Tánh Linh: Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu để tạo đột phá cho phát triển

Huyện miền núi Tánh Linh tuy đã có nhiều thay đổi to lớn sau gần 40 năm tái lập (1983 – 2021), nhưng kết cấu hạ tầng hiện nay vẫn còn chậm phát triển, thiếu đồng bộ so với các huyện xung quanh, như một “điểm nghẽn” làm cản trở quá trình phát triển chung ở địa phương. Vì vậy, Đại hội IX của Đảng bộ huyện (2020 – 2025) đã nêu rõ định hướng đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, coi đây là một trong hai khâu đột phá cần phải tập trung thực hiện trong 5 năm tới.

Hệ thống thủy lợi tại Tánh Linh

Trên cơ sở đó, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 9/6/2021 về đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, xác định việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và là sự nghiệp của toàn dân, thực hiện đa dạng các hình thức đầu tư một cách đồng bộ. Bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, cần tập trung huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, có trọng tâm, trọng điểm để phát huy cao nhất hiệu quả các công trình, góp phần thực hiện tái cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của huyện nhà, giữ vững quốc phòng - an ninh, cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân và phục vụ xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị.

Mục tiêu là phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, thông suốt, kết nối với các huyện bạn, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới; tạo tiền đề cho việc thu hút phát triển nông nghiệp, thương mại - dịch vụ, công nghiệp ở các xã, thị trấn. Trong đó, quan tâm đúng mức đến phát triển giao thông nông thôn, giao thông đô thị, giao thông nội đồng, giao thông vào vùng sản xuất tập trung và hạ tầng giao thông phục vụ định hướng phát triển công nghiệp tại khu vực Gia Huynh, Suối Kiết.

Đồng thời, tiếp tục phát triển, kiên cố hóa kênh mương nội đồng đảm bảo tưới, tiêu cho toàn bộ diện tích gieo trồng, cơ bản giải quyết ngập úng ở vùng trọng điểm lúa của huyện. Phối hợp phát triển hạ tầng thông tin liên lạc, cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt, hoàn thành tiêu chí huyện Nông thôn mới. Hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng công viên cây xanh, công trình phúc lợi công cộng, tạo cảnh quan đô thị thị trấn Lạc Tánh. Tiếp tục phát triển một số hạ tầng thiết yếu khác, trong đó có hạ tầng về văn hóa – thể thao, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường gắn với phòng, tránh bão lũ và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện.

Về hạ tầng giao thông: Phấn đấu nâng cấp trên 82 km đường giao thông nông thôn ở các xã và một số tuyến thuộc địa bàn thị trấn Lạc Tánh theo hướng nhựa hóa hoặc bê tông xi măng; nâng cấp 45 km các tuyến đường trục chính, các tuyến liên xã, đường vào cụm công nghiệp tối thiểu đạt cấp IV và 5 km đường đạt tiêu chuẩn đường đô thị tại thị trấn Lạc Tánh. Tập trung thu hút các nguồn vốn trong và ngoài huyện đầu tư mới các tuyến Gia Huynh đi Sông Ui - Trảng Táo (đến giáp Quốc lộ 1, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai); tuyến đường vào khu quy hoạch cụm công nghiệp Tánh Linh tại thôn 3, xã Gia Huynh, đường vào khu quy hoạch Cụm công nghiệp 800 ha xã Suối Kiết và Tuyến N26 thị trấn Lạc Tánh; nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT 717 (đoạn từ ngã ba Bà Sa đến giáp xã Đoàn Kết, huyện Đạ Hoai), Đường Đông Hà – Gia Huynh, Đường Lạc Hưng - Đồng Kho để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cứng hóa trên 72 km đường giao thông nội đồng (trong đó có 10 km đường bê tông xi măng) để đạt 100% số km đường giao thông nội đồng còn lại cần được cứng hóa.

Về hạ tầng thủy lợi: Tập trung tu sửa, nâng cấp các công trình tưới và tiêu hiện có như: cải tạo kênh tiêu đập Sông Cát, Suối Chùa, Suối Cây Xoài, suối Ba Thê... đảm bảo tiêu chắc chắn cho toàn bộ diện tích và cơ bản giải quyết úng ở vùng lúa trọng điểm. Kiên cố hóa trên 20km kênh mương đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho 3.000 ha lúa chất lượng cao của huyện.

Về hạ tầng cấp, thoát, xử lý nước thải và bảo vệ môi trường: Kêu gọi đầu tư các dự án nhà máy nước sạch trên địa bàn huyện đạt công suất 20.000m3/ ngày đêm nhằm đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt và công nghiệp của huyện; đầu tư hệ thống cấp, thoát và xử lý nước thải ở khu dân cư tập trung; đảm bảo nước thải sinh hoạt và cụm công nghiệp được xử lý 95% trước khi thải ra môi trường tự nhiên. Đảm bảo 100% các công viên cây xanh được chăm sóc, vệ sinh đường phố và thắp sáng điện công lộ hiện hữu, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư các công viên cây xanh mới, công trình tạo cảnh quan đô thị thị trấn Lạc Tánh hoàn chỉnh. Đảm bảo 100% rác thải sinh hoạt được thu gom không để tình trạng rác ứ đọng. Rác thải sinh hoạt và công nghiệp được xử lý đảm bảo không ô nhiễm môi trường.

Đối với một số kết cấu hạ tầng thiết yếu khác: Chủ động phối hợp phát triển hạ tầng thông tin phục vụ đắc lực cho hoạt động công vụ, xây dựng chính quyền điện tử và sự phát triển chung của huyện; đầu tư hoàn thành trạm biến áp điện 110kV, đảm bảo điện phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và công nghiệp hóa trên địa bàn. Tiếp tục phát triển hạ tầng thiết yếu về văn hóa – thể thao, giáo dục, y tế trên địa bàn huyện, gắn với xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới và đô thị văn minh.

Để hoàn thành các mục tiêu trên, hệ thống chính trị các cấp trong huyện xác định có 7 nhóm nhiệm vụ cần phải tập trung triển khai thực hiện, đó là:

Thứ nhất, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, các tổ chức, doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về sự cần thiết phải đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu để phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách phát triển giao thông nội đồng theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” để từ đó, mọi người thấy được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia đóng góp phát triển giao thông nội đồng nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét bộ mặt nông thôn, không trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước.

Thứ hai, Các cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 15-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc lãnh đạo, chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Trong đó tập trung rà soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và kịp thời cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương và các văn bản của tỉnh có liên quan để triển khai thực hiện hiệu quả nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi và thông thoáng về thủ tục đầu tư để thu hút các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đặc biệt là việc công khai các quy hoạch, các dự án đầu tư, kế hoạch đầu tư hàng năm, kế hoạch vốn đảm bảo cho công tác đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng được công khai, minh bạch, dân chủ giúp nhà đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng của địa phương, nhất là đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi, hạ tầng các cụm công nghiệp mới ở Gia Huynh, Suối Kiết, du lịch sinh thái và những nơi có điều kiện phát triển khác.

Thứ ba, Tập trung rà soát, cập nhật, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Trong đó, việc lập quy hoạch cần quan tâm dành quỹ đất để thực hiện quy hoạch hạ tầng giao thông thiết yếu nhằm kết nối, đấu nối các tuyến đường trong đô thị, các tuyến đường Tỉnh lộ đi qua địa bàn huyện được đảm bảo thông hành, an toàn giao thông. Sớm hoàn thiện điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Lạc Tánh đến năm 2030 để triển khai quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu các trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch…; đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã, các điểm dân cư trên địa bàn huyện và các quy hoạch có liên quan đến khu vực nông nghiệp, nông thôn để có cơ sở quản lý và đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật thiết yếu.

Thứ tư, Tăng cường quản lý nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, quan tâm rà soát các dự án đầu tư không hiệu quả, chưa thật sự cấp thiết để hoãn, giãn tiến độ; kiên quyết chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, chú trọng đầu tư các dự án hạ tầng quan trọng, mang tính động lực, thúc đẩy cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Trên cơ sở đó, xác định rõ danh mục các công trình, dự án khuyến khích, ưu tiên đầu tư, nhất là các công trình hạ tầng giao thông, sản xuất, kinh doanh tại các cụm công nghiệp, khu du lịch sinh thái với các phương thức phù hợp.

Thứ năm, Tranh thủ thu hút có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch được duyệt. Chuẩn bị tốt các điều kiện để thu hút các dự án, các nguồn vốn tài trợ nước ngoài. Cân đối bố trí đủ, kịp thời nguồn kinh phí 15% huyện để hỗ trợ cho các xã, thị trấn làm đường giao thông nông thôn hàng năm theo kế hoạch đề ra.

Thứ sáu, Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đầu tư, triển khai các biện pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các công trình, dự án, nhất là mặt thủ tục đầu tư và công tác giải phóng mặt bằng. Quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản; chú trọng công tác thẩm định, thanh tra, kiểm tra đảm bảo chất lượng công trình. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thông tin trong công tác quản lý đầu tư.

Thứ bảy, Nâng cao trách nhiệm, đạo đức, tác phong của đội ngũ cán bộ, công chức, trong thực thi công vụ. Xử lý nghiêm minh các trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở quá trình thu hút đầu tư. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất là cán bộ trực tiếp làm công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư và quản lý dự án đầu tư để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Với hướng đi đúng đắn trên, Tánh Linh kỳ vọng sẽ tạo đà phát triển nhanh và bền vững hơn trong giai đoạn tiếp theo./.


Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Tánh Linh: Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu để tạo đột phá cho phát triển

Huyện miền núi Tánh Linh tuy đã có nhiều thay đổi to lớn sau gần 40 năm tái lập (1983 – 2021), nhưng kết cấu hạ tầng hiện nay vẫn còn chậm phát triển, thiếu đồng bộ so với các huyện xung quanh, như một “điểm nghẽn” làm cản trở quá trình phát triển chung ở địa phương. Vì vậy, Đại hội IX của Đảng bộ huyện (2020 – 2025) đã nêu rõ định hướng đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, coi đây là một trong hai khâu đột phá cần phải tập trung thực hiện trong 5 năm tới.

Hệ thống thủy lợi tại Tánh Linh

Trên cơ sở đó, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 9/6/2021 về đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, xác định việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và là sự nghiệp của toàn dân, thực hiện đa dạng các hình thức đầu tư một cách đồng bộ. Bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, cần tập trung huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, có trọng tâm, trọng điểm để phát huy cao nhất hiệu quả các công trình, góp phần thực hiện tái cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của huyện nhà, giữ vững quốc phòng - an ninh, cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân và phục vụ xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị.

Mục tiêu là phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, thông suốt, kết nối với các huyện bạn, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới; tạo tiền đề cho việc thu hút phát triển nông nghiệp, thương mại - dịch vụ, công nghiệp ở các xã, thị trấn. Trong đó, quan tâm đúng mức đến phát triển giao thông nông thôn, giao thông đô thị, giao thông nội đồng, giao thông vào vùng sản xuất tập trung và hạ tầng giao thông phục vụ định hướng phát triển công nghiệp tại khu vực Gia Huynh, Suối Kiết.

Đồng thời, tiếp tục phát triển, kiên cố hóa kênh mương nội đồng đảm bảo tưới, tiêu cho toàn bộ diện tích gieo trồng, cơ bản giải quyết ngập úng ở vùng trọng điểm lúa của huyện. Phối hợp phát triển hạ tầng thông tin liên lạc, cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt, hoàn thành tiêu chí huyện Nông thôn mới. Hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng công viên cây xanh, công trình phúc lợi công cộng, tạo cảnh quan đô thị thị trấn Lạc Tánh. Tiếp tục phát triển một số hạ tầng thiết yếu khác, trong đó có hạ tầng về văn hóa – thể thao, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường gắn với phòng, tránh bão lũ và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện.

Về hạ tầng giao thông: Phấn đấu nâng cấp trên 82 km đường giao thông nông thôn ở các xã và một số tuyến thuộc địa bàn thị trấn Lạc Tánh theo hướng nhựa hóa hoặc bê tông xi măng; nâng cấp 45 km các tuyến đường trục chính, các tuyến liên xã, đường vào cụm công nghiệp tối thiểu đạt cấp IV và 5 km đường đạt tiêu chuẩn đường đô thị tại thị trấn Lạc Tánh. Tập trung thu hút các nguồn vốn trong và ngoài huyện đầu tư mới các tuyến Gia Huynh đi Sông Ui - Trảng Táo (đến giáp Quốc lộ 1, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai); tuyến đường vào khu quy hoạch cụm công nghiệp Tánh Linh tại thôn 3, xã Gia Huynh, đường vào khu quy hoạch Cụm công nghiệp 800 ha xã Suối Kiết và Tuyến N26 thị trấn Lạc Tánh; nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT 717 (đoạn từ ngã ba Bà Sa đến giáp xã Đoàn Kết, huyện Đạ Hoai), Đường Đông Hà – Gia Huynh, Đường Lạc Hưng - Đồng Kho để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cứng hóa trên 72 km đường giao thông nội đồng (trong đó có 10 km đường bê tông xi măng) để đạt 100% số km đường giao thông nội đồng còn lại cần được cứng hóa.

Về hạ tầng thủy lợi: Tập trung tu sửa, nâng cấp các công trình tưới và tiêu hiện có như: cải tạo kênh tiêu đập Sông Cát, Suối Chùa, Suối Cây Xoài, suối Ba Thê... đảm bảo tiêu chắc chắn cho toàn bộ diện tích và cơ bản giải quyết úng ở vùng lúa trọng điểm. Kiên cố hóa trên 20km kênh mương đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho 3.000 ha lúa chất lượng cao của huyện.

Về hạ tầng cấp, thoát, xử lý nước thải và bảo vệ môi trường: Kêu gọi đầu tư các dự án nhà máy nước sạch trên địa bàn huyện đạt công suất 20.000m3/ ngày đêm nhằm đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt và công nghiệp của huyện; đầu tư hệ thống cấp, thoát và xử lý nước thải ở khu dân cư tập trung; đảm bảo nước thải sinh hoạt và cụm công nghiệp được xử lý 95% trước khi thải ra môi trường tự nhiên. Đảm bảo 100% các công viên cây xanh được chăm sóc, vệ sinh đường phố và thắp sáng điện công lộ hiện hữu, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư các công viên cây xanh mới, công trình tạo cảnh quan đô thị thị trấn Lạc Tánh hoàn chỉnh. Đảm bảo 100% rác thải sinh hoạt được thu gom không để tình trạng rác ứ đọng. Rác thải sinh hoạt và công nghiệp được xử lý đảm bảo không ô nhiễm môi trường.

Đối với một số kết cấu hạ tầng thiết yếu khác: Chủ động phối hợp phát triển hạ tầng thông tin phục vụ đắc lực cho hoạt động công vụ, xây dựng chính quyền điện tử và sự phát triển chung của huyện; đầu tư hoàn thành trạm biến áp điện 110kV, đảm bảo điện phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và công nghiệp hóa trên địa bàn. Tiếp tục phát triển hạ tầng thiết yếu về văn hóa – thể thao, giáo dục, y tế trên địa bàn huyện, gắn với xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới và đô thị văn minh.

Để hoàn thành các mục tiêu trên, hệ thống chính trị các cấp trong huyện xác định có 7 nhóm nhiệm vụ cần phải tập trung triển khai thực hiện, đó là:

Thứ nhất, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, các tổ chức, doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về sự cần thiết phải đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu để phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách phát triển giao thông nội đồng theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” để từ đó, mọi người thấy được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia đóng góp phát triển giao thông nội đồng nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét bộ mặt nông thôn, không trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước.

Thứ hai, Các cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 15-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc lãnh đạo, chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Trong đó tập trung rà soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và kịp thời cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương và các văn bản của tỉnh có liên quan để triển khai thực hiện hiệu quả nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi và thông thoáng về thủ tục đầu tư để thu hút các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đặc biệt là việc công khai các quy hoạch, các dự án đầu tư, kế hoạch đầu tư hàng năm, kế hoạch vốn đảm bảo cho công tác đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng được công khai, minh bạch, dân chủ giúp nhà đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng của địa phương, nhất là đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi, hạ tầng các cụm công nghiệp mới ở Gia Huynh, Suối Kiết, du lịch sinh thái và những nơi có điều kiện phát triển khác.

Thứ ba, Tập trung rà soát, cập nhật, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Trong đó, việc lập quy hoạch cần quan tâm dành quỹ đất để thực hiện quy hoạch hạ tầng giao thông thiết yếu nhằm kết nối, đấu nối các tuyến đường trong đô thị, các tuyến đường Tỉnh lộ đi qua địa bàn huyện được đảm bảo thông hành, an toàn giao thông. Sớm hoàn thiện điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Lạc Tánh đến năm 2030 để triển khai quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu các trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch…; đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã, các điểm dân cư trên địa bàn huyện và các quy hoạch có liên quan đến khu vực nông nghiệp, nông thôn để có cơ sở quản lý và đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật thiết yếu.

Thứ tư, Tăng cường quản lý nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, quan tâm rà soát các dự án đầu tư không hiệu quả, chưa thật sự cấp thiết để hoãn, giãn tiến độ; kiên quyết chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, chú trọng đầu tư các dự án hạ tầng quan trọng, mang tính động lực, thúc đẩy cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Trên cơ sở đó, xác định rõ danh mục các công trình, dự án khuyến khích, ưu tiên đầu tư, nhất là các công trình hạ tầng giao thông, sản xuất, kinh doanh tại các cụm công nghiệp, khu du lịch sinh thái với các phương thức phù hợp.

Thứ năm, Tranh thủ thu hút có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch được duyệt. Chuẩn bị tốt các điều kiện để thu hút các dự án, các nguồn vốn tài trợ nước ngoài. Cân đối bố trí đủ, kịp thời nguồn kinh phí 15% huyện để hỗ trợ cho các xã, thị trấn làm đường giao thông nông thôn hàng năm theo kế hoạch đề ra.

Thứ sáu, Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đầu tư, triển khai các biện pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các công trình, dự án, nhất là mặt thủ tục đầu tư và công tác giải phóng mặt bằng. Quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản; chú trọng công tác thẩm định, thanh tra, kiểm tra đảm bảo chất lượng công trình. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thông tin trong công tác quản lý đầu tư.

Thứ bảy, Nâng cao trách nhiệm, đạo đức, tác phong của đội ngũ cán bộ, công chức, trong thực thi công vụ. Xử lý nghiêm minh các trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở quá trình thu hút đầu tư. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất là cán bộ trực tiếp làm công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư và quản lý dự án đầu tư để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Với hướng đi đúng đắn trên, Tánh Linh kỳ vọng sẽ tạo đà phát triển nhanh và bền vững hơn trong giai đoạn tiếp theo./.


Các tin khác