Nhìn lại sau một năm với công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Tánh Linh.

  • /
  • 15.2.2012 - 9:8

Ngày 25/10/2010, Huyện ủy Tánh Linh ban hành Chỉ thị số 03-CT/HU của về việc tăng cường lãnh đạo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; sau đó, vào ngày 01/4/2011, UBND huyện Tánh Linh cũng ban hành Kế hoạch số 14/KH-UBND để triển khai thực hiện.

Qua kết quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2011 cho thấy, toàn huyện đã tổ chức dạy nghề cho 940 người, đạt 118% kế hoạch tỉnh giao (940/795 người); trong đó, tập trung chủ yếu ở các nghề: Thủ công mỹ nghệ; trồng nấm; may công nghiệp; bảo vệ thực vật; trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su. Ngoài ra, thông qua chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, huyện Tánh Linh cũng đã giải quyết việc làm ổn định cho 2.200 lao động, đạt 100% kế hoạch.

Thực trạng trên cho thấy, lực lượng lao động đã qua đào tạo nghề ở huyện Tánh Linh vẫn còn thấp, cơ cấu đào tạo nghề chưa hợp lý, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, làm hạn chế việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Theo số liệu thống kê, năm 2012 số người có khả năng lao động trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện là 55.091 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm khoảng 70%. Đây là nguồn nhân lực cần được tập trung đầu tư đào tạo nghề, để phục vụ cho phát triển kinh tế của địa phương.

Để khắc phục dần tình trạng lao động nông thôn có qua đào tạo hàng năm được tăng lên; trước mắt trong năm 2012 cần phải ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động, chất lượng việc làm và giá trị lao động, đảm bảo phát triển thị trường lao động ổn định, tạo ra nhiều việc làm, khuyến khích các hình thức tạo việc làm tại chỗ, quan tâm công tác xuất khẩu lao động; mở rộng quy mô, chất lượng công tác đào tạo nghề kết hợp với giải quyết việc làm đảm bảo hợp lý về cơ cấu, ngành nghề và phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động; chuyển đổi cơ cấu lao động phù hợp và đáp ứng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu năm 2012 dạy nghề cho 850 học viên kết hợp với giải quyết việc làm cho 2.500 lao động, giảm tỷ lệ lao động thất nhiệp và lao động nông nhàn trong nhân dân.

Để làm được việc trên:

-Đối với công tác dạy nghề, cần tiếp tục nghiên cứu sâu Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 và Quyết định 294/QĐ-UBND, ngày 27/01/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020; đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề; tập trung xây dựng các ngành nghề phù hợp với nhu cầu của lao động; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn; tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, tư vấn học nghề miễn phí và vận động các hội viên của các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở tham gia học nghề; đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn hơn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích của việc dạy nghề đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, từ đó chủ động tham gia đóng góp tích cực vào công tác dạy nghề.

-Đối với công tác giải quyết việc làm, cần thực hiện đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, chú trọng phát triển các dịch vụ trình độ cao; quy hoạch ổn định các vùng sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở xây dựng nông thôn mới, phối hợp đồng bộ vấn đề giải quyết việc làm, giảm nghèo, khuyến nông, khuyến công … Đầu tư phát triển sản xuất tạo việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thu hút lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp vào làm việc, hỗ trợ các doanh nghiệp có khả năng thu hút nhiều lao động được vay vốn phát triển sản xuất từ nguồn Quỹ hỗ trợ việc làm địa phương; đẩy mạnh phổ biến kiến thức kinh doanh, phương thức làm ăn mới cho người lao động, phát triển nông nghiệp sạch, đặc biệt hỗ trợ nông dân đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường (sản xuất rau sạch, thực phẩm sạch); phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển các làng nghề mới, ưu tiên cho đối tượng ở những vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp vay vốn để chuyển nghề và tự tạo việc làm mới trên cơ sở từ Quỹ hỗ trợ việc làm địa phương./.

                                                                                                           Đặng Văn Mãng


  • |
  • 989
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Nhìn lại sau một năm với công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Tánh Linh.

  • /
  • 15.2.2012 - 9:8

Ngày 25/10/2010, Huyện ủy Tánh Linh ban hành Chỉ thị số 03-CT/HU của về việc tăng cường lãnh đạo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; sau đó, vào ngày 01/4/2011, UBND huyện Tánh Linh cũng ban hành Kế hoạch số 14/KH-UBND để triển khai thực hiện.

Qua kết quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2011 cho thấy, toàn huyện đã tổ chức dạy nghề cho 940 người, đạt 118% kế hoạch tỉnh giao (940/795 người); trong đó, tập trung chủ yếu ở các nghề: Thủ công mỹ nghệ; trồng nấm; may công nghiệp; bảo vệ thực vật; trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su. Ngoài ra, thông qua chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, huyện Tánh Linh cũng đã giải quyết việc làm ổn định cho 2.200 lao động, đạt 100% kế hoạch.

Thực trạng trên cho thấy, lực lượng lao động đã qua đào tạo nghề ở huyện Tánh Linh vẫn còn thấp, cơ cấu đào tạo nghề chưa hợp lý, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, làm hạn chế việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Theo số liệu thống kê, năm 2012 số người có khả năng lao động trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện là 55.091 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm khoảng 70%. Đây là nguồn nhân lực cần được tập trung đầu tư đào tạo nghề, để phục vụ cho phát triển kinh tế của địa phương.

Để khắc phục dần tình trạng lao động nông thôn có qua đào tạo hàng năm được tăng lên; trước mắt trong năm 2012 cần phải ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động, chất lượng việc làm và giá trị lao động, đảm bảo phát triển thị trường lao động ổn định, tạo ra nhiều việc làm, khuyến khích các hình thức tạo việc làm tại chỗ, quan tâm công tác xuất khẩu lao động; mở rộng quy mô, chất lượng công tác đào tạo nghề kết hợp với giải quyết việc làm đảm bảo hợp lý về cơ cấu, ngành nghề và phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động; chuyển đổi cơ cấu lao động phù hợp và đáp ứng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu năm 2012 dạy nghề cho 850 học viên kết hợp với giải quyết việc làm cho 2.500 lao động, giảm tỷ lệ lao động thất nhiệp và lao động nông nhàn trong nhân dân.

Để làm được việc trên:

-Đối với công tác dạy nghề, cần tiếp tục nghiên cứu sâu Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 và Quyết định 294/QĐ-UBND, ngày 27/01/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020; đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề; tập trung xây dựng các ngành nghề phù hợp với nhu cầu của lao động; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn; tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, tư vấn học nghề miễn phí và vận động các hội viên của các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở tham gia học nghề; đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn hơn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích của việc dạy nghề đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, từ đó chủ động tham gia đóng góp tích cực vào công tác dạy nghề.

-Đối với công tác giải quyết việc làm, cần thực hiện đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, chú trọng phát triển các dịch vụ trình độ cao; quy hoạch ổn định các vùng sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở xây dựng nông thôn mới, phối hợp đồng bộ vấn đề giải quyết việc làm, giảm nghèo, khuyến nông, khuyến công … Đầu tư phát triển sản xuất tạo việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thu hút lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp vào làm việc, hỗ trợ các doanh nghiệp có khả năng thu hút nhiều lao động được vay vốn phát triển sản xuất từ nguồn Quỹ hỗ trợ việc làm địa phương; đẩy mạnh phổ biến kiến thức kinh doanh, phương thức làm ăn mới cho người lao động, phát triển nông nghiệp sạch, đặc biệt hỗ trợ nông dân đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường (sản xuất rau sạch, thực phẩm sạch); phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển các làng nghề mới, ưu tiên cho đối tượng ở những vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp vay vốn để chuyển nghề và tự tạo việc làm mới trên cơ sở từ Quỹ hỗ trợ việc làm địa phương./.

                                                                                                           Đặng Văn Mãng


  • |
  • 990
  • |

Các tin khác