TIN MỚI NHẤT

SƠ KẾT LIÊN KẾT SẢN XUẤT LÚA GIỐNG VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG LỘC TRỜI

Chiều ngày 14/5/2024, UBND xã Đồng Kho tổ chức hội nghị Sơ kết liên kết sản xuất lúa giống với Công ty cổ phần giống cây trồng Lộc Trời. Tham dự có đại diện lãnh đạo Trung tâm khuyến nông tỉnh; ở huyện ta có ông Nguyễn Hữu Phước, PCT UBND huyện, cùng một số ngành liên quan, cấp uỷ chính quyền địa phương và các hộ có liên kết sản xuất lúa giống với công ty Lộc Trời.

 

 

     Khi tham gia mô hình Công ty cổ phần giống cây trồng Lộc Trời sẽ phối hợp với UBND xã tiến hành họp dân, chọn vùng nguyên liệu, tổ chức tập huấn quy trình sản xuất lúa giống, định giá mua thu mua trước khi thu hoạch 5-7 ngày. Theo đó, mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ giống lúa OM5451, triển khai hợp tác xã nông nghiệp và nông dân, với quy mô 81,79ha với vụ Mùa 2023 và Đông Xuân 2023-2024, được sản xuất theo quy trình sạ cụm và cáy máy. Quy trình sản xuất bón phân, khữ lẫn theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, phòng trừ sâu bệnh hại theo nguyên tắc 4 đúng. Kết qua liên kết sản xuất cho thấy trong vụ Mùa 2023 năng suất bình quân đạt 6,3 tấn/ha với giá thu mua từ 9.400-9.600đ/kg cao hơn giá thị trường 1.100 đ/kg, còn đối với vụ Đông xuân 2023-2024 nâng suất trung bình 7.2 tấn/ha giá thu mua 8.300đ/kg cao hơn giá tbi5 trường 1.000đ/kg.

     Qua so sánh 2 mô hình cấy - sa cụm so với sản xuất truyền thống, cho thấy liên kết sản xuất lúa giống vẫn có lợi nhuận hơn so với sản xuất truyền thống của nông dân. Nhưng hiệu quả rõ nét nhất là từ vụ thứ 2 trở đi, cũng như các vụ sản xuất giống tiếp theo. Để tăng hiệu quả hơn nữa trong việc sản xuất giống, công ty có thay đổi phương pháp từ cấy máy sang sạ cụm kể từ vụ thứ 2 trở về sau, sẽ góp phần giảm chi phí gieo sạ từ 5.000.000đ/ha (Cấy) xuống còn 1.500.000₫/ ha (Sa cụm). Giống từ gieo sạ thông thường 250 - 300kg/ha giảm còn 100kg/ ha sản xuất theo mô hình sạ cụm. Sẽ tiết kiệm cho nông dân từ 1.500.000₫ – 2.000.000đ/ha Đối với chi phí công khử lẫn sẽ giảm dần theo từng vụ sản xuất lúa giống vì nền đất canh tác ngày càng sạch lúa cỏ, cỏ và lúa nền.

    Tại hội nghị nông dân cũng nêu lên những khó khăn trong sản xuất lúa giống như giá cả, công khữ lẫn, nguồn nước tưới....

      Với kết quả mang lại mô hình liên kết sản xuất lúa giồng OM5451 thì đây là mô hình sản xuất hiệu quả và bền vững lâu dài, năng suất, chất lượng được đảm bảo, lợi nhuận của nông dân liên kết sản xuất ngày một tăng thêm, nông dân áp dụng kiến thức và áp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày một nâng cao. Đồng thời, đúng theo định hướng và chủ trương mà Nghị Quyết số 05- của BCH Đảng bộ huyện ( khóa IX) mở rộng và nâng cao hiệu quả liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị các sản phẩm có tiềm năng và lợi thế của huyện, gắn với đổi mới hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, giai đoạn 2020-2025Và kế hoạch số 74 ngày 10/06/2022 của UBND huyện Tánh linh.


Các tin khác