TIN MỚI NHẤT

HỘI THẢO TỔNG KẾT MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA SRI & CƠ GIỚI HÓA NĂM 2019

Sáng ngày 17/12 Trung tâm khuyến nông quốc gia, Trung tâm khuyến Nông Tỉnh Bình Thuận phối hợp với UBND xã Bắc Ruộng tổ chức hội thảo tổng kết, tham qua mô hình sản xuất lúa SRI và cơ giới hóa khâu cấy, phân bón, phun thuốc năm 2019. Tham dự có đại diện lãnh đạo Trung tâm khuyến nông quốc gia khu vực phía Nam, Ông Nguyễn Tám Giám đốc rung tâm khuyến Nông Tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo Phòng NN&PTNT đại diện cấp ủy chính quyền địa phương, các hộ dân các thực hiện mô hình và nông dân các xã Đức Thuận, Đức Bình đến tham quan mô hình.

     Dự án nhằm góp phần thay đổi tập quán sạ dày và tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận áp dụng KHKT. Đặc biệt là đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa từ khâu làm đất, gieo cấy, bón phân, phun thuốc và thu hoạch. Đây là mô hình thuộc dự án “Xây dựng mô hình cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa”, do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chủ trì. Dự án được triển khai thực hiện trong vụ Mùa 2019 tại xã Bắc Ruộng với 3 hợp phần: Xây dựng cánh đồng lớn 72ha/82 hộ tham gia, Cơ giới hóa hỗ trợ 1 máy cấy mức hỗ trợ 60 triệu đồng/máy, 10 bình phun động cơ, Mô hình liên kết với 82 hộ nông dân tham gia. Trước khi thực hiện mô hình, Trung tâm Khuyến nông Tỉnh tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa SRI cho bà con nông dân, để thực hiện chăm sóc và bón phân theo đúng quy trình lúa cấy.

     Qua kết quả mô hình, người nông dân thấy rõ được tính nổi trội của mô hình sản xuất lúa theo cánh đồng lớn áp dụng cơ giới hóa đồng bộ có tính liên kết tieu thụ sản phẩm như mô hình đạt nâng suất cao hơn nâng suất đại trà 0.8 tấn/ha, tăng 14%; giảm chi phí đầu vào gần 2,5 triệu/ha. Thông qua co giới hóa ,mô hình đã năng cao được nâng suất lao động lên 5 lần đối với máy phun động cơ và 20 lần đối với mấy cấy ngồi lái 4 bánh; Về hiệu quả kinh tế, giá bán trong mô hình cao hơn 250 đồng/kg so với lúa sản xuất đại trà, thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm của nhóm liên kết. Do đó, lợi nhuận trong mô hình cao hơn ngoài mô hình trên 8.8 triệu đồng/ha, tương đương tăng 103%.

     Mô hình đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực tại địa phương, lúa gạo được sản xuất theo hướng hàng hóa có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu thị trường. Giảm chi phí sản xuất; nâng cao hiệu quả lao động và giá trị thu nhập cho người nông dân, tạo điều kiện cho nông dân nông thôn phát triển kinh tế. Góp phần bảo vệ môi trường tại nông thôn, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Đồng thời là cơ sở để đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất lúa góp phần nâng cao giá trị thu nhập cho người trồng lúa, để hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại và bền vững.


Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

CÔNG TÁC KIỂM TRA - GIÁM SÁT

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH - CHUYỂN ĐỔI SỐ

Image

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024

Ngày 25/1, UBND huyện Tánh Linh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Giáp Hà Bắc - Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính chủ trì Hội nghị; cùng dự còn có đồng chí Trần Vũ Linh Phó bí thư huyện ủy thường trực huyện uỷ- CT HĐND huyện.