Tham dự ở tỉnh có đồng Nguyễn Mạnh Hùng, UVTW Đảng – Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận; đồng chí Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh. Ở huyện có đồng chí Nguyễn Văn Tám – TUV, Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Nguyễn Đình Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện và các xã, thị trấn.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, hồi 10 giờ ngày 1/11, vị trí áp thấp nhiệt đới gần bờ cách Côn Đảo 120 km. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 – 7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. Dự báo đến 10 giờ ngày 2/11, vị trí tâm ấp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía nam tỉnh Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. trong 24 giờ tới vùng nguy hiểm gió mạnh từ cấp 6 trở lên . Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3. Cũng hồi 10 giờ ngày 1/11 áp thấp nhiệt đới gần bờ, cách đảo Pa – la – oan (Pilippin) khoảng 100 km. Sức gió mạnh nhất ở gần vùng tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Dự báo đến 10 giờ ngày 2/11 vị trí tâm bão cách Song Tử Tây khoảng 220km. Sức gió mạnh nhất vùng tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 8 (60-70km/giờ), giật cấp 10. trong 24 giờ tới vùng nguy hiểm gió mạnh từ cấp 6 trở lên. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3. Dự báo trong 24 đến 48 giờ tới áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, mỗi giờ đi được khoang 15 – 20km và tiếp tục có khả năng mạnh thêm. Khu vực Bình Thuận trời nhiều mây, có mưa rào và dông, có nơi mưa vừa, vùng biển ngoài khơi có mưa rào và dông mạnh. Cấp đội rủi ro thiên tai câp 1.
Trước tình hình trên để chủ động ứng phó với bão, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận yêu cầu toàn tỉnh huy động cả hệ thống chính trị, các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai các phương án ứng phó kịp thời, hiệu qủa với áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão, nhất là chủ động đảm bảo an toàn tính mạng của người dân, đảm bảo phương tiện, tàu thuyền và các phương tiện hoạt động trên biển, lưu ý tránh tư tưởng chủ quan trong lãnh đạo cũng như trong cộng đồng dân cư. Các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ và áp thấp thiệt đới sẽ chuyển thành bão; chủ động triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời theo phương châm 4 tại chỗ. Theo đó có bốn việc cần phải làm ngay đó là một triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tàu thuyền và các phương tiện hoạt động trên biển; rà soát kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện trên biển để thông báo, hướng dẫn tránh trú an toàn; tổ chức sắp xếp neo đậu hạn chế thấp nhất thiệt hại. Hai thực hiện tốt việc rà soát và triển kahi các biện pháp gia cố đảm bảo an toàn hồ đập, các công trình xây dựng đang thi công dở dang. Ba chủ động sơ tán người dân các khu vực nguy hiểm, bảo vệ tài sản trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Bốn rà soát bổ sung các phương án sẵn sàng ứng phó để xử lý các tình huống bất thường, đặc biệt là mưa ngập lụt do bão gây ra.
Sau cuộc họp trực tuyến đồng chí Nguyễn Đình Lâm, Chủ tịch UBND huyện, trưởng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện đã chỉ đạo giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn, thành viên Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện để sẵn sàng ứng phó với áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.