Chúng tôi đến đập dâng Tà Pao vào thời điểm chỉ còn vài giờ đồng hồ nữa là Công ty cổ phần thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận – Đa Mi dự kiến xả nước điều tiết qua đập tràn Hàm Thuận vào 14 giời ngày 14/12/2016 . Trong khi đó, Đập dâng Tà pao đã thực hiện xả nước từ ngày 13/12. Chứng kiến nhiều người dân thản nhiên men theo bờ kè con sông La Ngà dùng máy điện để bắt cá. Không chỉ người lớn mà có cả trẻ em cũng đi theo. Dòng sông nước chảy xiết,bờ kè cheo leo, thế nhưng người dân bất chấp nguy hiểm cố bắt cá. Khi có lực lượng của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương đến vận động họ mới ngừng viêc bắt cá và quay về nhà. Anh Nguyễn Văn Phúc, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã Đức Bình cho biết, Đức Bình là một trong những địa phương nằm trong vùn ảnh hưởng xả lũ hồ Hàm Thuận – ĐaMi. Theo cho biết của lãnh đạo xã Đức Bình có 2 xóm nằm ven sông làxóm 7,8 thuộc thôn 4 với trên 100 hộ dân, trên 500 nhân khẩu nằm trong diện phải di dời dân nếu mức nước lên cao. Những ngày qua, Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã đã tổ chức lực lượng trực ban 24/24 giờ tại cơ quan. Song song đó chỉ đạo các tổ chốt trực tại các điểm trọng yếu dễ xảy ra ngập lụt, thường xuyên theo dõi mực nước, thông báo các hộ dân không đi vào rẫy và ở lại chòi đề phòng xảy ra lũ bất ngờ, không đánh bắt cá dọc sông La Ngà nhất là tại khu vực đập dângTà Pao nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho nhân dân. Không chỉ ở xã Đức Bình mà các địa phương trên địa bàn huyện Tánh Linh, nhất là các khu dân cư ở những vùng trũng ven sông Tà Mỹ, sông La Ngà, hồ Biển Lạc; các địa điểm xảy ra sạt lở sông, suối, đất, đá ở xã Đức Phú, Nghị Đức, Đồng Kho, Măng Tố, La Ngâu cũng nằm trong diện phải cảnh giác cao độ. Vừa qua, lãnh đạo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của huyện đã trực tiếp đi kiểm tra các khu vực nằm trong vùng nguy hiểm và kịp thời chỉ đạo các địa phương cần tổ chức kiểm tra, rà soát để có kế hoạch, phương án sơ tán, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện, lực lượng, vật tư để chủ động ứng phó, sơ tán dân, đảm bảo công tác cứu hộ, cứu nạn, phòng chống lũ tại địa phương. Mặc dù, so với những ngày trước, thời tiết hôm nay đã có nhiều chuyển biến, nắng đã xuất hiện. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta lơ là cảnh giác, mà phải chủ động, thường xuyên trực gác, theo dõi, nhắc nhở nhân dân ở vùng ảnh hưởng luôn ở tư thế sẵn sàng. Tuyệt đối không chăn thả gia súc khu vực bờ sông, không giăng lưới, chích điện, đánh bắt cá trên sông và các khu vực lân cận trong thời điểm này. Đối với các hộ nuôi trồng thủy sản trên sông la Ngà cần chú ý neo, chằng lồng bè tránh các thiệt hại có thể xảy ra, nhằm đảm bảo an toàn tình mạng và tài sản cho nhân dân.