TIN MỚI NHẤT

Tánh Linh: Dạy và học ở trường đồng bào dân tộc thiểu số.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, việc dạy học trực tuyến đang được xem là giải pháp nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức, đảm bảo việc học không bị gián đoạn. Tuy nhiên, đối với trường Tiểu học Đồng Me, xã Đức Thuận thì việc dạy và học trực tuyến là bất khả thi, nhà trường đã có giải pháp khắc phục khó khăn để đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2021-2022.

Cô Đặng Thị Hòa, Bí thư Chi bộ, Hiệu Trưởng trường Tiểu học Đồng Me, xã Đức Thuận cho biết: Cùng với các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tánh Linh, ngày 18/10/2021 Trường Tiểu học Đồng Me bắt đầu tổ chức dạy học trực tiếp tại trường. Chỉ được 3 tuần dịch bệnh COVID-19 đã bùng phát trở lại, nhà trường phải tạm dừng cho các em đến trường từ ngày 8/11/2021 theo chỉ đạo của cấp trên. Năm học 2021 – 2022 này, trường có 142 học sinh, chia làm 8 lớp, trong đó khối 1có 41 em chia làm 3 lớp, khối 2 có 22 em chia làm 2 lớp, các khối còn lại mỗi khối 1 lớp. Tất cả các em học sinh của trường đều là con em người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Ra-glai, trong đó có 73 em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; 06 em khuyết tật và 59 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo và hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, các trường chuyển sang dạy học trực tuyến qua ti vi, điện thoại, máy tính có kết nối mạng. Tùy theo điều kiện của trường để thực hiện việc dạy học đảm bảo tình hình phòng chống dịch bệnh covid-19. Tuy nhiên, đối với Trường Tiểu học Đồng Me việc dạy học theo hình thức trực tuyến rất khó khăn. Bởi vì, số gia đình có điều kiện để cho con em học trực tuyến chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn lại hầu hết đều không có đủ điều kiện để cho con em mình tham gia học trực tuyến. Tất cả các gia đình chỉ biết trông cậy vào nhà trường và thầy cô giúp đỡ. Trước tình hình này, Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn bạc đưa ra nhiều phương án và phương án được chọn đó là giáo viên tới tận nhà giao bài, hướng dẫn cho các em học và nghiệm thu bài tại nhà. Phương án này tuy rất vất vả cho giáo viên nhưng đổi lại việc tiếp thu bài của học sinh hiệu quả hơn.

Những ngày cuối tháng 11/2021, theo chân các giáo viên Trường tiểu học Đồng Me đến tận nơi tổ chức dạy học cho các em mới thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà các thầy, cô giáo đang phải thực hiện. Đều đặn mỗi tuần từ 7-9 buổi học, tùy vào khối lớp các cô, thầy phải cắp cặp đến nhà giảng dạy cho các em. Đến đủ từng nhà dạy học thì không thể vì thời gian không cho phép, chính vì vậy nhà trường đã cho giáo viên phân theo nhóm lớp để hướng dẫn. Theo đó, các cô chủ động liên hệ với các gia đình có điều kiện về cơ sở vật chất như nhà nào có sân rộng, có mái che, có bàn ghế, không gian yên tĩnh thì chọn tổ chức học tập cho các em. Trường hợp thiếu bàn, ghế nhà trường chủ động mang đến. Đặc biệt, công tác đảm bảo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 luôn được các thầy, cô thực hiện nghiêm túc.

 Cô Lê Thị Thanh Hoàn, giáo viên chủ nhiệm lớp 1B chia sẽ: Đối với học sinh lớp 1 việc hướng dẫn gặp nhiều khó khăn do các em chưa quen với việc học ở cấp học mới, nhiều em chưa rành chữ cái, chưa biết viết các cô phải cầm tay giúp các em viết từng nét chữ. Rất vất vả nhưng vẫn rất kiên trì, chịu khó, với tình yêu thương học trò, với mong muốn trang bị kiến thức cơ bản cho các em.

Thầy Trần Ngọc tuấn, giáo viên chủ nhiệm lớp 5, bọc bạch: Dạy học đối với học sinh đồng bào tộc tộc thiểu số ở thời điểm bình thường cũng đã khó khăn rồi huống chi dạy học theo hình thức mới này. Bởi vì hầu hết các em đều tiếp thu bài chậm. Khi giao bài, hướng dẫn chủ yếu là những kiến thức trọng tâm. Với phương pháp dạy học tình thế như thế này thì việc tiếp thu kiến thức các môn học của các em sẽ có phần hạn chế, mong sao dịch qua nhanh để được dạy học trở lại bình thường.

Với đặc thù là trường thuần đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống gia đình các em còn gặp nhiều khó khăn, nhiều phụ huynh không biết chữ nên việc học của con em chưa được quan tâm nhiều, đa số phó thác cho thầy cô. Nhiều học sinh nhà xa, để đến địa điểm học đúng giờ, đảm bảo quân số giáo viên phải đến tận nhà để chở các em. Rồi phải trang bị khẩu trang, nước sát khuẩn, kính chống giọt bắn để đảm bảo công tác chống dịch. Khó khăn, vất vả nhưng trên tất cả là tình thương học trò trường Tiểu học Đồng Me luôn nỗ lực cố gắng, làm hết sức mình để mang kiến thức đến cho các em.

Ông Man Mu, Bí thư chi bộ thôn, Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh trường Tiểu học Đồng Me cho biết: Thấu hiểu khó khăn, vất vả của thầy và trò, Ban điều hành thôn thường xuyên đến nhà động viên các em đến trường, phối hợp hỗ trợ thầy cô bố trí nơi dạy học. Ban thôn rất biết ơn sự nhiệt tình của tập thể nhà trường, các thầy cô giáo đã quan tâm, hỗ trợ học sinh về mọi mặt.

Với sự nỗ lực của cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh, Trường Tiểu học Đồng Me sẽ từng bước khắc phục khó khăn, tiếp tục cố gắng thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2021-2022.


Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

CÔNG TÁC KIỂM TRA - GIÁM SÁT

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH - CHUYỂN ĐỔI SỐ

Image

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024

Ngày 25/1, UBND huyện Tánh Linh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Giáp Hà Bắc - Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính chủ trì Hội nghị; cùng dự còn có đồng chí Trần Vũ Linh Phó bí thư huyện ủy thường trực huyện uỷ- CT HĐND huyện.