đầu ra cho sản phẩm.


Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

CÔNG TÁC KIỂM TRA - GIÁM SÁT

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH - CHUYỂN ĐỔI SỐ

Image

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024

Ngày 25/1, UBND huyện Tánh Linh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Giáp Hà Bắc - Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính chủ trì Hội nghị; cùng dự còn có đồng chí Trần Vũ Linh Phó bí thư huyện ủy thường trực huyện uỷ- CT HĐND huyện.