Huyện Tánh Linh: Vững vàng, tự tin bước vào giai đoạn mới.

Ngày 01 tháng 5 năm 1983 huyện Tánh Linh được tái lập theo Quyết định số 204 ngày 30/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng sau khi tách ra từ huyện Đức Linh. Lúc mới tái lập, Tánh Linh có 11 đơn vị hành chính cấp xã; Diện tích 1.173km2; Dân số  44.000 người. Năm 1989, theo quyết định của tỉnh thành lập thêm 3 xã mới, Đồng Kho, Đức Thuận, Đức Bình. Năm 1999 xã Lạc Tánh được nâng lên thành thị trấn. Năm 2020, thực hiện Đề án xã Măng Tố và xã Đức Tân nhập lại và thành lập xã mới, với tên gọi xã Măng Tố. Đến nay, huyện Tánh Linh có 12 xã và thị trấn Lạc Tánh, với 13 thành phần dân tộc anh em.

Toàn cảnh trung tâm huyện

Những năm đầu tái lập.

Sau khi được tái lập, Tánh Linh đã nhanh chóng bắt tay ổn định tình hình và đời sống nhân dân. Trong bối cảnh khó khăn bộn bề đòi hỏi phải cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ cấp bách đã đặt ra thách thức không hề nhỏ. Những chuyến thăm, làm việc của lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã gợi mở, vạch ra chiến lược, định hướng phát triển địa phương cả trước mắt và lâu dài. Mục tiêu ưu tiên hàng đầu là phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng và lợi thế của địa phương, từng bước xóa đói, giảm nghèo, lạc hậu. Tuy nhiên, thực tại của huyện lúc bấy giờ đứng trước muôn vàn khó khăn khi xuất phát điểm thấp, nguồn lực tích lũy hạn chế, kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển còn nghèo nàn. Quy mô giá trị năm 1983 chỉ 8,68 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người chưa được 80.000 đồng. Thu ngân sách không đáng kể chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách Tỉnh cấp. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm rất cao. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Thế nhưng, sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, manh mún, nông dân chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai lũ lụt thường xảy ra nên năng xuất, sản lượng đạt thấp. Tình hình thiếu đói đã xảy ra ở một số nơi trong huyện và phải chi viện để cứu đói cho dân.

Thành Tựu nổi bật.

Muốn vực dậy, phát triển trước hết là đi tìm lời giải cho bài toán điện chiếu sáng và phục vụ sản xuất. Hành trình lo điện cho dân đã được các thế hệ lãnh đạo huyện quan tâm. Năm 1993 lưới điện quốc gia được kéo về đã giúp cho cuộc sống của người dân ở vùng nông thôn thuận lợi, văn minh, dễ dàng tiếp cận mọi thông tin khoa học kỹ thuật và trực tiếp thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Bài toán thứ hai đặt ra là nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Năm 2003 Chỉ thị số 15 của Huyện ủy về phát triển thủy lợi gắn với giao thông nội đồng ra đời mở lối cho phát triển nông nghiệp và nông thôn phát triển. Tiếp đó, Huyện ủy có Chương trình hành động về tiếp tục hoàn chỉnh kiên cố hóa hệ thống kênh mương thủy lợi gắn với giao thông nội đồng đến năm 2015. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ phía Trung ương. Năm 2010 công trình thủy lợi Tà Pao được khởi công xây dựng, nhờ vậy, đến nay hệ thống thủy lợi đã bao phủ và kết nối với các hồ đập trong toàn huyện như hồ Biển Lạc, kênh tiếp nước Biển Lạc – Hàm Tân và 9 đập dâng nhỏ, 8 trạm bơm điện đặt dọc theo sông La Ngà, cung cấp tưới cho trên 46.000 ha đất sản xuất nông nghiệp.  Có nước, đời sống sản xuất đi vào ổn định. Những vùng đất căn cỗi như được hồi sinh và được phủ xanh các loại cây cối, hoa màu. Nếu như tổng diện tích gieo trồng năm 1983 chỉ gần 9.400 ha thì đến năm 2022 tăng lên trên 63.000 ha. Năm 1983 tổng sản lượng lương thực 19.600 tấn, thì năm 2022 trên 194.000 tấn. Từ một huyện hằng năm phải trợ cấp lương thực, Tánh Linh vươn lên là vùng trọng điểm lương thực của Tỉnh. Không những đủ ăn, có dự trữ mà hằng năm còn xuất ra khỏi huyện hàng vạn tấn lương thực. Để nầng cao mặt hàng lúa gạo của Tánh Linh, trong những năm qua huyện tập trung thực hiện các mô hình như xây dựng cánh đồng lớn được hơn 3.000 ha, triển khai và thực hiện vùng lúa chất lượng cao đạt trên 1.300 ha, chiếm 43% trên cánh đồng lớn, tạo điều kiện để mở rộng diện tích liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Hàng năm, trên diện tích này, huyện đã hỗ trợ giá phân hữu cơ vi sinh để vừa cải tạo đất, vừa giúp nông dân chuyển dần sang sản xuất theo hướng hữu cơ. Nhờ vậy, có trên 500 ha vùng lúa chất lượng cao được sản xuất theo hướng hữu cơ, trong đó có 40 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có gắn nhãn hiệu “Gạo Tánh Linh”, với sản lượng khoảng 100 tấn/năm; được tỉnh công nhận 2 sản phẩm OCOP gạo đạt 3 sao (ST24 và OM18), thu nhập tăng từ 1,5 đến 2 lần so với sản xuất lúa thương phẩm bình thường. Chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ từng bước thay thế sang quy mô trang trại, gắn với tăng cường ứng dụng các kỹ thuật hiện đại. Đến năm 2022 tổng đàn gia súc của huyện ước đạt 33.200 con và đàn gia cầm khoảng 700.000 con, tăng gấp nhiều lần so với năm 1983. Phát huy lợi thế mặt nước từ 800 - 1.000 ha, các chương trình khuyến nông tỉnh, huyện đã đầu tư hỗ trợ nuôi thủy sản nước ngọt. Ttính đến nay sản lượng khai thác và nuôi trồng đã đạt trên 2.000 tấn (tăng 20 lần so với 40 năm trước). Lĩnh vực lâm nghiệp, đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, mang lại hiệu quả thiết thực, qua đó góp phần duy trì độ che phủ rừng đạt 57%. Nếu như giai đoạn đầu sau tái lập, huyện chủ trương xây dựng cơ cấu kinh tế nông – lâm nghiệp, trong đó nông nghiệp là chủ đạo thì những năm gần đây có sự chuyển hướng sang công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng nhanh từ 2,11% năm 1983 lên 34 % năm 2022. Giá trị sản xuất tăng trưởng nhanh qua các năm. Nếu như năm 1983 đạt giá trị 183 triệu đồng, thì đến cuối năm 2022 đạt giá trị 4 tỷ 252 triệu đồng. Đến nay trên địa bàn huyện đã quy hoạch 04 cụm công nghiệp, bước đầu hoạt động mang lại hiệu quả. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2023 ước đạt 100 tỷ đồng, tăng bình quân 14,3%/năm. Trong 40 năm, tổng vốn đầu tư từ ngân sách để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 2.122.104 triệu đồng. Đến nay, trên địa bàn toàn huyện có 661 tuyến đường huyện, xã quản lý với tổng chiều dài 481,89 km. Đường Bê tông nhựa 21,95 km, bê tông xi măng 188,8 km, đá nhựa 60,9 km, đường cấp phối 94,54 km, đường đất, đường mòn 115,7 km. Kênh mương nội đồng trên địa bàn huyện đến nay đạt 22,44 km/ 85,6 km. Đã cứng hóa được 90,13 km đường giao thông nội đồng, nâng tổng chiều dài đường giao thông nội đồng đã thực hiện cứng hóa lên 101,13km, đạt 58,18% so với tổng số km đường giao thông nội đồng hiện trạng 173,8km. Số hộ kinh doanh toàn huyện hiện nay 3.629 hộ, vốn đăng ký trên 735,868 tỷ đồng. Toàn huyện có khoảng 250 doanh nghiệp đang hoạt động; 15 hợp tác xã, 25 tổ hợp tác và 02 quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động ổn định trên các lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ. Đã giải quyết tạo công ăn việc làm ổn định cho 2.500 lao động với thu nhập bình quân khoảng 6 đến 10 triệu đồng/tháng. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai có trọng tâm trọng điểm và mang lại kết quả cao. Tính đến cuối năm 2022 đối với bộ tiêu chí huyện đạt 2/9 tiêu chí (gồm tiêu chí 3 Thủy lợi và tiêu chí 4 Điện), đối với bộ tiêu chí xã đạt 156 tiêu chí, bình quân đạt 13 tiêu chí/xã. Có 9/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tỷ lệ 75%). Bộ mặt nông thôn của huyện từng bước khởi sắc. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách thiết thực, quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình phúc lợi, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển dân sinh - kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt là Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số là bước ngoặc để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Nguồn lực không chỉ đầu tư cho kinh tế mà còn cho cả văn hóa xã hội. Từ một huyện còn hơn 60% số trường học tranh tre hoặc nhà tạm bợ, đội ngũ giáo viên các cấp thiếu trầm trọng, đến nay 100% trường học của huyện đã được kiên cố hóa và phân bố đều khắp các địa bàn dân cư. Năm 1983 toàn huyện chỉ có hơn 10 ngàn học sinh đến lớp, chưa có trường THPT. Đến nay, toàn huyện có 65 đơn vị trường học, trong đó có 39 trường đạt chuẩn quốc gia. Ngành y tế có nhiều phát triển đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Hệ thống cơ sở phòng và trị bệnh được phủ kín từ huyện đến cơ sở. Đội ngũ cán bộ y tế đảm bảo về số lượng và chất lượng. Năm 1983 toàn huyện chỉ có 05 bác sĩ thì nay nâng lên 145 bác sỹ và cử nhân, chiếm tỷ lệ 4,8/10.000 dân. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao được phát triển có chiều sâu và hướng về cơ sở. Phong trào luyện tập thể dục - thể thao của người dân ngày càng nhiều, hiện nay tỷ lệ người dân luyện tập thể dục - thể thao đạt trên 30%. Công tác bảo tồn các di tích, di sản văn hoá được chú trọng; các di tích lịch sử, văn hóa đã được tiến hành trùng tu, tôn tạo. Hoạt động khoa học và công nghệ đã có nhiều đổi mới, bám sát hơn yêu cầu thực tiễn. Bước đầu thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị. Cải các hành chính, nhất là thủ tục hành chính chuyển biến rõ nét, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phục vụ nhân dân. Các chính sách an sinh xã hội thực hiện đầy đủ, kịp thời. Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và lồng ghép các nguồn vốn để giảm tỷ lệ hộ nghèo bền vững, đến nay không còn đối tượng chính sách là hộ cận nghèo, hộ nghèo. Đến cuối năm 2022 huyện còn 1.446 hộ nghèo, chiếm 5,04%. Quốc phòng được củng cố, tăng cường. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội căn bản được giữ vững. Cùng với những thành tựu về kinh tế - xã hội, kết quả đạt được trong công tác xây dựng Đảng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển của huyện. Trong IX kỳ đại hội Đảng bộ huyện đã qua, công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác tổ chức bộ máy, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác dân vận, công tác quản lý kiểm tra, giám sát của Đảng nói riêng luôn được Đảng bộ quan tâm, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển. Nếu như khi mới tái lập huyện, Đảng bộ huyện Tánh Linh chỉ có 409 đảng viên, sinh hoạt tại 30 cơ sở Đảng, thì nay đã phát triển gần 3.400 đảng viên, sinh hoạt tại 30 tổ chức cơ sở đảng, với 288 chi bộ trực thuộc. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ luôn được giữ vững.  Thành tựu nổi bật 40 năm qua là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của Trung ương của Tỉnh, cùng với tư duy đổi mới, hành động xuyên suốt của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tánh Linh qua các thời kỳ và sự chủ động, sáng tạo trong việc đề ra các chủ trương, đường lối đúng đắn, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, đi trước, mở đường cho sự phát triển. Và không thể thiếu đó là sự chung tay, hợp lực của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong huyện đã tạo nên một Tánh Linh có được vị thế như hôm nay.

Thu hoạch lúa

Khát vọng vươn lên.

Với sự năng động, sáng tạo, Tánh Linh đã biến những khó khăn, thách thức thành lợi thế cạnh tranh. Ở những thời điểm khó khăn, bản lĩnh, tinh thần đại đoàn kết được phát huy mạnh mẽ. Tánh Linh đã vượt khó, vươn lên và từng bước rút ngắn chênh lệch về trình độ phát triển với các huyện trong tỉnh. 40 năm tái lập – Chặng đường để nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển, đồng thời đúc rút những bài học, kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn để bước vào giai đoạn mới. Bên cạnh khó khăn, thách thức đan xen, Tánh Linh cũng đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển công nghiệp khi dự án đường cao tốc Bắc – Nam hoàn thành, đặc biệt là khu đất ở xã Gia Huynh và Suối Kiết. Vị trí khá gần các giao thông trọng điểm như cao tốc Bắc – Nam, tuyến đường sắt… nên thuận lợi trong việc giao thương, phát triển kinh tế. Sản xuất nông nghiệp đang phát triển theo hướng nông nghiệp chất lượng cao và công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới. Hệ thống hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội được mở rộng và phủ đều trên khắp địa bàn và đang dần hoàn thiện. Sự tập trung lãnh đạo của Đảng bộ trên các lĩnh vực, nhất là các chương trình trọng điểm, cải cách thủ tục hành chính là then chốt đưa Tánh Linh phát triển đi lên. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ IX, dồn sức thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm và 2 khâu đột phá. Ba nhiệm vụ trọng tâm đó là: Tăng cường xây dựng chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lưc, hiệu quả. Phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới và xây dựng độ thị văn minh ở thị trấn Lạc Tánh. Tăng cường quốc phòng, an ninh, chủ động trong mọi tình huống. Hai khâu đột phá: Mở rộng và nâng cao hiệu quả liên kết, sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm có tiềm năng và lợi thế của huyện gắng với đổi mới hình thức sản xuất phù hợp. Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi; hạ tầng các cụm công nghiệp mới ở Gia Huynh, Suối Kiết và những nơi có điều kiện khác, thúc đẩy đầu tư hạ tầng du lịch sinh thái.

40 năm xây dựng và phát triển, vượt qua bao khó khăn thử thách, Đảng bộ và nhân dân huyện Tánh Linh vững vàng, tự tin bước vào giai đoạn mới!


Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Huyện Tánh Linh: Vững vàng, tự tin bước vào giai đoạn mới.

Ngày 01 tháng 5 năm 1983 huyện Tánh Linh được tái lập theo Quyết định số 204 ngày 30/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng sau khi tách ra từ huyện Đức Linh. Lúc mới tái lập, Tánh Linh có 11 đơn vị hành chính cấp xã; Diện tích 1.173km2; Dân số  44.000 người. Năm 1989, theo quyết định của tỉnh thành lập thêm 3 xã mới, Đồng Kho, Đức Thuận, Đức Bình. Năm 1999 xã Lạc Tánh được nâng lên thành thị trấn. Năm 2020, thực hiện Đề án xã Măng Tố và xã Đức Tân nhập lại và thành lập xã mới, với tên gọi xã Măng Tố. Đến nay, huyện Tánh Linh có 12 xã và thị trấn Lạc Tánh, với 13 thành phần dân tộc anh em.

Toàn cảnh trung tâm huyện

Những năm đầu tái lập.

Sau khi được tái lập, Tánh Linh đã nhanh chóng bắt tay ổn định tình hình và đời sống nhân dân. Trong bối cảnh khó khăn bộn bề đòi hỏi phải cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ cấp bách đã đặt ra thách thức không hề nhỏ. Những chuyến thăm, làm việc của lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã gợi mở, vạch ra chiến lược, định hướng phát triển địa phương cả trước mắt và lâu dài. Mục tiêu ưu tiên hàng đầu là phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng và lợi thế của địa phương, từng bước xóa đói, giảm nghèo, lạc hậu. Tuy nhiên, thực tại của huyện lúc bấy giờ đứng trước muôn vàn khó khăn khi xuất phát điểm thấp, nguồn lực tích lũy hạn chế, kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển còn nghèo nàn. Quy mô giá trị năm 1983 chỉ 8,68 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người chưa được 80.000 đồng. Thu ngân sách không đáng kể chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách Tỉnh cấp. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm rất cao. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Thế nhưng, sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, manh mún, nông dân chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai lũ lụt thường xảy ra nên năng xuất, sản lượng đạt thấp. Tình hình thiếu đói đã xảy ra ở một số nơi trong huyện và phải chi viện để cứu đói cho dân.

Thành Tựu nổi bật.

Muốn vực dậy, phát triển trước hết là đi tìm lời giải cho bài toán điện chiếu sáng và phục vụ sản xuất. Hành trình lo điện cho dân đã được các thế hệ lãnh đạo huyện quan tâm. Năm 1993 lưới điện quốc gia được kéo về đã giúp cho cuộc sống của người dân ở vùng nông thôn thuận lợi, văn minh, dễ dàng tiếp cận mọi thông tin khoa học kỹ thuật và trực tiếp thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Bài toán thứ hai đặt ra là nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Năm 2003 Chỉ thị số 15 của Huyện ủy về phát triển thủy lợi gắn với giao thông nội đồng ra đời mở lối cho phát triển nông nghiệp và nông thôn phát triển. Tiếp đó, Huyện ủy có Chương trình hành động về tiếp tục hoàn chỉnh kiên cố hóa hệ thống kênh mương thủy lợi gắn với giao thông nội đồng đến năm 2015. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ phía Trung ương. Năm 2010 công trình thủy lợi Tà Pao được khởi công xây dựng, nhờ vậy, đến nay hệ thống thủy lợi đã bao phủ và kết nối với các hồ đập trong toàn huyện như hồ Biển Lạc, kênh tiếp nước Biển Lạc – Hàm Tân và 9 đập dâng nhỏ, 8 trạm bơm điện đặt dọc theo sông La Ngà, cung cấp tưới cho trên 46.000 ha đất sản xuất nông nghiệp.  Có nước, đời sống sản xuất đi vào ổn định. Những vùng đất căn cỗi như được hồi sinh và được phủ xanh các loại cây cối, hoa màu. Nếu như tổng diện tích gieo trồng năm 1983 chỉ gần 9.400 ha thì đến năm 2022 tăng lên trên 63.000 ha. Năm 1983 tổng sản lượng lương thực 19.600 tấn, thì năm 2022 trên 194.000 tấn. Từ một huyện hằng năm phải trợ cấp lương thực, Tánh Linh vươn lên là vùng trọng điểm lương thực của Tỉnh. Không những đủ ăn, có dự trữ mà hằng năm còn xuất ra khỏi huyện hàng vạn tấn lương thực. Để nầng cao mặt hàng lúa gạo của Tánh Linh, trong những năm qua huyện tập trung thực hiện các mô hình như xây dựng cánh đồng lớn được hơn 3.000 ha, triển khai và thực hiện vùng lúa chất lượng cao đạt trên 1.300 ha, chiếm 43% trên cánh đồng lớn, tạo điều kiện để mở rộng diện tích liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Hàng năm, trên diện tích này, huyện đã hỗ trợ giá phân hữu cơ vi sinh để vừa cải tạo đất, vừa giúp nông dân chuyển dần sang sản xuất theo hướng hữu cơ. Nhờ vậy, có trên 500 ha vùng lúa chất lượng cao được sản xuất theo hướng hữu cơ, trong đó có 40 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có gắn nhãn hiệu “Gạo Tánh Linh”, với sản lượng khoảng 100 tấn/năm; được tỉnh công nhận 2 sản phẩm OCOP gạo đạt 3 sao (ST24 và OM18), thu nhập tăng từ 1,5 đến 2 lần so với sản xuất lúa thương phẩm bình thường. Chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ từng bước thay thế sang quy mô trang trại, gắn với tăng cường ứng dụng các kỹ thuật hiện đại. Đến năm 2022 tổng đàn gia súc của huyện ước đạt 33.200 con và đàn gia cầm khoảng 700.000 con, tăng gấp nhiều lần so với năm 1983. Phát huy lợi thế mặt nước từ 800 - 1.000 ha, các chương trình khuyến nông tỉnh, huyện đã đầu tư hỗ trợ nuôi thủy sản nước ngọt. Ttính đến nay sản lượng khai thác và nuôi trồng đã đạt trên 2.000 tấn (tăng 20 lần so với 40 năm trước). Lĩnh vực lâm nghiệp, đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, mang lại hiệu quả thiết thực, qua đó góp phần duy trì độ che phủ rừng đạt 57%. Nếu như giai đoạn đầu sau tái lập, huyện chủ trương xây dựng cơ cấu kinh tế nông – lâm nghiệp, trong đó nông nghiệp là chủ đạo thì những năm gần đây có sự chuyển hướng sang công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng nhanh từ 2,11% năm 1983 lên 34 % năm 2022. Giá trị sản xuất tăng trưởng nhanh qua các năm. Nếu như năm 1983 đạt giá trị 183 triệu đồng, thì đến cuối năm 2022 đạt giá trị 4 tỷ 252 triệu đồng. Đến nay trên địa bàn huyện đã quy hoạch 04 cụm công nghiệp, bước đầu hoạt động mang lại hiệu quả. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2023 ước đạt 100 tỷ đồng, tăng bình quân 14,3%/năm. Trong 40 năm, tổng vốn đầu tư từ ngân sách để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 2.122.104 triệu đồng. Đến nay, trên địa bàn toàn huyện có 661 tuyến đường huyện, xã quản lý với tổng chiều dài 481,89 km. Đường Bê tông nhựa 21,95 km, bê tông xi măng 188,8 km, đá nhựa 60,9 km, đường cấp phối 94,54 km, đường đất, đường mòn 115,7 km. Kênh mương nội đồng trên địa bàn huyện đến nay đạt 22,44 km/ 85,6 km. Đã cứng hóa được 90,13 km đường giao thông nội đồng, nâng tổng chiều dài đường giao thông nội đồng đã thực hiện cứng hóa lên 101,13km, đạt 58,18% so với tổng số km đường giao thông nội đồng hiện trạng 173,8km. Số hộ kinh doanh toàn huyện hiện nay 3.629 hộ, vốn đăng ký trên 735,868 tỷ đồng. Toàn huyện có khoảng 250 doanh nghiệp đang hoạt động; 15 hợp tác xã, 25 tổ hợp tác và 02 quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động ổn định trên các lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ. Đã giải quyết tạo công ăn việc làm ổn định cho 2.500 lao động với thu nhập bình quân khoảng 6 đến 10 triệu đồng/tháng. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai có trọng tâm trọng điểm và mang lại kết quả cao. Tính đến cuối năm 2022 đối với bộ tiêu chí huyện đạt 2/9 tiêu chí (gồm tiêu chí 3 Thủy lợi và tiêu chí 4 Điện), đối với bộ tiêu chí xã đạt 156 tiêu chí, bình quân đạt 13 tiêu chí/xã. Có 9/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tỷ lệ 75%). Bộ mặt nông thôn của huyện từng bước khởi sắc. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách thiết thực, quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình phúc lợi, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển dân sinh - kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt là Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số là bước ngoặc để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Nguồn lực không chỉ đầu tư cho kinh tế mà còn cho cả văn hóa xã hội. Từ một huyện còn hơn 60% số trường học tranh tre hoặc nhà tạm bợ, đội ngũ giáo viên các cấp thiếu trầm trọng, đến nay 100% trường học của huyện đã được kiên cố hóa và phân bố đều khắp các địa bàn dân cư. Năm 1983 toàn huyện chỉ có hơn 10 ngàn học sinh đến lớp, chưa có trường THPT. Đến nay, toàn huyện có 65 đơn vị trường học, trong đó có 39 trường đạt chuẩn quốc gia. Ngành y tế có nhiều phát triển đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Hệ thống cơ sở phòng và trị bệnh được phủ kín từ huyện đến cơ sở. Đội ngũ cán bộ y tế đảm bảo về số lượng và chất lượng. Năm 1983 toàn huyện chỉ có 05 bác sĩ thì nay nâng lên 145 bác sỹ và cử nhân, chiếm tỷ lệ 4,8/10.000 dân. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao được phát triển có chiều sâu và hướng về cơ sở. Phong trào luyện tập thể dục - thể thao của người dân ngày càng nhiều, hiện nay tỷ lệ người dân luyện tập thể dục - thể thao đạt trên 30%. Công tác bảo tồn các di tích, di sản văn hoá được chú trọng; các di tích lịch sử, văn hóa đã được tiến hành trùng tu, tôn tạo. Hoạt động khoa học và công nghệ đã có nhiều đổi mới, bám sát hơn yêu cầu thực tiễn. Bước đầu thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị. Cải các hành chính, nhất là thủ tục hành chính chuyển biến rõ nét, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phục vụ nhân dân. Các chính sách an sinh xã hội thực hiện đầy đủ, kịp thời. Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và lồng ghép các nguồn vốn để giảm tỷ lệ hộ nghèo bền vững, đến nay không còn đối tượng chính sách là hộ cận nghèo, hộ nghèo. Đến cuối năm 2022 huyện còn 1.446 hộ nghèo, chiếm 5,04%. Quốc phòng được củng cố, tăng cường. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội căn bản được giữ vững. Cùng với những thành tựu về kinh tế - xã hội, kết quả đạt được trong công tác xây dựng Đảng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển của huyện. Trong IX kỳ đại hội Đảng bộ huyện đã qua, công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác tổ chức bộ máy, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác dân vận, công tác quản lý kiểm tra, giám sát của Đảng nói riêng luôn được Đảng bộ quan tâm, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển. Nếu như khi mới tái lập huyện, Đảng bộ huyện Tánh Linh chỉ có 409 đảng viên, sinh hoạt tại 30 cơ sở Đảng, thì nay đã phát triển gần 3.400 đảng viên, sinh hoạt tại 30 tổ chức cơ sở đảng, với 288 chi bộ trực thuộc. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ luôn được giữ vững.  Thành tựu nổi bật 40 năm qua là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của Trung ương của Tỉnh, cùng với tư duy đổi mới, hành động xuyên suốt của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tánh Linh qua các thời kỳ và sự chủ động, sáng tạo trong việc đề ra các chủ trương, đường lối đúng đắn, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, đi trước, mở đường cho sự phát triển. Và không thể thiếu đó là sự chung tay, hợp lực của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong huyện đã tạo nên một Tánh Linh có được vị thế như hôm nay.

Thu hoạch lúa

Khát vọng vươn lên.

Với sự năng động, sáng tạo, Tánh Linh đã biến những khó khăn, thách thức thành lợi thế cạnh tranh. Ở những thời điểm khó khăn, bản lĩnh, tinh thần đại đoàn kết được phát huy mạnh mẽ. Tánh Linh đã vượt khó, vươn lên và từng bước rút ngắn chênh lệch về trình độ phát triển với các huyện trong tỉnh. 40 năm tái lập – Chặng đường để nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển, đồng thời đúc rút những bài học, kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn để bước vào giai đoạn mới. Bên cạnh khó khăn, thách thức đan xen, Tánh Linh cũng đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển công nghiệp khi dự án đường cao tốc Bắc – Nam hoàn thành, đặc biệt là khu đất ở xã Gia Huynh và Suối Kiết. Vị trí khá gần các giao thông trọng điểm như cao tốc Bắc – Nam, tuyến đường sắt… nên thuận lợi trong việc giao thương, phát triển kinh tế. Sản xuất nông nghiệp đang phát triển theo hướng nông nghiệp chất lượng cao và công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới. Hệ thống hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội được mở rộng và phủ đều trên khắp địa bàn và đang dần hoàn thiện. Sự tập trung lãnh đạo của Đảng bộ trên các lĩnh vực, nhất là các chương trình trọng điểm, cải cách thủ tục hành chính là then chốt đưa Tánh Linh phát triển đi lên. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ IX, dồn sức thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm và 2 khâu đột phá. Ba nhiệm vụ trọng tâm đó là: Tăng cường xây dựng chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lưc, hiệu quả. Phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới và xây dựng độ thị văn minh ở thị trấn Lạc Tánh. Tăng cường quốc phòng, an ninh, chủ động trong mọi tình huống. Hai khâu đột phá: Mở rộng và nâng cao hiệu quả liên kết, sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm có tiềm năng và lợi thế của huyện gắng với đổi mới hình thức sản xuất phù hợp. Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi; hạ tầng các cụm công nghiệp mới ở Gia Huynh, Suối Kiết và những nơi có điều kiện khác, thúc đẩy đầu tư hạ tầng du lịch sinh thái.

40 năm xây dựng và phát triển, vượt qua bao khó khăn thử thách, Đảng bộ và nhân dân huyện Tánh Linh vững vàng, tự tin bước vào giai đoạn mới!


Các tin khác