TÁNH LINH: HỘI VIÊN NÔNG DÂN TẠO VIỆC LÀM CHO BÀ CON DÂN TỘC THIỂU SỐ

Đến tại thôn 02, xã Suối Kiết, huyện Tánh Linh hỏi anh Thái cơ sở đũa Thái Nguyên, bà con dân tộc thiểu số tại đây ai cũng biết. Nhiều năm qua, anh xây dựng cơ sở đũa giúp đỡ cho 20 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số ở Suối Kiết có việc làm và thu nhập ổn định.

Anh Thái đang hướng dẫn cách làm đũa cho bà con dân tộc thiểu số

     Chúng tôi đến thăm được gia đình anh tiếp đón niềm nở, anh cho biết cơ sở đũa Thái Nguyên được đứng vững cho đến ngày hôm nay rất là gian nan vất vả: Thấy bà con dân tộc thiểu số ở đây không có việc làm, công lao động nhàn rỗi nhiều, gia đình rất khó khăn, tại xã Suối Kiết thì cây lá buông nhiều nhưng chưa có cơ sở làm đũa. Năm 2001, anh cùng với 6 anh người bạn tìm thầy dạy nghề cho bà con dân tộc thiểu số để làm đũa. Mỗi người bỏ tiền túi ra 3 triệu đồng, được 18 triệu đồng mời một người quen ở tỉnh Ninh Thuận có xưởng đũa về dạy nghề, có sự hỗ trợ của vợ anh là chị Nguyễn Thị Đông Thu đã từng tốt nghiệp tiểu thủ công nghiệp cùng dạy cho khoảng 30 đến 40 người bà con dân tộc thiểu số. Lớp học gần 01 tháng rưỡi thì hoàn thành chương trình. Bắt đầu anh triển khai, chỉ mới làm đũa gỗ, anh em bạn bè đem ít gỗ Trắc, Cẩm để làm dùng cho gia đình và tặng, cho bạn bè. Thành phẩm để xuất là số đũa gỗ Căm xe, Sao đá đem đi chào hàng tại thành phố và các nơi, do chưa có kinh nghiệm trong việc mua bán nên không có lãi…” Ngày công lúc này để trả cho bà con là 7.000 đồng/ngày. Sau một năm mới thành công, anh in tờ quảng cáo nhờ bạn bè tìm đối tác xuất hàng. Năm 2002, anh em trong tổ giao lại cho anh để làm Tổ trưởng, gia đình anh đã đầu tư mua 01 máy cắt, 3 máy làm nhám nhỏ, 01 máy làm nhám lớn, 01 máy đánh bóng gần 70 triệu đồng. Lúc đầu mua sóng lá tại địa phương, những năm sau thiếu hàng anh phải mua thêm ở Phan Thiết, Biên Hòa, TP Hồ Chí Minh, Cam Pu Chia, ở Huế là nhiều nhất. Hiện nay, 01 tấn sóng lá nhập kho để làm đũa từ 10 triệu đồng - 12 triệu đồng, mỗi chuyến hàng anh lấy từ 5 tấn đến 8 tấn, giá thành một chuyến từ 60 triệu đồng đến 90 triệu đồng. Cơ sở của anh đã duy trì cho đến nay gồm 20 lao động đều là bà con dân tộc thiểu số, ngày công của bà con hiện nay khoảng 80.000 đồng - 150.000 đồng. Anh cho biết: làm đũa tận dụng được rất nhiều thời gian nhàn rỗi, chỉ có 04 người làm tại cơ sở, 20 người là nhận hàng chẻ sẵn về nhà để vót. Cơ sở anh vẫn thiếu vốn để đầu tư, năm qua nhờ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện đã cho cơ sở anh vay 38 triệu đồng để mua hàng, nhưng nguồn vốn ít, chưa đủ để đầu tư với quy mô lớn, thu hút nhiều lao động ở đây. Chủ yếu là tạo được việc làm cho bà con, chứ hàng tháng trừ chi phí đầu tư gia đình anh chỉ lãi được khoảng 6 triệu đến 7 triệu đồng cho 03 lao động của gia đình, chủ yếu nguồn thu nhập gia đình anh là mới khai thác 03 ha cao su.

     Tôi gặp chị Mang Thị Diệu trên 30 tuổi đang làm tại cơ sở đũa anh Thái cho biết: Chị có 03 người con, gia đình khó khăn nhờ làm việc tại cơ sở đũa anh Thái mà gia đình chị có thu nhập đều đặn hàng ngày khoảng 150.000 đồng, hiện nay đã có 01 cháu ra trường đang là giáo viên mẫu giáo, 01 cháu đang học cấp 3 và 01 cháu còn nhỏ…ở đây bà con rất quý mến gia đình anh Thái và biết ơn gia đình anh Thái đã tạo việc làm tăng thêm thu nhập.

     Là hội viên nông dân anh luôn gương mẫu, tích cực đi đầu trong các phong trào do Hội tổ chức. Song song với việc tạo nghề, gia đình anh còn làm kinh tế giỏi, nhiều năm liền gia đình anh đạt tiêu chuẩn hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp xã, cấp huyện. Anh thật sự xứng đáng là tấm gương người hội viên nông dân tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới.


Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

TÁNH LINH: HỘI VIÊN NÔNG DÂN TẠO VIỆC LÀM CHO BÀ CON DÂN TỘC THIỂU SỐ

Đến tại thôn 02, xã Suối Kiết, huyện Tánh Linh hỏi anh Thái cơ sở đũa Thái Nguyên, bà con dân tộc thiểu số tại đây ai cũng biết. Nhiều năm qua, anh xây dựng cơ sở đũa giúp đỡ cho 20 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số ở Suối Kiết có việc làm và thu nhập ổn định.

Anh Thái đang hướng dẫn cách làm đũa cho bà con dân tộc thiểu số

     Chúng tôi đến thăm được gia đình anh tiếp đón niềm nở, anh cho biết cơ sở đũa Thái Nguyên được đứng vững cho đến ngày hôm nay rất là gian nan vất vả: Thấy bà con dân tộc thiểu số ở đây không có việc làm, công lao động nhàn rỗi nhiều, gia đình rất khó khăn, tại xã Suối Kiết thì cây lá buông nhiều nhưng chưa có cơ sở làm đũa. Năm 2001, anh cùng với 6 anh người bạn tìm thầy dạy nghề cho bà con dân tộc thiểu số để làm đũa. Mỗi người bỏ tiền túi ra 3 triệu đồng, được 18 triệu đồng mời một người quen ở tỉnh Ninh Thuận có xưởng đũa về dạy nghề, có sự hỗ trợ của vợ anh là chị Nguyễn Thị Đông Thu đã từng tốt nghiệp tiểu thủ công nghiệp cùng dạy cho khoảng 30 đến 40 người bà con dân tộc thiểu số. Lớp học gần 01 tháng rưỡi thì hoàn thành chương trình. Bắt đầu anh triển khai, chỉ mới làm đũa gỗ, anh em bạn bè đem ít gỗ Trắc, Cẩm để làm dùng cho gia đình và tặng, cho bạn bè. Thành phẩm để xuất là số đũa gỗ Căm xe, Sao đá đem đi chào hàng tại thành phố và các nơi, do chưa có kinh nghiệm trong việc mua bán nên không có lãi…” Ngày công lúc này để trả cho bà con là 7.000 đồng/ngày. Sau một năm mới thành công, anh in tờ quảng cáo nhờ bạn bè tìm đối tác xuất hàng. Năm 2002, anh em trong tổ giao lại cho anh để làm Tổ trưởng, gia đình anh đã đầu tư mua 01 máy cắt, 3 máy làm nhám nhỏ, 01 máy làm nhám lớn, 01 máy đánh bóng gần 70 triệu đồng. Lúc đầu mua sóng lá tại địa phương, những năm sau thiếu hàng anh phải mua thêm ở Phan Thiết, Biên Hòa, TP Hồ Chí Minh, Cam Pu Chia, ở Huế là nhiều nhất. Hiện nay, 01 tấn sóng lá nhập kho để làm đũa từ 10 triệu đồng - 12 triệu đồng, mỗi chuyến hàng anh lấy từ 5 tấn đến 8 tấn, giá thành một chuyến từ 60 triệu đồng đến 90 triệu đồng. Cơ sở của anh đã duy trì cho đến nay gồm 20 lao động đều là bà con dân tộc thiểu số, ngày công của bà con hiện nay khoảng 80.000 đồng - 150.000 đồng. Anh cho biết: làm đũa tận dụng được rất nhiều thời gian nhàn rỗi, chỉ có 04 người làm tại cơ sở, 20 người là nhận hàng chẻ sẵn về nhà để vót. Cơ sở anh vẫn thiếu vốn để đầu tư, năm qua nhờ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện đã cho cơ sở anh vay 38 triệu đồng để mua hàng, nhưng nguồn vốn ít, chưa đủ để đầu tư với quy mô lớn, thu hút nhiều lao động ở đây. Chủ yếu là tạo được việc làm cho bà con, chứ hàng tháng trừ chi phí đầu tư gia đình anh chỉ lãi được khoảng 6 triệu đến 7 triệu đồng cho 03 lao động của gia đình, chủ yếu nguồn thu nhập gia đình anh là mới khai thác 03 ha cao su.

     Tôi gặp chị Mang Thị Diệu trên 30 tuổi đang làm tại cơ sở đũa anh Thái cho biết: Chị có 03 người con, gia đình khó khăn nhờ làm việc tại cơ sở đũa anh Thái mà gia đình chị có thu nhập đều đặn hàng ngày khoảng 150.000 đồng, hiện nay đã có 01 cháu ra trường đang là giáo viên mẫu giáo, 01 cháu đang học cấp 3 và 01 cháu còn nhỏ…ở đây bà con rất quý mến gia đình anh Thái và biết ơn gia đình anh Thái đã tạo việc làm tăng thêm thu nhập.

     Là hội viên nông dân anh luôn gương mẫu, tích cực đi đầu trong các phong trào do Hội tổ chức. Song song với việc tạo nghề, gia đình anh còn làm kinh tế giỏi, nhiều năm liền gia đình anh đạt tiêu chuẩn hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp xã, cấp huyện. Anh thật sự xứng đáng là tấm gương người hội viên nông dân tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới.


Các tin khác