Tánh Linh qua một năm triển khai thực hiện các Chương trình trọng tâm của Đại hội Đảng khóa VII

  • /
  • 22.12.2011 - 20:4

Qua một năm triển khai thực hiện các Chương trình trọng tâm của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá VII về phát triển vùng lúa chất lượng cao; nuôi trồng thủy sản; bê tông hoá đường giao thông nông thôn; xây dựng chợ nông thôn các xã và phát triển các khu trung tâm thương mại - dịch vụ thị trấn bước đầu đã có những kết quả nhất định.

Lãnh đạo huyện thăm vùng lúa chất lượng cao ở xã Gia An

Với quyết tâm đưa huyện Tánh Linh tiếp tục phát triển nền kinh tế nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đồng thời tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; bảo đảm an sinh xã hội, giảm hộ nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; nhằm phát huy có hiệu quả những lợi thế và tiềm năng sẵn có trên địa bàn huyện, làm nền tảng vững chắc cho việc phát triển nền kinh tế của huyện nhà một cách bền vững, lâu dài và mang tính chiến lược; Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII đã thống nhất thông qua các chương trình trọng tâm đến năm 2015 gồm:Chương trình phát triển vùng lúa chất lượng cao đạt 3.000 ha; nuôi trồng thủy sản từ 800 - 1.000 ha; bê tông hoá từ 40% đến 50% trên tổng số tuyến đường giao thông nông thôn theo phương thức "Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ"; xây dựng 100% chợ nông thôn các xã và phát triển các khu trung tâm thương mại - dịch vụ khu vực thị trấn.

Để triển khai chủ trương của Đảng bộ đến với đời sống sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh của người dân, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá VII đã cụ thể hoá thành các Nghị quyết chuyên đề làm cơ sở lãnh đạo các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện tổ chức thực hiện; có thể nói, qua một năm triển khai thực hiện với nhiều khó khăn, thách thức; song với quan điểm được xác định, năm 2011 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015); cùng với sự cố gắng, nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện cũng như các cấp, các ngành trong toàn huyện, việc triển khai các chương trình trọng tâm của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.
 
Đối với chương trình phát triển lúa chất lượng cao, huyện đã triển khai gắn với mô hình “4 nhà” để tổ chức thực hiện; theo kế hoạch, trong năm 2011 đã triển khai quy hoạch được 15 xứ đồng (9 xã và thị trấn Lạc Tánh) nhằm bố trí sản xuất với diện tích là 500 ha với 1.182 hộ đăng ký tham gia, đạt chỉ tiêu 100%; đồng thời, tiến hành lập sơ đồ, vị trí sản xuất, xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao áp dụng trong vụ Đông Xuân 2011-2012. Thực hiện việc hỗ trợ một phần giá giống lúa chất lượng cao để chọn các loại giống tốt cung ứng cho nông dân sản xuất; theo đó, đã sử dụng 70.000 kg/500 ha với 3 loại giống chủ lực của huyện (OM6162 là 17.920 kg, OM4900 là 42.280 kg và OM2395 là 9.800 kg) do Công ty Cổ phần giống cây trồng Nha Hố 56.000 kg và Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Đại Nhật Phát 14.000 kg cung cấp với tổng kinh phí mua giống lúa là 819 triệu đồng; trong đó, ngân sách huyện hỗ trợ (40%) là 327,6 triệu đồng, phần nhân dân (60%) là 491,4 triệu đồng. Hiện nay, nông dân trên địa bàn huyện đã thực hiện lịch gieo sạ bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào giữa tháng 12/2011 theo đúng kế hoạch đề ra.
 
Trên cơ sở diện tích sản xuất lúa chất lượng cao được quy hoạch trong năm 2012, huyện sẽ tập trung đồng bộ các giải pháp để đưa vào sản xuất đúng kế hoạch 1.000 ha/10 xã, thị trấn, gồm: Đức Phú 50 ha, Nghị Đức 100 ha, Đức Tân 100 ha, Bắc Ruộng 200 ha, Huy Khiêm 100 ha, Đồng Kho 100 ha, Đức Bình 60 ha, Đức Thuận 50 ha, Lạc Tánh 120 ha và Gia An 120 ha. Chủ động bố trí sản xuất vụ Đông Xuân 2012 – 2013 theo hướng dịch chuyển cơ cấu mùa vụ sớm hơn để thu hoạch kết thúc trong năm kế hoạch.
 
Về chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản cũng được triển khai đồng bộ; theo đó, đã phối hợp với Chi cục thủy sản Bình Thuận tổ chức rà soát lại diện tích nuôi trồng và diện tích ao bàu, khối lượng lồng bè của các hộ nuôi trồng thủy sản tại khu vực hồ Biển Lạc, xã Gia An. Củng cố Chi hội nghề cá xã Nghị Đức và Câu lạc bộ khuyến ngư xã Gia An; phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Bình Thuận chỉ đạo, hỗ trợ UBND xã Gia An và thành lập Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp và Nuôi trồng thủy sản Gia An - Biển Lạc với số lượng xã viên tham gia là 19 người có lồng bè và ao nuôi trồng thủy sản nước ngọt, với triển vọng sẽ giải quyết nhu cầu việc làm từ 500 - 700 lao động của địa phương. Đối với các hộ ở xã Nghị Đức, Bắc Ruộng được thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt, huyện đã giải ngân được 38.580.000 đồng/13 hộ. Ngoài các mô hình nuôi và giống nuôi truyền thống, địa phương đã chú trọng phát triển các mô hình mới như: mô hình nuôi vịt - cá (xã Nghị Đức), mô hình trồng sen - nuôi cá (xã Gia An, xã Bắc Ruộng), mô hình nuôi cá lóc trong ao đất đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong năm 2011, số diện tích nuôi thủy sản trong ao đất là 135/135 ha, đạt 100% kế hoạch; tổng lồng bè nuôi trồng tại hồ Biển Lạc là 33/20 cái, đạt 165% kế hoạch; số lồng bè nuôi cá tầm tại lòng hồ Đa Mi, xã La Ngâu là 100/100 lồng, đạt 100% kế hoạch; năng suất nuôi thủy sản trong ao đất bình quân đạt 09 tấn/ha, sản lượng đạt 1.118 tấn (đạt 80% so với năm 2010).
 
Theo kế hoạch trong năm 2102, huyện sẽ tiếp tục phấn đấu tăng thêm diện tích nuôi trồng đạt 145 ha/14 xã, thị trấn theo Kế hoạch số 35/KH-UBND, ngày 01/8/2011 về phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2011-2015 đã đề ra; đưa số lượng lồng, bè nuôi thủy sản lên 160 lồng bè (Biển Lạc - Gia An: 30 lồng bè, hồ Đa Mi - La Ngâu: 130 lồng);
 
Về phát triển chợ nông thôn, qua quá trình triển khai thực hiện, đến nay chợ nông thôn xã Đức Phú đã được đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng bằng nguồn vốn ngân sách, tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng, tổng diện tích quy hoạch là 10.590 m2, trong đó diện tích đình chợ và các công trình liên quan 7.300 m2. Song song với việc đầu tư chợ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, huyện luôn chú trọng việc huy động nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư xây dựng chợ nông thôn và đã được áp dụng cho xã Gia An, hiện nay chợ Gia An cũng đã được đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng diện tích xây dựng trên 2.000m2, tổng vốn đầu tư xây dựng 6,7 tỷ đồng.
 
Đối với chợ trung tâm thị trấn Lạc Tánh, chợ Đồng Kho, huyện cũng đang tiếp tục đẩy mạnh việc xúc tiến kêu gọi đầu tư cải tạo nâng cấp, mở rộng với hình thức xã hội hóa, hiện đã có nhà đầu tư được chấp thuận chủ trương; dự kiến sẽ khởi công trong quý 1/2012 và hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm theo kế hoạch.

Nâng cấp và sửa chữa tuyến đường giao thông Gia An - Bắc Ruộng

Cùng với các chương trình trọng tâm nêu trên, có thể nói chương trình bê tông hoá giao thông nông thôn đang được các đồng chí lãnh đạo Huyện uỷ và UBND huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hàng đầu, bởi đây là một trong những chương trình cốt lõi, huyết mạch tạo tiền đề cho các hoạt động đầu tư phát triển ở mọi ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện; với tinh thần đó, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã tập trung cụ thể hoá thành Kế hoạch số 11-KH/HU, ngày 22/4/2011 để triển khai thực hiện ngay sau khi Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 16/3/2011 về đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011-2015;

Qua một năm triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ và Kế hoạch của Huyện uỷ về phát triển giao thông nôn thôn trên địa bàn huyện; đến nay huyện đã rà soát hiện trạng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện với tổng chiều dài là 366,1 km với nhu cầu kinh phí khoảng 366,1 tỷ đồng; hiện đã lập kế hoạch làm điểm đường giao thông nông thôn năm 2011 gửi về tỉnh với tổng chiều dài 0,32 km; tổng kinh phí 331,213 triệu đồng; trong đó: xã Đức Tân đầu tư 0,2 km, thị trấn Lạc Tánh đầu tư 0,12 km. Trong kế hoạch làm đường giao thông nông thôn năm 2012, huyện cũng xây dựng dự toán và gửi về tỉnh với tổng chiều dài 29,245 km và 53 cống; tổng kinh phí 29.668.185.748 đồng. Trong đó dự kiến nguồn vốn tỉnh hỗ trợ 14.695.722.442 đồng, huyện hỗ trợ 4.522.254.068 đồng và vốn nhân dân đóng góp là 10.450.209.238 đồng.
 
Theo chủ trương thì nguồn kinh phí 15% huyện hỗ trợ cho các xã, thị trấn làm giao thông nông thôn hàng năm là khoảng từ 5 - 7 tỷ đồng, đây là một khoản ngân sách khá lớn so với thực tế nguồn thu của huyện để có thể đảm bảo cân đối cho phát triển giao thông nông thôn; mặt khác, nguồn vốn ngân sách tỉnh để tập trung đầu tư vào lĩnh vực này cũng đang còn là bài toán cần phải tính toán mới có thể đảm bảo cân đối đồng bộ cho các địa phương thực hiện theo kế hoạch. Có thể nói, quan điểm, chủ trương của tỉnh và huyện thì đã rõ, song vấn đề cần phải bàn là cách thức, phương pháp tổ chức thực hiện ở cơ sở; để có một giải pháp thực hiện hiệu quả và đồng bộ trên địa bàn huyện, các vấn đề nêu trên cũng đã được các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đánh giá, thảo luận và thẳng thắn nhìn nhận “việc triển khai thực hiện chương trình trọng tâm của Huyện uỷ về phát triển giao thông nông thôn tuy có cố gắng, nhưng nhìn chung tiến độ vẫn còn chậm, lúng túng trong phương pháp triển khai, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách nhà nước...”; theo đó, đã tiếp tục chỉ đạo các ngành, các cấp trên địa bàn huyện đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức quán triệt, học tập chủ trương của tỉnh và huyện đến từng người dân; đồng thời phải có sự trao đổi, thảo luận và thống nhất với người dân trong việc xây dựng phương án thực hiện, đảm bảo sự linh hoạt trong việc áp dụng đối với từng địa bàn, đối tượng dân cư.

Thiết nghĩ, với sự quyết tâm cao của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà cùng với những kết quả bước đầu đã đạt được trong năm 2011, hi vọng trong năm 2012, các chương trình trọng tâm của Đảng bộ huyện sẽ được tổ chức thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra như mong muốn ./.

Nguyễn Thiêm


  • |
  • 898
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Tánh Linh qua một năm triển khai thực hiện các Chương trình trọng tâm của Đại hội Đảng khóa VII

  • /
  • 22.12.2011 - 20:4

Qua một năm triển khai thực hiện các Chương trình trọng tâm của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá VII về phát triển vùng lúa chất lượng cao; nuôi trồng thủy sản; bê tông hoá đường giao thông nông thôn; xây dựng chợ nông thôn các xã và phát triển các khu trung tâm thương mại - dịch vụ thị trấn bước đầu đã có những kết quả nhất định.

Lãnh đạo huyện thăm vùng lúa chất lượng cao ở xã Gia An

Với quyết tâm đưa huyện Tánh Linh tiếp tục phát triển nền kinh tế nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đồng thời tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; bảo đảm an sinh xã hội, giảm hộ nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; nhằm phát huy có hiệu quả những lợi thế và tiềm năng sẵn có trên địa bàn huyện, làm nền tảng vững chắc cho việc phát triển nền kinh tế của huyện nhà một cách bền vững, lâu dài và mang tính chiến lược; Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII đã thống nhất thông qua các chương trình trọng tâm đến năm 2015 gồm:Chương trình phát triển vùng lúa chất lượng cao đạt 3.000 ha; nuôi trồng thủy sản từ 800 - 1.000 ha; bê tông hoá từ 40% đến 50% trên tổng số tuyến đường giao thông nông thôn theo phương thức "Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ"; xây dựng 100% chợ nông thôn các xã và phát triển các khu trung tâm thương mại - dịch vụ khu vực thị trấn.

Để triển khai chủ trương của Đảng bộ đến với đời sống sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh của người dân, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá VII đã cụ thể hoá thành các Nghị quyết chuyên đề làm cơ sở lãnh đạo các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện tổ chức thực hiện; có thể nói, qua một năm triển khai thực hiện với nhiều khó khăn, thách thức; song với quan điểm được xác định, năm 2011 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015); cùng với sự cố gắng, nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện cũng như các cấp, các ngành trong toàn huyện, việc triển khai các chương trình trọng tâm của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.
 
Đối với chương trình phát triển lúa chất lượng cao, huyện đã triển khai gắn với mô hình “4 nhà” để tổ chức thực hiện; theo kế hoạch, trong năm 2011 đã triển khai quy hoạch được 15 xứ đồng (9 xã và thị trấn Lạc Tánh) nhằm bố trí sản xuất với diện tích là 500 ha với 1.182 hộ đăng ký tham gia, đạt chỉ tiêu 100%; đồng thời, tiến hành lập sơ đồ, vị trí sản xuất, xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao áp dụng trong vụ Đông Xuân 2011-2012. Thực hiện việc hỗ trợ một phần giá giống lúa chất lượng cao để chọn các loại giống tốt cung ứng cho nông dân sản xuất; theo đó, đã sử dụng 70.000 kg/500 ha với 3 loại giống chủ lực của huyện (OM6162 là 17.920 kg, OM4900 là 42.280 kg và OM2395 là 9.800 kg) do Công ty Cổ phần giống cây trồng Nha Hố 56.000 kg và Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Đại Nhật Phát 14.000 kg cung cấp với tổng kinh phí mua giống lúa là 819 triệu đồng; trong đó, ngân sách huyện hỗ trợ (40%) là 327,6 triệu đồng, phần nhân dân (60%) là 491,4 triệu đồng. Hiện nay, nông dân trên địa bàn huyện đã thực hiện lịch gieo sạ bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào giữa tháng 12/2011 theo đúng kế hoạch đề ra.
 
Trên cơ sở diện tích sản xuất lúa chất lượng cao được quy hoạch trong năm 2012, huyện sẽ tập trung đồng bộ các giải pháp để đưa vào sản xuất đúng kế hoạch 1.000 ha/10 xã, thị trấn, gồm: Đức Phú 50 ha, Nghị Đức 100 ha, Đức Tân 100 ha, Bắc Ruộng 200 ha, Huy Khiêm 100 ha, Đồng Kho 100 ha, Đức Bình 60 ha, Đức Thuận 50 ha, Lạc Tánh 120 ha và Gia An 120 ha. Chủ động bố trí sản xuất vụ Đông Xuân 2012 – 2013 theo hướng dịch chuyển cơ cấu mùa vụ sớm hơn để thu hoạch kết thúc trong năm kế hoạch.
 
Về chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản cũng được triển khai đồng bộ; theo đó, đã phối hợp với Chi cục thủy sản Bình Thuận tổ chức rà soát lại diện tích nuôi trồng và diện tích ao bàu, khối lượng lồng bè của các hộ nuôi trồng thủy sản tại khu vực hồ Biển Lạc, xã Gia An. Củng cố Chi hội nghề cá xã Nghị Đức và Câu lạc bộ khuyến ngư xã Gia An; phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Bình Thuận chỉ đạo, hỗ trợ UBND xã Gia An và thành lập Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp và Nuôi trồng thủy sản Gia An - Biển Lạc với số lượng xã viên tham gia là 19 người có lồng bè và ao nuôi trồng thủy sản nước ngọt, với triển vọng sẽ giải quyết nhu cầu việc làm từ 500 - 700 lao động của địa phương. Đối với các hộ ở xã Nghị Đức, Bắc Ruộng được thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt, huyện đã giải ngân được 38.580.000 đồng/13 hộ. Ngoài các mô hình nuôi và giống nuôi truyền thống, địa phương đã chú trọng phát triển các mô hình mới như: mô hình nuôi vịt - cá (xã Nghị Đức), mô hình trồng sen - nuôi cá (xã Gia An, xã Bắc Ruộng), mô hình nuôi cá lóc trong ao đất đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong năm 2011, số diện tích nuôi thủy sản trong ao đất là 135/135 ha, đạt 100% kế hoạch; tổng lồng bè nuôi trồng tại hồ Biển Lạc là 33/20 cái, đạt 165% kế hoạch; số lồng bè nuôi cá tầm tại lòng hồ Đa Mi, xã La Ngâu là 100/100 lồng, đạt 100% kế hoạch; năng suất nuôi thủy sản trong ao đất bình quân đạt 09 tấn/ha, sản lượng đạt 1.118 tấn (đạt 80% so với năm 2010).
 
Theo kế hoạch trong năm 2102, huyện sẽ tiếp tục phấn đấu tăng thêm diện tích nuôi trồng đạt 145 ha/14 xã, thị trấn theo Kế hoạch số 35/KH-UBND, ngày 01/8/2011 về phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2011-2015 đã đề ra; đưa số lượng lồng, bè nuôi thủy sản lên 160 lồng bè (Biển Lạc - Gia An: 30 lồng bè, hồ Đa Mi - La Ngâu: 130 lồng);
 
Về phát triển chợ nông thôn, qua quá trình triển khai thực hiện, đến nay chợ nông thôn xã Đức Phú đã được đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng bằng nguồn vốn ngân sách, tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng, tổng diện tích quy hoạch là 10.590 m2, trong đó diện tích đình chợ và các công trình liên quan 7.300 m2. Song song với việc đầu tư chợ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, huyện luôn chú trọng việc huy động nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư xây dựng chợ nông thôn và đã được áp dụng cho xã Gia An, hiện nay chợ Gia An cũng đã được đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng diện tích xây dựng trên 2.000m2, tổng vốn đầu tư xây dựng 6,7 tỷ đồng.
 
Đối với chợ trung tâm thị trấn Lạc Tánh, chợ Đồng Kho, huyện cũng đang tiếp tục đẩy mạnh việc xúc tiến kêu gọi đầu tư cải tạo nâng cấp, mở rộng với hình thức xã hội hóa, hiện đã có nhà đầu tư được chấp thuận chủ trương; dự kiến sẽ khởi công trong quý 1/2012 và hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm theo kế hoạch.

Nâng cấp và sửa chữa tuyến đường giao thông Gia An - Bắc Ruộng

Cùng với các chương trình trọng tâm nêu trên, có thể nói chương trình bê tông hoá giao thông nông thôn đang được các đồng chí lãnh đạo Huyện uỷ và UBND huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hàng đầu, bởi đây là một trong những chương trình cốt lõi, huyết mạch tạo tiền đề cho các hoạt động đầu tư phát triển ở mọi ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện; với tinh thần đó, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã tập trung cụ thể hoá thành Kế hoạch số 11-KH/HU, ngày 22/4/2011 để triển khai thực hiện ngay sau khi Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 16/3/2011 về đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011-2015;

Qua một năm triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ và Kế hoạch của Huyện uỷ về phát triển giao thông nôn thôn trên địa bàn huyện; đến nay huyện đã rà soát hiện trạng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện với tổng chiều dài là 366,1 km với nhu cầu kinh phí khoảng 366,1 tỷ đồng; hiện đã lập kế hoạch làm điểm đường giao thông nông thôn năm 2011 gửi về tỉnh với tổng chiều dài 0,32 km; tổng kinh phí 331,213 triệu đồng; trong đó: xã Đức Tân đầu tư 0,2 km, thị trấn Lạc Tánh đầu tư 0,12 km. Trong kế hoạch làm đường giao thông nông thôn năm 2012, huyện cũng xây dựng dự toán và gửi về tỉnh với tổng chiều dài 29,245 km và 53 cống; tổng kinh phí 29.668.185.748 đồng. Trong đó dự kiến nguồn vốn tỉnh hỗ trợ 14.695.722.442 đồng, huyện hỗ trợ 4.522.254.068 đồng và vốn nhân dân đóng góp là 10.450.209.238 đồng.
 
Theo chủ trương thì nguồn kinh phí 15% huyện hỗ trợ cho các xã, thị trấn làm giao thông nông thôn hàng năm là khoảng từ 5 - 7 tỷ đồng, đây là một khoản ngân sách khá lớn so với thực tế nguồn thu của huyện để có thể đảm bảo cân đối cho phát triển giao thông nông thôn; mặt khác, nguồn vốn ngân sách tỉnh để tập trung đầu tư vào lĩnh vực này cũng đang còn là bài toán cần phải tính toán mới có thể đảm bảo cân đối đồng bộ cho các địa phương thực hiện theo kế hoạch. Có thể nói, quan điểm, chủ trương của tỉnh và huyện thì đã rõ, song vấn đề cần phải bàn là cách thức, phương pháp tổ chức thực hiện ở cơ sở; để có một giải pháp thực hiện hiệu quả và đồng bộ trên địa bàn huyện, các vấn đề nêu trên cũng đã được các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đánh giá, thảo luận và thẳng thắn nhìn nhận “việc triển khai thực hiện chương trình trọng tâm của Huyện uỷ về phát triển giao thông nông thôn tuy có cố gắng, nhưng nhìn chung tiến độ vẫn còn chậm, lúng túng trong phương pháp triển khai, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách nhà nước...”; theo đó, đã tiếp tục chỉ đạo các ngành, các cấp trên địa bàn huyện đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức quán triệt, học tập chủ trương của tỉnh và huyện đến từng người dân; đồng thời phải có sự trao đổi, thảo luận và thống nhất với người dân trong việc xây dựng phương án thực hiện, đảm bảo sự linh hoạt trong việc áp dụng đối với từng địa bàn, đối tượng dân cư.

Thiết nghĩ, với sự quyết tâm cao của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà cùng với những kết quả bước đầu đã đạt được trong năm 2011, hi vọng trong năm 2012, các chương trình trọng tâm của Đảng bộ huyện sẽ được tổ chức thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra như mong muốn ./.

Nguyễn Thiêm


  • |
  • 899
  • |

Các tin khác