Tánh Linh: Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Huyện miền núi Tánh Linh có diện tích tự nhiên 1.174,22 km2, với 13 đơn vị hành chính (12 xã, 01 thị trấn), 76 thôn, bản, khu phố; dân số có 29.213 hộ/106.726 khẩu, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14% (K,Ho, Châu Ro, RacLay, Chăm, Nùng, Tày…); đồng bào có đạo chiếm 39% dân số. Đời sống văn hóa và phong tục tập quán của nhân dân trên địa bàn huyện đa dạng, phong phú. 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, cùng với các sự phát triển chung của tỉnh và cả nước, huyện Tánh Linh có những bước chuyển biến tích cực và phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Cùng với đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong huyện đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn, tạo điều kiện, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Chương trình văn nghệ tại ngày Đại đoàn kết ở Bản 1-La Ngâu

Hàng năm cứ vào dịp ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11), 76 thôn, bản, khu phố trong toàn huyện Tánh Linh tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” nhằm ôn lại lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết của dân tộc, để góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc đối với dân tộc, đất nước, từ đó đã góp phần khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, thống nhất của dân tộc ta được vun đắp qua hàng ngàn năm lịch sử. Đồng thời, qua đầy phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng và phát triển đất nước nói chung và địa phương nói riêng; thực hiện nếp sống văn minh; xây dựng hạ tầng; thực hiện các hoạt động an sinh xã hội... Từ việc tổ chức ngày hội đã góp phần tăng cường tình đoàn kết thống nhất trong nhân dân ở từng thôn, bản, khu phố; khơi dậy trong nhân dân ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Huy động được sức mạnh nhân dân trong việc đóng góp, bảo tồn, gìn giữ các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương; tiếp tục phát động phong trào thi đua yêu nước, xây dựng phát triển các thiết chế văn hóa, các hương ước, quy ước ở cộng đồng khu dân cư. Tính đến năm 2023, các khu dân cư đều đã xây dựng các hương ước, quy ước. Toàn huyện có 13/13 xã, thị trấn và 76/76 khu dân cư đều có nhà văn hóa, 100% nhà văn hóa thôn có thiết bị âm thanh, loa máy, sân khấu, điện nước, được xây dựng, mua sắm phần lớn từ sự đóng góp tự nguyện tiền của, công sức của nhân dân, là nơi tổ chức Ngày hội, nơi sinh hoạt của cộng đồng dân cư, làm cho bức tranh nông thôn ngày càng khởi sắc. Các trò chơi dân gian như bóng chuyền, bóng đá, kéo co, nhảy bao, đẩy gậy,… được tái hiện trong ngày hội đã tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết trong khu dân cư. Kinh tế xã hội huyện Tánh Linh tiếp tục phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, bình quân thu nhập đầu người tăng lên hàng năm. Năm 2022 tổng thu ngân sách nhà nước đạt 132 tỉ đồng, đạt (188%); 100% cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện đều được trang bị máy vi tính… Thực hiện chủ trương giảm nghèo, Mặt trận Tổ quốc hai cấp trong huyện đã phối hợp với các tổ chức thành viên đã huy động nhiều nguồn vốn cho các hộ nghèo vay sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm; từ đó, đã thu hút sự đóng góp, giúp đỡ của nhân dân trong huyện cho hộ nghèo thoát nghèo; đến cuối năm 2022, tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 4,48% . Hàng năm, có trên 95% số hộ gia đình trong huyện đăng ký xây dựng gia đình văn hoá, có trên 85% số hộ được công nhận đạt gia đình văn hoá. Toàn huyện đến nay có 23.421 hộ/25.269 hộ gia đình văn hóa đạt tỷ lệ 92,6%; 74 thôn, bản, khu phố được công nhận văn hóa; 76/76 thôn, bản, khu phố đã có trụ sở thôn gắn với nhà văn hoá và có quy ước; đã có 18.887 hộ đăng ký gia đình hiếu học, 13 Dòng họ hiếu học; 84 đơn vị học tập; 74/76 thôn đăng ký Cộng đồng học tập. Thời gian qua, nhân dân đóng góp được gần 84 tỷ đồng cùng với vốn của tỉnh, huyện đã xây dựng được trên 230 km giao thông nông thôn bằng bê tông, tổng trị giá gần 240 tỷ đồng; làm cứng nền hạ 78 km đường thôn xóm. Ngoài ra, còn vận động nhân dân đóng góp trên 5,4 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa 52,8 km đường giao thông nội đồng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đến nay, có 09 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thị trấn Lạc Tánh xây dựng đô thị văn minh. Đảng bộ huyện phấn đấu đến năm 2025 xây dựng huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc  trên địa bàn huyện Tánh Linh đã phát huy sức mạnh dân tộc từ sức mạnh Đại đoàn kết ở khu dân cư; chính sức mạnh đoàn kết của bà con ở trong thôn, tổ dân phố, khu dân cư đã tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua do Mặt trận các cấp phát động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, xóa đói giảm nghèo, làm tốt công tác an ninh xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, văn minh, làm thay da đổi thịt bộ mặt nông thôn.

Với yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” việc đổi mới nâng cao chất lượng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là một đòi hỏi từ thực tiễn, làm sao cho Ngày hội đó thật sự là của dân, do Nhân dân đứng ra tổ chức dưới sự hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, dưới sự lãnh đạo, tạo điều kiện của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức thành viên, để Nhân dân thực sự vui, thực sự hạnh phúc, có động lực mạnh mẽ để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.


Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Tánh Linh: Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Huyện miền núi Tánh Linh có diện tích tự nhiên 1.174,22 km2, với 13 đơn vị hành chính (12 xã, 01 thị trấn), 76 thôn, bản, khu phố; dân số có 29.213 hộ/106.726 khẩu, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14% (K,Ho, Châu Ro, RacLay, Chăm, Nùng, Tày…); đồng bào có đạo chiếm 39% dân số. Đời sống văn hóa và phong tục tập quán của nhân dân trên địa bàn huyện đa dạng, phong phú. 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, cùng với các sự phát triển chung của tỉnh và cả nước, huyện Tánh Linh có những bước chuyển biến tích cực và phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Cùng với đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong huyện đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn, tạo điều kiện, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Chương trình văn nghệ tại ngày Đại đoàn kết ở Bản 1-La Ngâu

Hàng năm cứ vào dịp ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11), 76 thôn, bản, khu phố trong toàn huyện Tánh Linh tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” nhằm ôn lại lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết của dân tộc, để góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc đối với dân tộc, đất nước, từ đó đã góp phần khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, thống nhất của dân tộc ta được vun đắp qua hàng ngàn năm lịch sử. Đồng thời, qua đầy phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng và phát triển đất nước nói chung và địa phương nói riêng; thực hiện nếp sống văn minh; xây dựng hạ tầng; thực hiện các hoạt động an sinh xã hội... Từ việc tổ chức ngày hội đã góp phần tăng cường tình đoàn kết thống nhất trong nhân dân ở từng thôn, bản, khu phố; khơi dậy trong nhân dân ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Huy động được sức mạnh nhân dân trong việc đóng góp, bảo tồn, gìn giữ các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương; tiếp tục phát động phong trào thi đua yêu nước, xây dựng phát triển các thiết chế văn hóa, các hương ước, quy ước ở cộng đồng khu dân cư. Tính đến năm 2023, các khu dân cư đều đã xây dựng các hương ước, quy ước. Toàn huyện có 13/13 xã, thị trấn và 76/76 khu dân cư đều có nhà văn hóa, 100% nhà văn hóa thôn có thiết bị âm thanh, loa máy, sân khấu, điện nước, được xây dựng, mua sắm phần lớn từ sự đóng góp tự nguyện tiền của, công sức của nhân dân, là nơi tổ chức Ngày hội, nơi sinh hoạt của cộng đồng dân cư, làm cho bức tranh nông thôn ngày càng khởi sắc. Các trò chơi dân gian như bóng chuyền, bóng đá, kéo co, nhảy bao, đẩy gậy,… được tái hiện trong ngày hội đã tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết trong khu dân cư. Kinh tế xã hội huyện Tánh Linh tiếp tục phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, bình quân thu nhập đầu người tăng lên hàng năm. Năm 2022 tổng thu ngân sách nhà nước đạt 132 tỉ đồng, đạt (188%); 100% cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện đều được trang bị máy vi tính… Thực hiện chủ trương giảm nghèo, Mặt trận Tổ quốc hai cấp trong huyện đã phối hợp với các tổ chức thành viên đã huy động nhiều nguồn vốn cho các hộ nghèo vay sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm; từ đó, đã thu hút sự đóng góp, giúp đỡ của nhân dân trong huyện cho hộ nghèo thoát nghèo; đến cuối năm 2022, tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 4,48% . Hàng năm, có trên 95% số hộ gia đình trong huyện đăng ký xây dựng gia đình văn hoá, có trên 85% số hộ được công nhận đạt gia đình văn hoá. Toàn huyện đến nay có 23.421 hộ/25.269 hộ gia đình văn hóa đạt tỷ lệ 92,6%; 74 thôn, bản, khu phố được công nhận văn hóa; 76/76 thôn, bản, khu phố đã có trụ sở thôn gắn với nhà văn hoá và có quy ước; đã có 18.887 hộ đăng ký gia đình hiếu học, 13 Dòng họ hiếu học; 84 đơn vị học tập; 74/76 thôn đăng ký Cộng đồng học tập. Thời gian qua, nhân dân đóng góp được gần 84 tỷ đồng cùng với vốn của tỉnh, huyện đã xây dựng được trên 230 km giao thông nông thôn bằng bê tông, tổng trị giá gần 240 tỷ đồng; làm cứng nền hạ 78 km đường thôn xóm. Ngoài ra, còn vận động nhân dân đóng góp trên 5,4 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa 52,8 km đường giao thông nội đồng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đến nay, có 09 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thị trấn Lạc Tánh xây dựng đô thị văn minh. Đảng bộ huyện phấn đấu đến năm 2025 xây dựng huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc  trên địa bàn huyện Tánh Linh đã phát huy sức mạnh dân tộc từ sức mạnh Đại đoàn kết ở khu dân cư; chính sức mạnh đoàn kết của bà con ở trong thôn, tổ dân phố, khu dân cư đã tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua do Mặt trận các cấp phát động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, xóa đói giảm nghèo, làm tốt công tác an ninh xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, văn minh, làm thay da đổi thịt bộ mặt nông thôn.

Với yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” việc đổi mới nâng cao chất lượng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là một đòi hỏi từ thực tiễn, làm sao cho Ngày hội đó thật sự là của dân, do Nhân dân đứng ra tổ chức dưới sự hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, dưới sự lãnh đạo, tạo điều kiện của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức thành viên, để Nhân dân thực sự vui, thực sự hạnh phúc, có động lực mạnh mẽ để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.


Các tin khác