TẢN MẠN VỀ TÁNH LINH VÀ CÂU CHUYỆN PHÁT TRIỂN (tt)

  • HVK
  • /
  • 15.9.2021 - 13:30

Phần hai: BÀN VỀ CÂU CHUYỆN PHÁT TRIỂN

      Những dòng tản mạn nêu trên đã nói lên ít nhiều về thực trạng, tiềm năng, lợi thế, cùng những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức của Tánh Linh. Muốn phát triển nhanh và bền vững, Tánh Linh cần phải có 3 đột phá sau đây:

          Thứ nhất, Đột phá về hạ tầng giao thông

         Yêu cầu phải đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, nhất là phát triển hạ tầng giao thông, nhất là giao thông lớn kết nối với các huyện giáp ranh, quốc lộ, cao tốc, ga tàu; giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, giao thông vào các vùng sản xuất tập trung… Thông qua đó, kích thích phát triển hạ tầng thương mại – dịch vụ ở trung tâm huyện, trung tâm các xã, thị trấn và các điểm dân cư tập trung, gắn với các điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm địa phương; mở rộng các khu dân cư mới có kết cấu hạ tầng đồng bộ, v.v... Như vậy, sẽ giải phóng được “điểm nghẽn” về kết cấu hạ tầng yếu, thiếu đồng bộ, để từng bước nâng cấp, mở rộng đồng bộ, nhằm rút ngắn thời gian đi lại, vận chuyển hàng hóa, tạo thuận lợi hơn trong thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh lớn, hanh thông chuỗi cung – cầu, để thúc đẩy sự nghiệp phát triển chung của địa phương.

          Thứ hai, Đột phá về thu hút đầu tư

          Mọi công trình, dự án đầu tư đều phải được thực hiện trên tài nguyên thiên nhiên (đất đai, nguồn nước, môi trường xung quanh…). Cho nên, muốn tạo sức hút đột phá về đầu tư, phải rà soát và làm tốt công tác quy hoạch đất đai, xây dựng… theo hướng linh hoạt, đa ngành nghề, sẵn sàng các điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý để chuyển đổi mục đích sử dung đất theo nhu cầu của nhà đầu tư. Có thể định hướng nhà đầu đầu tư theo cái mà mình mong muốn, nhưng cũng phải sẵn sàng đáp ứng cái mà nhà đầu tư mong muốn, trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật và lợi ích phát triển bền vững ở địa phương.

          Với tiềm năng và lợi thế nêu trên, Tánh Linh có thể thu đầu tư phát triển du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng và tâm linh, nông nghiệp an toàn và nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản và vật tư nông nghiệp, các ngành nghề công nghiệp khác ở những khu vực giáp ranh với các huyện bạn, các vùng tiệm cận với quốc lộ, cao tốc, ga tàu…

          Thứ ba, Đột phá trong sản xuất nông nghiệp

        Vì nông nghiệp, nông dân và nông thôn chiếm tỷ trọng áp đảo trong đời sống kinh tế - xã hội ở Tánh Linh, nên muốn phát triển nhanh và bền vững thì cần phải quan tâm đến khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

         Trong sản xuất nông nghiệp, phải tiến hành cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp sao cho hiệu quả và bền vững hơn, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, đồng thời gắn bó giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, liên kết nhiều “nhà”. Trong đó, ưu tiên tiên chuyển đổi, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp, cho hiệu quả kinh tế cao, gắn với sản xuất theo hướng hữu cơ, sạch, an toàn, tiến tới từng bước phát triển nông nghiệp công nghệ cao... Hay nói cách khác, “Trồng cây gì, nuôi con gì” vẫn là một câu hỏi lớn, mà lời giải đáp thỏa đáng sẽ giống như câu thần chú “Vừng ơi! Mở cửa ra”. Song song với đó, là phải hình thành và phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác... để làm đầu mối, đóng vai trò “chủ thể” tham gia liên kết với doanh nghiệp trên các lĩnh vực liên quan đến sản phẩm nông nghiệp có lợi thế ở địa phương. Thông qua đó, mở rộng và nâng cao hiệu quả liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm có tiềm năng và lợi thế của huyện, gắn với đổi mới hình thức tổ chức sản xuất phù hợp. Khâu đột phá này nhằm giái phóng “điểm nghẽn” khó thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn “sản xuất nhỏ – thu nhập thấp – tích lũy ít – đầu tư ít – sản xuất nhỏ...”, để tiến tới “sản xuất lớn – đầu tư đúng mức – thu nhập cao – tích lũy nhiều – đầu tư nhiều – sản xuất phát triển...”.

         Tuy nhiên, muốn phát triển đột phá, thì phải có sự đột phá trong nếp nghĩ, cách làm, từ trong cán bộ lãnh đạo, quản lý đến từng người dân. Cần phải thay đổi thói quen tư duy, thay đổi phong tục, tập quán sản xuất lạc hậu, manh mún... bằng cách đẩy mạnh tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào quản lý, sản xuất; xây dựng cánh đồng lớn, lựa chọn giống mới có giá trị cao và áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, v.v...

          Bên cạnh đó, quá trình xây dựng nông thôn mới sẽ thúc đẩy việc phát triển nông nghiệp theo hướng nhanh và bền vững hơn.

          Thứ tư, Đột phá về nguồn nhân lực

          Nguồn nhân lực chính là nhân tố con người làm chủ thể “nhân hòa” cho phát triển. Họ bao gồm cả nhân lực lãnh đạo, quản lý và thực thi công vụ; nhân lực trên các ngành nghề: nông nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ... Họ là toàn thể cán bộ và người dân địa phương, không ai đứng ngoài công cuộc phát triển chung và riêng ấy. Họ cần và phải được đào tạo, cũng như tự giác học tập để nâng cao về kỹ năng giải quyết công việc, kỷ luật lao động, chuyên môn, nghiệp vụ, hợp tác phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, kết nối thị trường, văn hóa ứng xử hài hòa... nhằm có thể thu hút, huy động các nguồn lực (nội lực và ngoại lực) để hiện thực hóa khâu đột phá về phát triển hạ tầng giao thông, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính, vận hành bộ máy xã hội thông suốt.

           Những khâu đột phát trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, nương tựa vào nhau, bổ sung cho nhau và làn tỏa sâu rộng cho sự phát triển chung của huyện Tánh Linh, cũng như mở cửa đến từng hộ gia đình, từng người lao động…

         Mỗi chúng ta cần phải biết phát huy nhân tố con người trong ta, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện nhà để đón bắt, vận dụng “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” cho phát triển. Nếu đi trên con đường phát triển ấy, Tánh Linh sẽ đi nhanh hơn, tới đích sớm hơn trên hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vững bước đi đến tương lai giàu và đẹp./.


Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

TẢN MẠN VỀ TÁNH LINH VÀ CÂU CHUYỆN PHÁT TRIỂN (tt)

  • HVK
  • /
  • 15.9.2021 - 13:30

Phần hai: BÀN VỀ CÂU CHUYỆN PHÁT TRIỂN

      Những dòng tản mạn nêu trên đã nói lên ít nhiều về thực trạng, tiềm năng, lợi thế, cùng những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức của Tánh Linh. Muốn phát triển nhanh và bền vững, Tánh Linh cần phải có 3 đột phá sau đây:

          Thứ nhất, Đột phá về hạ tầng giao thông

         Yêu cầu phải đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, nhất là phát triển hạ tầng giao thông, nhất là giao thông lớn kết nối với các huyện giáp ranh, quốc lộ, cao tốc, ga tàu; giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, giao thông vào các vùng sản xuất tập trung… Thông qua đó, kích thích phát triển hạ tầng thương mại – dịch vụ ở trung tâm huyện, trung tâm các xã, thị trấn và các điểm dân cư tập trung, gắn với các điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm địa phương; mở rộng các khu dân cư mới có kết cấu hạ tầng đồng bộ, v.v... Như vậy, sẽ giải phóng được “điểm nghẽn” về kết cấu hạ tầng yếu, thiếu đồng bộ, để từng bước nâng cấp, mở rộng đồng bộ, nhằm rút ngắn thời gian đi lại, vận chuyển hàng hóa, tạo thuận lợi hơn trong thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh lớn, hanh thông chuỗi cung – cầu, để thúc đẩy sự nghiệp phát triển chung của địa phương.

          Thứ hai, Đột phá về thu hút đầu tư

          Mọi công trình, dự án đầu tư đều phải được thực hiện trên tài nguyên thiên nhiên (đất đai, nguồn nước, môi trường xung quanh…). Cho nên, muốn tạo sức hút đột phá về đầu tư, phải rà soát và làm tốt công tác quy hoạch đất đai, xây dựng… theo hướng linh hoạt, đa ngành nghề, sẵn sàng các điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý để chuyển đổi mục đích sử dung đất theo nhu cầu của nhà đầu tư. Có thể định hướng nhà đầu đầu tư theo cái mà mình mong muốn, nhưng cũng phải sẵn sàng đáp ứng cái mà nhà đầu tư mong muốn, trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật và lợi ích phát triển bền vững ở địa phương.

          Với tiềm năng và lợi thế nêu trên, Tánh Linh có thể thu đầu tư phát triển du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng và tâm linh, nông nghiệp an toàn và nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản và vật tư nông nghiệp, các ngành nghề công nghiệp khác ở những khu vực giáp ranh với các huyện bạn, các vùng tiệm cận với quốc lộ, cao tốc, ga tàu…

          Thứ ba, Đột phá trong sản xuất nông nghiệp

        Vì nông nghiệp, nông dân và nông thôn chiếm tỷ trọng áp đảo trong đời sống kinh tế - xã hội ở Tánh Linh, nên muốn phát triển nhanh và bền vững thì cần phải quan tâm đến khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

         Trong sản xuất nông nghiệp, phải tiến hành cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp sao cho hiệu quả và bền vững hơn, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, đồng thời gắn bó giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, liên kết nhiều “nhà”. Trong đó, ưu tiên tiên chuyển đổi, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp, cho hiệu quả kinh tế cao, gắn với sản xuất theo hướng hữu cơ, sạch, an toàn, tiến tới từng bước phát triển nông nghiệp công nghệ cao... Hay nói cách khác, “Trồng cây gì, nuôi con gì” vẫn là một câu hỏi lớn, mà lời giải đáp thỏa đáng sẽ giống như câu thần chú “Vừng ơi! Mở cửa ra”. Song song với đó, là phải hình thành và phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác... để làm đầu mối, đóng vai trò “chủ thể” tham gia liên kết với doanh nghiệp trên các lĩnh vực liên quan đến sản phẩm nông nghiệp có lợi thế ở địa phương. Thông qua đó, mở rộng và nâng cao hiệu quả liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm có tiềm năng và lợi thế của huyện, gắn với đổi mới hình thức tổ chức sản xuất phù hợp. Khâu đột phá này nhằm giái phóng “điểm nghẽn” khó thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn “sản xuất nhỏ – thu nhập thấp – tích lũy ít – đầu tư ít – sản xuất nhỏ...”, để tiến tới “sản xuất lớn – đầu tư đúng mức – thu nhập cao – tích lũy nhiều – đầu tư nhiều – sản xuất phát triển...”.

         Tuy nhiên, muốn phát triển đột phá, thì phải có sự đột phá trong nếp nghĩ, cách làm, từ trong cán bộ lãnh đạo, quản lý đến từng người dân. Cần phải thay đổi thói quen tư duy, thay đổi phong tục, tập quán sản xuất lạc hậu, manh mún... bằng cách đẩy mạnh tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào quản lý, sản xuất; xây dựng cánh đồng lớn, lựa chọn giống mới có giá trị cao và áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, v.v...

          Bên cạnh đó, quá trình xây dựng nông thôn mới sẽ thúc đẩy việc phát triển nông nghiệp theo hướng nhanh và bền vững hơn.

          Thứ tư, Đột phá về nguồn nhân lực

          Nguồn nhân lực chính là nhân tố con người làm chủ thể “nhân hòa” cho phát triển. Họ bao gồm cả nhân lực lãnh đạo, quản lý và thực thi công vụ; nhân lực trên các ngành nghề: nông nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ... Họ là toàn thể cán bộ và người dân địa phương, không ai đứng ngoài công cuộc phát triển chung và riêng ấy. Họ cần và phải được đào tạo, cũng như tự giác học tập để nâng cao về kỹ năng giải quyết công việc, kỷ luật lao động, chuyên môn, nghiệp vụ, hợp tác phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, kết nối thị trường, văn hóa ứng xử hài hòa... nhằm có thể thu hút, huy động các nguồn lực (nội lực và ngoại lực) để hiện thực hóa khâu đột phá về phát triển hạ tầng giao thông, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính, vận hành bộ máy xã hội thông suốt.

           Những khâu đột phát trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, nương tựa vào nhau, bổ sung cho nhau và làn tỏa sâu rộng cho sự phát triển chung của huyện Tánh Linh, cũng như mở cửa đến từng hộ gia đình, từng người lao động…

         Mỗi chúng ta cần phải biết phát huy nhân tố con người trong ta, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện nhà để đón bắt, vận dụng “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” cho phát triển. Nếu đi trên con đường phát triển ấy, Tánh Linh sẽ đi nhanh hơn, tới đích sớm hơn trên hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vững bước đi đến tương lai giàu và đẹp./.


Các tin khác