TÁNH LINH TRƯỚC VẬN HỘI PHÁT TRIỂN MỚI

  • /
  • 8.4.2014 - 7:6

Tánh Linh có điều kiện tự nhiên khá đa dạng và phong phú, hội tụ cả hai yếu tố sơn – thủy hữu tình, với tổng diện tích 117.422 ha; vừa có có hệ thống núi sót lại cuối dãy Trường Sơn hùng vĩ, vừa có nhiều hồ nước ngọt, cùng với hệ thống sông suối và thác nước kỳ thù. Địa lý – khí hậu mang đặc trưng của cả ba vùng miền, giao thoa giữa Đông Nam bộ với Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Nhờ đó mà người dân Tánh Linh có thể nuôi trồng được nhiều loài động thực vật có giá trị kinh tế cao, có thể tự cấp tự túc, cũng có thể sản xuất hàng hóa lớn để xuất khẩu, thực sự là nơi “đất lành chim đậu”. Sự trù phú của vùng đất còn gắn liền với truyền thống cách mạng hào hùng, cho đến ngày nay, sử sách vẫn còn lưu truyền câu ca nổi tiếng “Cá Biển Lạc, gạo Đồng Kho / Quân dân Bình Thuận ăn no diệt thù”...

Bình minh trên Biển Lạc ở Tánh Linh

Ngày nay, Tánh Linh vẫn là vựa lúa lớn hàng đầu trong tỉnh, đồng thời là một trong những “thủ phủ” của dòng “vàng trắng” của Bình Thuận. Nhiều nhà máy chế biến mủ cao su đã được xây dựng để tinh luyện “vàng trắng” thành mủ cốm vàng ươm xuất khấu. Hạt điều Tánh Linh đã có nhà máy chế biến tại xã Bắc Ruộng. Kể từ năm 2011, Tánh Linh cũng bắt đầu khởi động chương trình sản xuất lúa gạo chất lượng cao, đến nay đã có nhà máy xay sát gạo với dây chuyền công nghệ hiện đại đặt tại xã Bắc Ruộng. Những “công trình thế kỷ” (đập thủy lợi Tà Pao, Quốc lộ 55, kênh tiếp nước Biển Lạc – Hàm Tân) cũng sắp sửa hoàn thành, v.v...

Đi khắp Tánh Linh đâu đâu cũng thấy núi thấy rừng, mà ẩn hiện trong đó là những xóm làng, thị tứ, thị trấn đang ngày càng khởi sắc, với những hình thức sinh hoạt cộng đồng đa dạng của 14 dân tộc anh em đến từ 40 tỉnh thành khác nhau. Họ có truyền thống sinh cơ lập nghiệp hàng trăm năm qua, mang theo kho tàng văn hóa từ khắp các vùng miền trong cả nước đến và kiến tạo nên một nền tảng văn hiến mới; hình thành 13 xã và 01 thị trấn, với dân số khoảng 105 nghìn người, đa số đang trong tuổi lao động, thuộc cơ cấu “dân số vàng”. Đồng thời, những cửa ngõ giao thông lớn đã mở, như Quốc lộ 55, các tỉnh lộ DT720 và DT717, kết nối khá thuận lợi với các trung tâm kinh tế – chính trị – thương mại dịch vụ hàng đầu của cả nước và khu vực, như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Vũng Tàu, Phan Thiết, v.v... Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng các ngành đến năm 2013 là: nông lâm nghiệp (43,16%), công nghiệp - xây dựng (28,40%) và dịch vụ - thương mại 27,99%. Trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt bình quân trên dưới 10%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.320 USD (năm 2013).

Tánh Linh có hệ thống chính trị được xây dựng và trưởng thành trong đấu tranh cách mạng. Từ một chi bộ ban đầu có 03 đảng viên (năm 1946), đến nay đảng bộ huyện đã có trên 2.000 đảng viên, sinh hoạt tại 36 tổ chức cơ sở Đảng và 191 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở. Đảng bộ và nhân dân huyện nhà đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 1994). Sau đó, các xã Nghị Đức, Bắc Ruộng, Huy Khiêm và La Ngâu cũng đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Công tác chính trị, tư tưởng, tổ chức, rèn luyện đạo đức, lối sống, sửa đổi tác phong, lề lối làm việc trong mỗi tập thể, đơn vị và với từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức... ngày càng chuyển biến tích cực và hiệu quả hơn, nhằm phấn đấu xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, xứng đáng với trọng trách của Đảng và Nhân dân giao phó.

Tuy nhiên, Tánh Linh vẫn còn nghèo, tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; chất lượng nguồn nhân lực thấp; kết cấu hạ tầng còn chậm phát triển, nhất là về hạ tầng phục vụ cho các định hướng phát triển mang tính đột phá trong tương lai; còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc về chuyển dịch và sử dụng đất liên quan đến đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, v.v...

Trong thời gian tới, cần phải xác định rõ những lĩnh vực ưu tiên, mũi nhọn, trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.

Thứ nhất, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Trọng tâm phát triển mang tính đột phá trên lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm, chế biến sản phẩm từ cây công nghiệp và tài nguyên rừng tái sinh, cơ khí nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ phụ trợ trước – trong và sau thu hoạch (sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, phân bón và vật tư nông nghiệp, bảo quản, vận tải hàng hóa...), khai khoáng và vật liệu xây dựng (gạch, đá, cát), năng lượng (thủy điện, năng lượng mặt trời), thủ công mỹ nghệ và sản phẩm “phong thủy” từ đất – đá – gỗ, v.v...

Trọng tâm phát triển mang tính đột phá trên lĩnh vực thương mại và dịch vụ, đó là phát triển du lịch, với các loại hình đa dạng như: du lịch sinh thái và nghĩ dưỡng, du lịch dã ngoại và về nguồn, du lịch nghiên cứu lịch sử và đa dạng sinh học, du lịch thể thao mạo hiểm và leo núi... Những “điểm đến” đáng chú ý ở Tánh Linh gồm có hệ thống thác nước kỳ thú (Thác Bà, Thác Mưa Bay, Thác Đầu Trâu, Thác Đá Bàng, Thác Trượt, Thác Mai...); hệ thống hồ nước ngọt (Biển Lạc, Tà Pao, Đa Mi); hệ thống khu căn cứ – di tích (Quảng trường chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng, cụm căn cứ di tích Núi Ông – Thác Bà, di tích lịch sử – văn hóa Đình Lạc Tánh, v.v...). Ngoài ra, những yếu tố tâm linh liên quan đến tượng Đức Mẹ Tà Pao (khu vực Bắc sông), Hưng An Tự và Phòng thuốc Nam Phước Thiện (khu vực Nam sông)... cũng góp phần tạo nên sự phong phú, hấp dẫn, thu hút du khách thập phương đến với Tánh Linh và quảng bá hình ảnh Tánh Linh với bạn bè gần xa.

Thứ hai, đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi. Đây cũng chính là hướng phát triển mang tính đột phá trên lĩnh vực nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống của trên 70% dân số Tánh Linh.

Một mặt, tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả những giống cây trồng và vật nuôi hiện có.

Mặt khác, tăng cường phối hợp, liên kết, nghiên cứu lai tạo, tìm kiếm và ứng dụng những giống cây trồng và vật nuôi mới có giá trị gia tăng cao. Đồng thời, phải thực hiện tốt mô hình “liên kết 4 nhà” để đảm bảo được cả “đầu vào” và “đầu ra” ổn định cho từng dòng sản phẩm. Trước mắt, kiên trì phát triển vùng trồng lúa chất lượng cao gắn với hình thành và quảng bá thương hiệu “Gạo Đồng Kho”; đẩy mạnh nuôi thủy sản nước ngọt gắn với hình thành và quảng bá thương hiệu “Cá Biển Lạc”; tiếp tục phát triển ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm; quan tâm phát triển vùng trồng rau an toàn; từng bước đầu tư kiên cố hóa giao thông nội đồng và kênh mương thủy lợi.

Để đạt được các mục tiêu trên, chúng ta cần phải:

Một, Soát xét, bổ sung toàn bộ các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, nhất là về quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đó, bổ sung toàn bộ các quy hoạch, kế hoạch liên quan của từng xã, thị trấn, ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và tạo thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi.

Hai, Hoàn thiện kế hoạch, chương trình phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 203, trong đó xác định rõ những ngành nghề mũi nhọn, ưu tiên phát triển như đã đề cập trên đây, gắn với quy hoạch khu, cụm công nghiệp và quỹ đất phù hợp. Đây là một trong những khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Ba, Hoàn thiện kế hoạch, chương trình phát triển du lịch từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó phải quy hoạch cụ thể, chi tiết từng khu vực “điểm đến”, gắn với đề xuất, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền về việc chuyển dịch đất đai, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến đầu tư phát triển du lịch.

Bốn, Tăng cường công tác phối kết hợp với các cấp, các ngành của trung ương và của tỉnh, cũng như với các địa phương khác trong khu vực, nhằm tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ về nguồn vốn, cải cách thủ tục hành chính, kinh nghiệm quản lý và thu hút đầu tư, quảng bá hình ảnh địa phương, v.v...

Năm, Tạo bước đột phá trong việc sử dụng và bố trí cán bộ chủ chốt vào những ngành, lĩnh vực, xã, thị trấn có liên quan đến quá trình đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi. Sinh thời, Bác Hồ từng nói: “cán bộ nào, phong trào ấy”. Muốn có đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội, thì trước hết phải có sự đột phá từ khâu nhân tố con người, trong đó công tác cán bộ phải đi trước ít nhất một bước.

Lịch sử phát triển hàng trăm năm qua đã tích lũy, hun đắp nên những thành tựu quan trọng để chuẩn bị sẵn sàng cho Tánh Linh “cất cánh”, hòa vào xu thế khẩn trương của đất nước trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nhận thức sâu sắc về thực trạng, nhất là về những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức, gắn với việc khơi dậy và phát huy những truyền thống tốt đẹp, những phẩm chất quý giá và nhân tố tích cực của mỗi tập thể và cá nhân, đoàn kết và phát huy sức mạnh tổng hợp của từng người, từng nhà, từng cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị... nhất định sẽ giúp chúng ta tìm được hướng đi đúng đắn và những giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả nhằm đưa Tánh Linh phát triển đột phá trong thời gian tới./.

PHẠM NGỌC CHÍNH

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tánh Linh


  • |
  • 1305
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

TÁNH LINH TRƯỚC VẬN HỘI PHÁT TRIỂN MỚI

  • /
  • 8.4.2014 - 7:6

Tánh Linh có điều kiện tự nhiên khá đa dạng và phong phú, hội tụ cả hai yếu tố sơn – thủy hữu tình, với tổng diện tích 117.422 ha; vừa có có hệ thống núi sót lại cuối dãy Trường Sơn hùng vĩ, vừa có nhiều hồ nước ngọt, cùng với hệ thống sông suối và thác nước kỳ thù. Địa lý – khí hậu mang đặc trưng của cả ba vùng miền, giao thoa giữa Đông Nam bộ với Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Nhờ đó mà người dân Tánh Linh có thể nuôi trồng được nhiều loài động thực vật có giá trị kinh tế cao, có thể tự cấp tự túc, cũng có thể sản xuất hàng hóa lớn để xuất khẩu, thực sự là nơi “đất lành chim đậu”. Sự trù phú của vùng đất còn gắn liền với truyền thống cách mạng hào hùng, cho đến ngày nay, sử sách vẫn còn lưu truyền câu ca nổi tiếng “Cá Biển Lạc, gạo Đồng Kho / Quân dân Bình Thuận ăn no diệt thù”...

Bình minh trên Biển Lạc ở Tánh Linh

Ngày nay, Tánh Linh vẫn là vựa lúa lớn hàng đầu trong tỉnh, đồng thời là một trong những “thủ phủ” của dòng “vàng trắng” của Bình Thuận. Nhiều nhà máy chế biến mủ cao su đã được xây dựng để tinh luyện “vàng trắng” thành mủ cốm vàng ươm xuất khấu. Hạt điều Tánh Linh đã có nhà máy chế biến tại xã Bắc Ruộng. Kể từ năm 2011, Tánh Linh cũng bắt đầu khởi động chương trình sản xuất lúa gạo chất lượng cao, đến nay đã có nhà máy xay sát gạo với dây chuyền công nghệ hiện đại đặt tại xã Bắc Ruộng. Những “công trình thế kỷ” (đập thủy lợi Tà Pao, Quốc lộ 55, kênh tiếp nước Biển Lạc – Hàm Tân) cũng sắp sửa hoàn thành, v.v...

Đi khắp Tánh Linh đâu đâu cũng thấy núi thấy rừng, mà ẩn hiện trong đó là những xóm làng, thị tứ, thị trấn đang ngày càng khởi sắc, với những hình thức sinh hoạt cộng đồng đa dạng của 14 dân tộc anh em đến từ 40 tỉnh thành khác nhau. Họ có truyền thống sinh cơ lập nghiệp hàng trăm năm qua, mang theo kho tàng văn hóa từ khắp các vùng miền trong cả nước đến và kiến tạo nên một nền tảng văn hiến mới; hình thành 13 xã và 01 thị trấn, với dân số khoảng 105 nghìn người, đa số đang trong tuổi lao động, thuộc cơ cấu “dân số vàng”. Đồng thời, những cửa ngõ giao thông lớn đã mở, như Quốc lộ 55, các tỉnh lộ DT720 và DT717, kết nối khá thuận lợi với các trung tâm kinh tế – chính trị – thương mại dịch vụ hàng đầu của cả nước và khu vực, như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Vũng Tàu, Phan Thiết, v.v... Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng các ngành đến năm 2013 là: nông lâm nghiệp (43,16%), công nghiệp - xây dựng (28,40%) và dịch vụ - thương mại 27,99%. Trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt bình quân trên dưới 10%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.320 USD (năm 2013).

Tánh Linh có hệ thống chính trị được xây dựng và trưởng thành trong đấu tranh cách mạng. Từ một chi bộ ban đầu có 03 đảng viên (năm 1946), đến nay đảng bộ huyện đã có trên 2.000 đảng viên, sinh hoạt tại 36 tổ chức cơ sở Đảng và 191 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở. Đảng bộ và nhân dân huyện nhà đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 1994). Sau đó, các xã Nghị Đức, Bắc Ruộng, Huy Khiêm và La Ngâu cũng đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Công tác chính trị, tư tưởng, tổ chức, rèn luyện đạo đức, lối sống, sửa đổi tác phong, lề lối làm việc trong mỗi tập thể, đơn vị và với từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức... ngày càng chuyển biến tích cực và hiệu quả hơn, nhằm phấn đấu xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, xứng đáng với trọng trách của Đảng và Nhân dân giao phó.

Tuy nhiên, Tánh Linh vẫn còn nghèo, tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; chất lượng nguồn nhân lực thấp; kết cấu hạ tầng còn chậm phát triển, nhất là về hạ tầng phục vụ cho các định hướng phát triển mang tính đột phá trong tương lai; còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc về chuyển dịch và sử dụng đất liên quan đến đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, v.v...

Trong thời gian tới, cần phải xác định rõ những lĩnh vực ưu tiên, mũi nhọn, trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.

Thứ nhất, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Trọng tâm phát triển mang tính đột phá trên lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm, chế biến sản phẩm từ cây công nghiệp và tài nguyên rừng tái sinh, cơ khí nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ phụ trợ trước – trong và sau thu hoạch (sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, phân bón và vật tư nông nghiệp, bảo quản, vận tải hàng hóa...), khai khoáng và vật liệu xây dựng (gạch, đá, cát), năng lượng (thủy điện, năng lượng mặt trời), thủ công mỹ nghệ và sản phẩm “phong thủy” từ đất – đá – gỗ, v.v...

Trọng tâm phát triển mang tính đột phá trên lĩnh vực thương mại và dịch vụ, đó là phát triển du lịch, với các loại hình đa dạng như: du lịch sinh thái và nghĩ dưỡng, du lịch dã ngoại và về nguồn, du lịch nghiên cứu lịch sử và đa dạng sinh học, du lịch thể thao mạo hiểm và leo núi... Những “điểm đến” đáng chú ý ở Tánh Linh gồm có hệ thống thác nước kỳ thú (Thác Bà, Thác Mưa Bay, Thác Đầu Trâu, Thác Đá Bàng, Thác Trượt, Thác Mai...); hệ thống hồ nước ngọt (Biển Lạc, Tà Pao, Đa Mi); hệ thống khu căn cứ – di tích (Quảng trường chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng, cụm căn cứ di tích Núi Ông – Thác Bà, di tích lịch sử – văn hóa Đình Lạc Tánh, v.v...). Ngoài ra, những yếu tố tâm linh liên quan đến tượng Đức Mẹ Tà Pao (khu vực Bắc sông), Hưng An Tự và Phòng thuốc Nam Phước Thiện (khu vực Nam sông)... cũng góp phần tạo nên sự phong phú, hấp dẫn, thu hút du khách thập phương đến với Tánh Linh và quảng bá hình ảnh Tánh Linh với bạn bè gần xa.

Thứ hai, đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi. Đây cũng chính là hướng phát triển mang tính đột phá trên lĩnh vực nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống của trên 70% dân số Tánh Linh.

Một mặt, tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả những giống cây trồng và vật nuôi hiện có.

Mặt khác, tăng cường phối hợp, liên kết, nghiên cứu lai tạo, tìm kiếm và ứng dụng những giống cây trồng và vật nuôi mới có giá trị gia tăng cao. Đồng thời, phải thực hiện tốt mô hình “liên kết 4 nhà” để đảm bảo được cả “đầu vào” và “đầu ra” ổn định cho từng dòng sản phẩm. Trước mắt, kiên trì phát triển vùng trồng lúa chất lượng cao gắn với hình thành và quảng bá thương hiệu “Gạo Đồng Kho”; đẩy mạnh nuôi thủy sản nước ngọt gắn với hình thành và quảng bá thương hiệu “Cá Biển Lạc”; tiếp tục phát triển ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm; quan tâm phát triển vùng trồng rau an toàn; từng bước đầu tư kiên cố hóa giao thông nội đồng và kênh mương thủy lợi.

Để đạt được các mục tiêu trên, chúng ta cần phải:

Một, Soát xét, bổ sung toàn bộ các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, nhất là về quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đó, bổ sung toàn bộ các quy hoạch, kế hoạch liên quan của từng xã, thị trấn, ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và tạo thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi.

Hai, Hoàn thiện kế hoạch, chương trình phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 203, trong đó xác định rõ những ngành nghề mũi nhọn, ưu tiên phát triển như đã đề cập trên đây, gắn với quy hoạch khu, cụm công nghiệp và quỹ đất phù hợp. Đây là một trong những khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Ba, Hoàn thiện kế hoạch, chương trình phát triển du lịch từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó phải quy hoạch cụ thể, chi tiết từng khu vực “điểm đến”, gắn với đề xuất, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền về việc chuyển dịch đất đai, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến đầu tư phát triển du lịch.

Bốn, Tăng cường công tác phối kết hợp với các cấp, các ngành của trung ương và của tỉnh, cũng như với các địa phương khác trong khu vực, nhằm tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ về nguồn vốn, cải cách thủ tục hành chính, kinh nghiệm quản lý và thu hút đầu tư, quảng bá hình ảnh địa phương, v.v...

Năm, Tạo bước đột phá trong việc sử dụng và bố trí cán bộ chủ chốt vào những ngành, lĩnh vực, xã, thị trấn có liên quan đến quá trình đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi. Sinh thời, Bác Hồ từng nói: “cán bộ nào, phong trào ấy”. Muốn có đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội, thì trước hết phải có sự đột phá từ khâu nhân tố con người, trong đó công tác cán bộ phải đi trước ít nhất một bước.

Lịch sử phát triển hàng trăm năm qua đã tích lũy, hun đắp nên những thành tựu quan trọng để chuẩn bị sẵn sàng cho Tánh Linh “cất cánh”, hòa vào xu thế khẩn trương của đất nước trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nhận thức sâu sắc về thực trạng, nhất là về những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức, gắn với việc khơi dậy và phát huy những truyền thống tốt đẹp, những phẩm chất quý giá và nhân tố tích cực của mỗi tập thể và cá nhân, đoàn kết và phát huy sức mạnh tổng hợp của từng người, từng nhà, từng cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị... nhất định sẽ giúp chúng ta tìm được hướng đi đúng đắn và những giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả nhằm đưa Tánh Linh phát triển đột phá trong thời gian tới./.

PHẠM NGỌC CHÍNH

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tánh Linh


  • |
  • 1306
  • |

Các tin khác