TIN MỚI NHẤT

Đọt mây - món ăn đậm chất núi rừng.

Từ lâu đọt mây đã trở thành món ăn quen thuộc trong đời sống của người dân đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có người dân xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số La Ngâu, huyện Tánh Linh. Trước đây, đọt mây chủ yếu để sử dụng trong bữa ăn của gia đình, thì nay nó không chỉ là món ăn yêu thích và được sử dụng trong các dịp lễ, hội, tết…mà đã trở thành thứ hàng hóa có giá trị giúp bà con đồng bào dân tộc có nguồn thu nhập đáng kể để trang trãi cuộc sống hàng ngày.

Ông Brong Nhôm cầm đọt mây

   Hòa mình vào ngày hội đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư bản 1, xã Lâu, ông Brong Nhôm đang chuẩn bị món đọt mây nướng chấm muối ớt do chính tay ông tuyển chọn từ núi cao về để đãi các vị khách quý và bà con trong bữa cơm hội làng. Ông Nhôm tươi cười chia sẽ: Đọt mây nướng là món ăn đã quá đổi quen thuộc với mình. Từ năm 12 tuổi đã theo chân ông, bà già đi lấy đọt mây về làm thức ăn trong bữa cơm hàng ngày. Nhấm thử miếng đọt mây đã nướng chín, ông Nhôm nói tiếp: Thời điểm đó mây mọc khắp nơi, chỉ cần ra vườn cũng kiếm được đọt mây để ăn. Theo ông đọt mây có 3 loại: Đọt mây chim, đọt mây rã và đọt mây nú, trong đó đọt mây nú có vị ngọt, hai loại đọt còn lại có vị đắng. Qua thời gian, dân số đông dân lên, số người biết ăn đọt mây cũng nhiều, hơn nữa bà con khai phá rừng để làm nương rẫy, trồng cây lúa, cây bắp, cây mì, cây điều… thì các loại mây cũng mất dần. Trước đây đọt mây chỉ để ăn thôi, nhưng nhiều năm trở lại đây, nhiều người tìm mua nên ông và bà con thường lên núi để hái đọt mây về bán kiếm tiền trang trãi cuộc sống. Hiện nay ở các núi gần nhà đọt mây cũng hiếm dân nên phải đi các núi ở xa hơn. Mỗi chuyến đi kéo dài 2 ngày 1 đêm. Vì đi xa và ở lại qua đêm nên phải mang theo dụng cụ Soong nồi, chén, gạo, thức ăn, võng, bạt che mưa. Bình quân mỗi chuyến đi mỗi người kiếm được từ 40-50 bó đọt mây. Mỗi bó 5 đọt, dài khoảng 3 gang tay, giá bán 12 ngàn đồng/bó. Trung bình mỗi chuyến đi kiếm được từ 500.000 – 700.000 đồng. Số tiền này dùng để mua gạo, mắm muối, cá khô phục vụ cho chuyến đi tiếp theo, số tiền còn lại để dùng cho chi tiêu việc khác.

   Ông Nhôm cho biết, nghề kiếm đọt mây khá vất vả, bởi mây là loại dây leo, dài và nhiều gai. Bên ngoài dây mây được bao bọc dày đặc bởi các vỏ gai. Để có thể hái được đọt mây, phải dùng rựa hoặc dao sắc bén để chặt dây mây, rồi kéo xuống dần đến khi lấy được đọt. Đối với những cây mây mới lên thì lấy đọt dễ dàng hơn. Hơn nữa, vì đi lên núi cao nên chủ yếu phải đi bộ, băng rừng, vượt suối mới tìm được đọt mây. Nhiều khi bị gai mây đâm sâu vào da thịt, bị trầy xước chảy máu là chuyện thường tình, nhưng vì cuộc sống mưu sinh ông vẫn hàng ngày duy trì và gắn bó với nghề khoảng 40 năm nay. Đọt mây không chỉ cho thu nhập mà ăn đọt mây cũng tác dụng điều trị bệnh sốt rét, đau bụng…nên ông và bà con xã La Ngâu vẫn thường dùng.

Đọt mây nướng

   Đọt mây có thể chế biến thành nhiều món ăn như nướng, nấu cháo với lá bép rừng…nhưng có lẻ đọt mây nướng chấm với muối ớt xiêm cay vẫn là món ăn truyền thống nhất cuả người dân nơi đây, trở thành đặc sản có một không hai được bà con đồng bào dân tộc thiểu số và một số dân tộc khác cũng yêu thích. Đọt mây nướng có vị đăng đắng dịu nhẹ đặc trưng của các món ăn làm từ núi rừng. Không cầu kỳ, xa hoa, đọt mây nướng cứ thế giản dị đi vào lòng người thông qua hương vị mộc mạc, chân chất của nó.


Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

CÔNG TÁC KIỂM TRA - GIÁM SÁT

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH - CHUYỂN ĐỔI SỐ

Image

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024

Ngày 25/1, UBND huyện Tánh Linh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Giáp Hà Bắc - Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính chủ trì Hội nghị; cùng dự còn có đồng chí Trần Vũ Linh Phó bí thư huyện ủy thường trực huyện uỷ- CT HĐND huyện.