TẢN MẠN VỀ TÁNH LINH VÀ CÂU CHUYỆN PHÁT TRIỂN

  • HVK
  • /
  • 15.9.2021 - 13:30

Phần một: TẢN MẠN VỀ TÁNH LINH

kênh thủy lợi

          Nhớ lại thời điểm cuối năm 2020, khi những cánh mai vàng bắt đầu nở sớm trước thềm xuân Tân Sửu, tôi có dịp cùng lãnh đạo huyện tiếp đón một số người con Tánh Linh thành đạt xa quê về, mang theo tâm huyết góp phần kết nối với các nhà đầu tư để xây dựng quê hương.

          Đến Đồng Kho, họ ngỡ ngàng trước cảnh tượng Trung tâm Thánh mẫu Tà Pao rộng lớn, có 389 bậc tam cấp đi lên tượng Đức Mẹ, với hệ thống thác nước, thảm cỏ, rừng cây, hoa cảnh... được chăm sóc tỉ mỉ như một khu du lịch sinh thái “3 sao”. Đứng từ trên Núi Bắc nhìn ra các hướng, họ thấy Núi Ông cao xanh, dòng sông La Ngà uốn khúc, cánh Đồng Lớn bao la trải xa tít tắp chân trời Biển Lạc. Ngạc nhiên hơn, khi họ xuống núi, vào khu nhà vệ sinh rộng lớn, khang trang, sạch đẹp, được lắp đặt hệ thống cảm ứng điện từ, mùi thơm dịu nhẹ tỏa ra và nền nhạc du dương thánh thót... ngỡ tưởng đang ở sân bay quốc tế nào đó chưa về.

          Họ vào đập dâng Tà Pao trong ngày tràn nước, bọt tung trắng xóa, xua tan cái nắng hanh hao của những ngày đầu mùa khô. Phóng tầm mắt từ xa đến gần, họ ngắm Núi Long để ngầm hiểu ra tên gọi của nó, tựa thế rồng cuộn hổ ngồi, bên này là sông La Ngà, bên kia là Quốc lộ 55, đồng thời nằm giữa Núi Ông (Đức Bình) và Núi Bắc (Đồng Kho). Cách Trung tâm Thánh mẫu Tà Pao chỉ khoảng 1km, Núi Long án ngữ “ngã ba đường” Quốc lộ 55 ở khu vực Bắc sông huyện Tánh Linh đi Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), Bảo Lộc (Lâm Đồng), Tân Phú (Đồng Nai). Phía trên Núi Long là dự án Hồ thủy lợi La Ngà 3, sẽ tạo thành hồ nước lớn nhất tỉnh Bình Thuận, vừa được Chỉnh phủ cho chủ trương lập dự án đầu tư. Quả thật, đó là một nơi đắc địa để đầu tư phát triển du lịch sinh thái, với diện tích 68ha, đã được đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng, trong đó có trên 46ha “đất sạch”.

          Trên đường tới thị trấn Lạc Tánh, chiếc xe sang BMW đang bon bon chạy trên Quốc lộ 55 êm ái, bỗng phải hãm phanh từ từ để nhường lối đi cho một đàn trâu qua đường, đoạn ngã ba Cây Xoài ở Đức Bình. Điều này chẳng những không làm cho các vị khách phương xa khó chịu, mà ngược lại, họ vô cùng vui sướng reo lên... “Ồ trâu... trâu!”. Họ dừng xe vào sâu bên lề, bước xuống quay phim, chụp hình... Rồi họ tìm kiếm chủ đàn trâu để hỏi... mua trâu! Chốt! Họ đã mua được hai cặp trâu đem vào Làng sinh thái để... làm du lịch. Đoạn, họ hỏi thêm về những làng nghề, văn hóa bản địa...

          Đến Gia An, họ thích thích thú ngồi trên chiếc ghe bé nhỏ chạy quanh lòng Hồ Biển Lạc, đi qua mấy thảm sen hồng ven bờ, tận thấy “bóng chim tăm cá” hiện ra trước mặt chứ không phải trong thơ ca mơ hồ, cả những cánh cò trắng sinh động đang bay về phía ngút ngàn rừng cao su giáp ranh hai huyện Tánh Linh – Đức Linh...

          Họ bảo ở Tánh Linh có thiên nhiên tươi đẹp và hùng vĩ như Núi Ông, Sông La Ngà, Biển Lạc... Có hệ thống thác nước kỳ thú, như Thác Bà bạc trắng như tuôn ra từ cổng trời, thác Mưa Bay ào ạt vẫy gọi ngày đêm, thác Đầu Trâu hùng hục tuôn trào, thác Trượt như công viên nước thiên thiên, thác Mai thoáng đãng hút hồn, Hồ Tiên như “bầu trời cảnh bụt”... Cùng những câu chuyện linh thiêng đi vào sâu thẳm cõi tâm thức con người liên quan đến Đức Mẹ Tà Pao, Tu viện Quảng Đức, truyền thuyết Thác Bà...

          Họ nghe kể về Chiến thắng lịch sử hào hùng Hoài Đức – Bắc Ruộng, danh chấn toàn miền Nam từ thời trước Giải phóng, sau này trở thành Di tích lịch sử cấp quốc gia. Huyện Tánh Linh được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Những người con được sinh ra hoặc trưởng thành từ Tánh Linh, nay có nhiều người đã thành đạt, vang danh tầm quốc gia và quốc tế trên nhiều lĩnh vực.

          Nhưng hôm nay Tánh Linh vẫn là một huyện miền núi và nghèo. Cơ cấu kinh tế chủ yếu của huyện là Nông – lâm nghiệp (chiếm tỷ trọng 48,74%), Công nghiệp - xây dựng (32,13%) và Dịch vụ - thương mại (19,14%). Tổng thu ngân sách bình quân những năm gần đây khoảng trên dưới 100 tỷ đồng. Những số liệu nêu trên cho thấy huyện Tánh Linh tuy đất đai khá rộng nhưng người không đông, điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Mặc dù tài nguyên đất đai rộng lớn, địa hình đa dạng, sơn thủy hữu tình, sản vật phong phú, với biết bao nhiêu tiềm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp bền vững, du lịch sinh thái – nghĩ dưỡng, công nghiệp chế biến nông lâm sản và các ngành nghề phụ trợ, thương mại dịch vụ liên quan. Tuy nhiên, “điểm nghẽn” của Tánh Linh là hạ tầng giao thông kết nối còn yếu và thiếu đồng bộ, đất đai nhiều nhưng phần lớn là đất lâm nghiệp (chiếm 57%), khó khăn trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thu hút đầu tư...

          (còn tiếp)


Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

TẢN MẠN VỀ TÁNH LINH VÀ CÂU CHUYỆN PHÁT TRIỂN

  • HVK
  • /
  • 15.9.2021 - 13:30

Phần một: TẢN MẠN VỀ TÁNH LINH

kênh thủy lợi

          Nhớ lại thời điểm cuối năm 2020, khi những cánh mai vàng bắt đầu nở sớm trước thềm xuân Tân Sửu, tôi có dịp cùng lãnh đạo huyện tiếp đón một số người con Tánh Linh thành đạt xa quê về, mang theo tâm huyết góp phần kết nối với các nhà đầu tư để xây dựng quê hương.

          Đến Đồng Kho, họ ngỡ ngàng trước cảnh tượng Trung tâm Thánh mẫu Tà Pao rộng lớn, có 389 bậc tam cấp đi lên tượng Đức Mẹ, với hệ thống thác nước, thảm cỏ, rừng cây, hoa cảnh... được chăm sóc tỉ mỉ như một khu du lịch sinh thái “3 sao”. Đứng từ trên Núi Bắc nhìn ra các hướng, họ thấy Núi Ông cao xanh, dòng sông La Ngà uốn khúc, cánh Đồng Lớn bao la trải xa tít tắp chân trời Biển Lạc. Ngạc nhiên hơn, khi họ xuống núi, vào khu nhà vệ sinh rộng lớn, khang trang, sạch đẹp, được lắp đặt hệ thống cảm ứng điện từ, mùi thơm dịu nhẹ tỏa ra và nền nhạc du dương thánh thót... ngỡ tưởng đang ở sân bay quốc tế nào đó chưa về.

          Họ vào đập dâng Tà Pao trong ngày tràn nước, bọt tung trắng xóa, xua tan cái nắng hanh hao của những ngày đầu mùa khô. Phóng tầm mắt từ xa đến gần, họ ngắm Núi Long để ngầm hiểu ra tên gọi của nó, tựa thế rồng cuộn hổ ngồi, bên này là sông La Ngà, bên kia là Quốc lộ 55, đồng thời nằm giữa Núi Ông (Đức Bình) và Núi Bắc (Đồng Kho). Cách Trung tâm Thánh mẫu Tà Pao chỉ khoảng 1km, Núi Long án ngữ “ngã ba đường” Quốc lộ 55 ở khu vực Bắc sông huyện Tánh Linh đi Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), Bảo Lộc (Lâm Đồng), Tân Phú (Đồng Nai). Phía trên Núi Long là dự án Hồ thủy lợi La Ngà 3, sẽ tạo thành hồ nước lớn nhất tỉnh Bình Thuận, vừa được Chỉnh phủ cho chủ trương lập dự án đầu tư. Quả thật, đó là một nơi đắc địa để đầu tư phát triển du lịch sinh thái, với diện tích 68ha, đã được đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng, trong đó có trên 46ha “đất sạch”.

          Trên đường tới thị trấn Lạc Tánh, chiếc xe sang BMW đang bon bon chạy trên Quốc lộ 55 êm ái, bỗng phải hãm phanh từ từ để nhường lối đi cho một đàn trâu qua đường, đoạn ngã ba Cây Xoài ở Đức Bình. Điều này chẳng những không làm cho các vị khách phương xa khó chịu, mà ngược lại, họ vô cùng vui sướng reo lên... “Ồ trâu... trâu!”. Họ dừng xe vào sâu bên lề, bước xuống quay phim, chụp hình... Rồi họ tìm kiếm chủ đàn trâu để hỏi... mua trâu! Chốt! Họ đã mua được hai cặp trâu đem vào Làng sinh thái để... làm du lịch. Đoạn, họ hỏi thêm về những làng nghề, văn hóa bản địa...

          Đến Gia An, họ thích thích thú ngồi trên chiếc ghe bé nhỏ chạy quanh lòng Hồ Biển Lạc, đi qua mấy thảm sen hồng ven bờ, tận thấy “bóng chim tăm cá” hiện ra trước mặt chứ không phải trong thơ ca mơ hồ, cả những cánh cò trắng sinh động đang bay về phía ngút ngàn rừng cao su giáp ranh hai huyện Tánh Linh – Đức Linh...

          Họ bảo ở Tánh Linh có thiên nhiên tươi đẹp và hùng vĩ như Núi Ông, Sông La Ngà, Biển Lạc... Có hệ thống thác nước kỳ thú, như Thác Bà bạc trắng như tuôn ra từ cổng trời, thác Mưa Bay ào ạt vẫy gọi ngày đêm, thác Đầu Trâu hùng hục tuôn trào, thác Trượt như công viên nước thiên thiên, thác Mai thoáng đãng hút hồn, Hồ Tiên như “bầu trời cảnh bụt”... Cùng những câu chuyện linh thiêng đi vào sâu thẳm cõi tâm thức con người liên quan đến Đức Mẹ Tà Pao, Tu viện Quảng Đức, truyền thuyết Thác Bà...

          Họ nghe kể về Chiến thắng lịch sử hào hùng Hoài Đức – Bắc Ruộng, danh chấn toàn miền Nam từ thời trước Giải phóng, sau này trở thành Di tích lịch sử cấp quốc gia. Huyện Tánh Linh được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Những người con được sinh ra hoặc trưởng thành từ Tánh Linh, nay có nhiều người đã thành đạt, vang danh tầm quốc gia và quốc tế trên nhiều lĩnh vực.

          Nhưng hôm nay Tánh Linh vẫn là một huyện miền núi và nghèo. Cơ cấu kinh tế chủ yếu của huyện là Nông – lâm nghiệp (chiếm tỷ trọng 48,74%), Công nghiệp - xây dựng (32,13%) và Dịch vụ - thương mại (19,14%). Tổng thu ngân sách bình quân những năm gần đây khoảng trên dưới 100 tỷ đồng. Những số liệu nêu trên cho thấy huyện Tánh Linh tuy đất đai khá rộng nhưng người không đông, điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Mặc dù tài nguyên đất đai rộng lớn, địa hình đa dạng, sơn thủy hữu tình, sản vật phong phú, với biết bao nhiêu tiềm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp bền vững, du lịch sinh thái – nghĩ dưỡng, công nghiệp chế biến nông lâm sản và các ngành nghề phụ trợ, thương mại dịch vụ liên quan. Tuy nhiên, “điểm nghẽn” của Tánh Linh là hạ tầng giao thông kết nối còn yếu và thiếu đồng bộ, đất đai nhiều nhưng phần lớn là đất lâm nghiệp (chiếm 57%), khó khăn trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thu hút đầu tư...

          (còn tiếp)


Các tin khác