TIN MỚI NHẤT

TÁNH LINH: Qua 5 năm triển khai, thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TU, ngày 01/8/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống các cấp”

  • /
  • 1.4.2013 - 14:29

Vừa qua, Ban Thường vụ Huyện uỷ Tánh Linh tổ chức hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TU, ngày 01/8/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống các cấp”.

       Đánh giá kết quả tại hội nghị nêu: tính đến nay huyện Tánh Linh đã cơ bản hoàn thành công tác biên soạn lịch sử truyền thống đảng bộ cơ sở xã, thị trấn. Đây là sự nổ lực cố gắng của Ban Chỉ đạo biên soạn huyện và Đảng ủy các xã, thị trấn trong công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương. Ngay khi Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành, Ban Thường vụ Huyện ủy xác định công tác nghiên cứu biên soạn, tuyên truyền lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống các cấp là nhiệm vụ hết sức quan trọng, góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân Tánh Linh qua các thời kỳ chống mỹ cứu nước và trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng này, Ban Thường vụ Huyện ủy tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống các cấp, xem đây là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và xuyên suốt.

      Tiếp thu tinh thần Chỉ thị số 37-CT/TU, ngày 01/8/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác”, Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức mở Hội nghị quán triệt nội dung chỉ thị 37 cho toàn cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện; chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy hướng dẫn các chi, đảng bộ cơ sở tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ cán bộ đảng viên của cơ quan, đơn vị, địa phương để nắm bắt chủ trương và tổ chức triển khai thực hiện; với nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp với từng cơ quan, đơn vị, tổ chức tuyên truyền lồng ghép trong các buổi sinh hoạt cơ quan, sinh hoạt chi bộ, thông tin thời sự hàng quý, đồng thời chỉ đạo khối Mặt trận-đoàn thể các cấp quán triệt bằng nhiều biện pháp phù hợp để tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên. Quá trình thực hiện Chỉ thị, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành nhiều thể loại văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra tiến độ các địa phương về công tác biên soạn lịch sử truyền thống các xã, thị trấn. Cấp ủy Đảng và Ban chỉ đạo các cấp tích cực, tập trung chỉ đạo công tác biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống ở địa phương mình theo kế hoạch đề ra.

      Cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể các cấp có chuyển biến rõ rệt về nhận thức vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống; coi đây là việc làm hết sức cần thiết, cơ bản và lâu dài nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, đồng thời lưu giữ tư liệu cho địa phương.

      Công tác củng cố Ban Chỉ đạo từ huyện đến cơ sở luôn được Cấp ủy các cấp thường xuyên quan tâm chú trọng, cơ cấu thành viên BCĐ đảm bảo được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Quá trình tổ chức thực hiện BTV Huyện uỷ thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, giúp các xã triển khai có chất lượng các bước biên soạn (từ khâu khai thác tư liệu cho đến biên soạn các lần và mở Hội thảo). Định kỳ hàng tháng thông qua các cuộc họp giao ban và hàng quí thông qua cuộc họp Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình thực hiện và triển khai phương hướng thực hiện cho từng xã, thị trấn theo từng thời gian cụ thể. Kinh phí cho công tác biên soạn lịch sử truyền thống các địa phương được UBND huyện quan tâm kịp thời; việc triển khai cấp phát kinh phí cho các xã, thị trấn luôn có sự phối hợp chặt chẽ của Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện. Kinh phí được cấp theo tiến độ kết quả công việc đối với từng xã, thị trấn, bên cạnh đó công tác thu chi và thanh quyết toán của các địa phương được phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tích cực hướng dẫn cụ thể đảm bảo theo quy định tài chính hiện hành.

      Số lượng các công trình lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống địa phương đã được xuất bản. Trước khi có chỉ thị 37 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chỉ đạo biên soạn lịch sử truyền thống của huyện đã triển khai công tác biên soạn in ấn và phát hành được 03 đầu sách.

      - Năm 1993 phát hành cuốn “Tánh Linh những trận đánh tiêu biểu”.

      - Tháng 01/2002 phát hành cuốn “Tánh Linh truyền thống đấu tranh cách mạng 1945-1975”.

      - Tháng 5/2007 phát hành cuốn “Huyện Tánh Linh 25 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, 1975-2000”.

      Từ sau năm 2008 đến nay, thực hiện tinh thần Chỉ thị số 37 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo các cấp, các ngành, nhất là đối với cấp ủy các xã, thị trấn tập trung công tác biên soạn lịch sử truyền thống địa phương, đã in ấn xuất bản, phát hành lịch sử truyền thống địa phương cho 06 xã, chỉ đạo hoàn thành công tác biên soạn cho 07 xã.

      - Tháng 9/2010, xuất bản tập sách “ Gia An 50 năm đấu tranh xây dựng và phát triển (1958-2008)”.

      - Tháng 10/2010, xuất bản tập sách “ Lịch sử truyền thống xã Suối Kiết (1945-2010)” .

      - Tháng 6/2011, xuất bản tập sách “ Đức Phú 35 năm hình thành và phát triển (1975-2010)”.

      - Tháng 7/2011, xuất bản tập sách“ Bắc Ruộng những mốc son Lịch sử (1957-2010)”.

      - Tháng 10/2011, xuất bản tập sách “ Gia Huynh 50 năm đấu tranh và xây dựng (1960-2010)”.

      - Tháng 12/2011, xuất bản tập sách “ Lịch sử truyền thống xã Đức Thuận (1960-2010)”.

      - Các công trình đã biên soạn hoàn chỉnh đang trình Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thẩm định gồm 07 xã:

      - Đức Tân “ Lịch sử truyền thống xã Đức Tân giai đọan (1975-2010)”.

      - Măng Tố “ Lịch sử truyền thống xã Măng Tố giai đọan (1945-2010)”.

      - La Ngâu “ Truyền thống đấu tranh Cách mạng xã La Ngâu giai đọan (1950-2010)”.

      - Huy Khiêm“ Lịch sử truyền thống kháng chiến cứu nước và xây dựng quê hương xã Huy Khiêm giai đọan (1960-2010)”.

      - Đồng Kho “ 60 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển 1950-2010)”.

      - Nghị Đức “ Lịch sử truyền thống xã Nghị Đức giai đoạn (1960-2010)”.

      - Đức Bình “ Lịch sử truyền thống xã Đức Bình giai đọan (1945-2010)”.

       Nhìn chung công tác biên soạn lịch sử ở địa phương đảm bảo chất lượng đạt yêu cầu, đảm bảo tính Đảng, tính khoa học và tính lịch sử, thực hiện đúng quy trình các bước theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nội dung các tập lịch sử đã xuất bản thể hiện rõ các Chương, mục theo trình tự chung, có hình ảnh, phụ lục kèm theo, phản ánh trung thực, sinh động, chính xác với những sự kiện lịch sử chung của tỉnh, đất nước và thực tiễn ở địa phương.

      Công tác tuyên truyền và giảng dạy lịch sử truyền thống trong hệ thống các trường học trên địa bàn huyện:

      - Công tác tuyên truyền lịch sử truyền thống địa phương được tập trung chú trọng. Cấp ủy tập trung chỉ đạo địa phương, các ngành, cơ quan đơn vị tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho cán bộ, đảng viên; chỉ đạo cơ quan tuyên truyền xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, chỉ đạo Đài truyền thanh - truyền hình huyện mở chuyên mục tuyên truyền trên sóng phát thanh hàng tuần với thời lượng 10 phút/chuyên mục, nội dung chủ yếu tuyên truyền lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Thuận, Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Tánh Linh.

      Cấp ủy các xã, thị trấn, chỉ đạo công tác tuyên truyền lịch sử truyền thống địa phương được thực hiện thường xuyên và bằng nhiều hình thức phù hợp, thiết thực. Công tác giảng dạy lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống trong hệ thống các trường phổ thông trên địa bàn huyện, thực hiện theo chương trình của Bộ giáo dục quy định; Từ bật tiểu học (lớp 4,5) đến Cấp II, III mỗi năm 02-3 tiết/năm tập trung chủ yếu là lịch sử truyền thống Đảng bộ tỉnh Bình Thuận, lịch sử truyền thống Tánh Linh, ngoài ra được triển khai lồng ghép giảng dạy trong bộ môn lịch sử, các gìơ ngoại khoá, chương trình phát thanh học đường, hội thi, hội diễn, sân khấu hoá...

      Một số kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền lịch sử truyền thống Các Cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhất là cơ sở phải nhận thức rõ tầm quan trọng của biên soạn lịch sử lịch sử truyền thống, cấp ủy địa phương nào có chú trọng, quan tâm chỉ đạo sẽ làm tốt công tác biên soạn lịch sử truyền thống của địa phương mình.

      Trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác biên soạn cần phải bám sát chủ trương, Nghị quyết của Đảng, cần vận dụng có hiệu quả với tình hình thực tế ở địa phương. Không rập khuôn, máy móc nhưng phải tôn trọng sự kiện lịch sử, tính khách quan tất yếu của những sự kiện lịch sử đó.

      Phải thật sự coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác lịch sử Đảng, nhất là cấp cơ sở. Phát huy dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến đóng góp của quần chúng, lão thành cách mạng, những cá nhân, tập thể để hòan thành biên soạn lịch sử có chất lượng và hiệu quả cao.

      Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử truyền thống  đảng bộ, lịch sử truyền thống các cấp, nhất là đôn đốc đẩy nhanh công tác thẩm định, chỉ đạo tập trung in ấn phát hành lịch sử truyền thống các xã, thị trấn còn lại, phấn đấu hoàn thành vào trong năm 2013; phối hợp với ngành giáo dục huyện nghiên cứu đưa lịch sử truyền thống huyện Tánh Linh, lịch sử truyền thống các xã, thị trấn vào giảng dạy rộng rãi trong các trường phổ thông trên địa bàn huyện; Phối hợp với các ngành tiến hành viết lịch sử ngành sau khi có sự chỉ đạo, trước mắt là lịch sử truyền thống các cơ quan khối Đảng, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện; các cơ quan Văn hóa thông tin, giáo dục, y tế...; Tiếp tục tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban chỉ đạo biên soạn lịch sử truyền thống huyện có kế hoạch lấy ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân để chỉnh sữa, bổ sung tái bản cuốn lịch sử truyền thống Đảng bộ huyện Tánh Linh, đồng thời xây dựng kế hoạch viết tiếp lịch sử đảng bộ huyện từ năm 2011 đến 2015.

Phạm Dũng


  • |
  • 1792
  • |

Các tin khác