Với sự nhạy bén của ngưòi nông dân trong việc phát triển kinh tế, nhận thấy lợi thế ở địa phưong có nhiều phụ phẩm nông nghiệp,có thể tận thu phục vụ chăn nuôi. Năm 2016, gia đình Anh đã mạnh dạn thử nghiệm nuôi chăn nuôi Nai lấy nhung, từ 2 con Nai giống ban đầu, đến nay đàn hươu của gia đình đã tăng lên 7 con, trong đó có 2 Nai đực đã cho nhung, đã mang lại cho gia đình thu nhập hàng chục triệu đồng và 3 con cũng sắp cho lấy nhung.
Tìm hiểu về kỹ thuật chăm sóc, quá trình phát triển của Nai, Anh Tiến cho biết: Nuôi Nai không khó, bởi chúng không kén thức ăn, có khả năng ăn tất cả các loại lá cây, rau và cỏ. Hơn nữa chúng vốn là động vật hoang dã nên sức đề kháng cao, ít khi bị bệnh, dễ dàng cho việc chăm sóc. Một con Nai trưởng thành trong một ngày ăn khoảng 7 – 10kg cỏ hoặc lá cây, vào mùa cắt nhung thì cho chúng ăn thêm tinh bột như cám gạo hoặc cám ngô và những loại lá cây có nhiều nhựa như sung, mít, đu đủ… thì chất lượng nhung sẽ tốt hơn. Sau khi cắt nhung, Nai bị mất máu, người nuôi cần để cho Nai nghỉ ngơi yên tĩnh. Hàng ngày nấu cháo có bỏ muối để Nai ăn cho chóng hồi sức... Anh cũng cho biết, Nai con sau khi tách mẹ thì mất 1 năm sẽ cho thu nhung và một con Nai sẽ cho nhung ổn định từ năm thứ 3 trong giai đoạn này 1 con có thể cho từ 1,7-2kg nhung và tăng nhung trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, thị trường nhung Nai đang khan hiếm nên giá cả luôn ổn định, hiện tại giá bán 1kg nhung nai có giá từ 13-15 triệu đồng.
Dù là môhình chăn nuôi tựphátcủa ngườidân,nhưng bước đầunuôi Nai lấy nhung đã có hiệu quả kinh tế cao, thích hợp với khí hậu của địa phương, tạo điều kiện tốt cho người dân tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình. Đây cũng là mô hình góp phần đa dạng hóa cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện Tánh Linh.