TÁNH LINH: HỘI THẢO MÔ HÌNH NUÔI CÁ THÁT LÁT CƯỜM BẰNG THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP THEO CHUỖI LIÊN KẾT TỪ SẢN XUẤT ĐẾN TIÊU THỤ

Sáng ngày 5/1 Trung tâm khuyến nông Tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội thảo mô hình nuôi cá thát lát bằng thức ăn công nghiệp theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ tại xã Gia An, huyện Tánh Linh. 

     Mô hình nuôi cá thát lát bằng thức ăn công nghiệp theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ tại xã Gia An, Huyện Tánh Linh được triển khai với 8 hộ nuôi lồng bè và 2 hộ nuôi trong ao đất với 21.000 con giống. Khi tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ 100% về giống và 30% thức ăn cho cá. Cuối tháng 6/2017, các hộ tiến hành thả giống, giống tại thời điểm thả đạt kích cỡ 8-10cm/con. Trước khi nuôi, các hộ được tập huấn kỹ thuật "nuôi cá thát lát cườm thương phẩm lồng bè". Trong quá trình nuôi, mỗi tháng 2 lần cán bộ kỹ thuật của Trung tâm theo dõi, kiểm tra đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của cá nhằm tạo điều kiện để mô hình đạt hiệu quả nhất.

     Ông Huỳnh Quốc Trí Sinh thôn 8 xã Gia An, huyện Tánh Linh người được chọn tham gia mô hình cho biết: Cuối tháng 6/2017 được trung tâm khuyến nông Bình Thuận hỗ trợ 4.000 con giống và 30% thức ăn. Sau gần 6 tháng thả nuôi, hiện cá đạt trọng lượng 3-4 con/kg với giá giao động từ 65.000đ-72.000đ/kg sau trừ chi phí thì người nuôi có lãi khá. Ngoài ra, Cá thát lát cườm dễ nuôi, đầu ra thuận lợi, thức ăn cho cá là cá con băm nhỏ trộn với cám thực phẩm tổng hợp. Bên cạnh đó, việc hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cá thát lát cườm không những giúp người dân yên tâm mở rộng sản xuất mà qua đó còn có thể tạo được một sản phẩm có chất lượng, sạch và an toàn mang thương hiệu của cá thát lát Tánh Linh đến với người tiêu dùng.

     Qua tham quan thực tế bà con nông dân đánh giá cao mô hình nuôi cá thát lát bằng thức ăn công nghiệp theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ và mong muốn ngành chức năng Tỉnh và Huyện cần nhân rộng mô hình ra trên toàn địa bàn  để ngưòi dân có thêm nhiều lựa chọn trong việc chuyển đổi cơ cấu con giống trong sản xuất góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngưòi nông dân trên cùng 1 đơn vị diện tích. 


Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

TÁNH LINH: HỘI THẢO MÔ HÌNH NUÔI CÁ THÁT LÁT CƯỜM BẰNG THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP THEO CHUỖI LIÊN KẾT TỪ SẢN XUẤT ĐẾN TIÊU THỤ

Sáng ngày 5/1 Trung tâm khuyến nông Tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội thảo mô hình nuôi cá thát lát bằng thức ăn công nghiệp theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ tại xã Gia An, huyện Tánh Linh. 

     Mô hình nuôi cá thát lát bằng thức ăn công nghiệp theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ tại xã Gia An, Huyện Tánh Linh được triển khai với 8 hộ nuôi lồng bè và 2 hộ nuôi trong ao đất với 21.000 con giống. Khi tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ 100% về giống và 30% thức ăn cho cá. Cuối tháng 6/2017, các hộ tiến hành thả giống, giống tại thời điểm thả đạt kích cỡ 8-10cm/con. Trước khi nuôi, các hộ được tập huấn kỹ thuật "nuôi cá thát lát cườm thương phẩm lồng bè". Trong quá trình nuôi, mỗi tháng 2 lần cán bộ kỹ thuật của Trung tâm theo dõi, kiểm tra đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của cá nhằm tạo điều kiện để mô hình đạt hiệu quả nhất.

     Ông Huỳnh Quốc Trí Sinh thôn 8 xã Gia An, huyện Tánh Linh người được chọn tham gia mô hình cho biết: Cuối tháng 6/2017 được trung tâm khuyến nông Bình Thuận hỗ trợ 4.000 con giống và 30% thức ăn. Sau gần 6 tháng thả nuôi, hiện cá đạt trọng lượng 3-4 con/kg với giá giao động từ 65.000đ-72.000đ/kg sau trừ chi phí thì người nuôi có lãi khá. Ngoài ra, Cá thát lát cườm dễ nuôi, đầu ra thuận lợi, thức ăn cho cá là cá con băm nhỏ trộn với cám thực phẩm tổng hợp. Bên cạnh đó, việc hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cá thát lát cườm không những giúp người dân yên tâm mở rộng sản xuất mà qua đó còn có thể tạo được một sản phẩm có chất lượng, sạch và an toàn mang thương hiệu của cá thát lát Tánh Linh đến với người tiêu dùng.

     Qua tham quan thực tế bà con nông dân đánh giá cao mô hình nuôi cá thát lát bằng thức ăn công nghiệp theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ và mong muốn ngành chức năng Tỉnh và Huyện cần nhân rộng mô hình ra trên toàn địa bàn  để ngưòi dân có thêm nhiều lựa chọn trong việc chuyển đổi cơ cấu con giống trong sản xuất góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngưòi nông dân trên cùng 1 đơn vị diện tích. 


Các tin khác