TÁNH LINH – 10 SỰ KIỆN ĐÁNG CHÚ Ý TRONG NĂM 2013

  • /
  • 15.1.2014 - 9:13

BBT – Trong năm 2013, huyện Tánh Linh có nhiều sự kiện nổi bật, đáng quan tâm trên các lĩnh vực. Để đánh giá chính xác, cần có sự bình chọn, lấy ý kiến khách quan, sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị và trong các tầng lớp nhân dân. Điều này chưa thực hiện được. Dưới đây, Trang tin Tánh Linh đăng tải bài viết “Tánh Linh - 10 sự kiện đáng chú trong năm 2013” của Hội Văn Khoa, ghi nhận ý kiến riêng của tác giả về vấn đề này, để bạn đọc tham khảo, chứ không phải là quan điểm chính thức của Trang tin Tánh Linh.

 1. Kỷ niệm 30 năm tái lập huyện Tánh Linh (1/5/1983 – 1/5/2013). Sau 30 năm tái lập, huyện nhà đã phát triển toàn diện, tạo dựng được nhiều nền tảng vật chất và tinh thần to lớn, với những “công trình thế kỷ” đã và đang được xây dựng để mở đường cho Tánh Linh “cất cánh” trong tương lai không xa. Nhân dịp này, lãnh đạo huyện đã tiếp đón Đại đội pháo 12 ly 7 (một đơn vị đã từng chiến đấu giải phóng và phòng vệ chống địch tái chiếm Tánh Linh năm 1974) về thăm lại chiến trường xưa; tiếp đón và làm việc với đoàn công tác của Tỉnh ủy về việc khôi phục căn cứ kháng chiến của Tỉnh ủy Bình Tuy tại khu vực Núi Ông – Thác Bà; tổ chức ôn lại truyền thống và phát động thi đua tiến tới chào mừng 40 năm Giải phóng Tánh Linh (25/12/1974 – 25/12/2014); phát động cuộc thi viết về vẻ đẹp thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước...

2. Sơ kết giữa nhiệm kỳ Huyện ủy khóa VII (2010 – 2015). Trong đó, Huyện ủy đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện mở rộng để đánh giá 2,5 năm triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tổ chức sơ kết 2,5 năm việc triển khai thực hiện các chương trình trọng tâm về phát triển vùng lúa chất lượng cao và nuôi cá nước ngọt, bê tông hóa giao thông nông thôn, xây dựng chợ nông thôn và trung tâm thương mại tại các thị tứ, thị trấn. Kết quả cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ đều đạt và vượt so với tiến độ mà Nghị quyết đã đề ra. Tuy nhiên, cũng còn một số chỉ tiêu đạt thấp, nhất là về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Qua đó, xác định những chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cần phải triển khai thực hiện trong thời gian tới.

3. Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Hội đồng nhân dân và cấp ủy Đảng các cấp trong huyện bầu ra theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Đây là một tín hiệu tích cực trong tiến trình thực hành dân chủ rộng rãi trong hệ thống chính trị và trong đời sống xã hội, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có đủ trình độ, năng lực công tác, phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống, đảm bảo hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

4. Đồng loạt tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại 76/76 thôn, bản, khu phố trong toàn huyện vào tháng 11/2013. Ngày hội được tổ chức theo định kỳ hàng năm, “đến hẹn lại lên”, nhưng ngày càng đi vào chiều sâu và đã dần dần trở thành nếp sinh hoạt văn hóa lành mạnh, tích cực, cố kết thêm tình làng nghĩa xóm, khơi dậy những truyền thống văn hóa tốt đẹp và phát huy những giá trị mới tiến bộ trong từng cộng đồng dân cư, từng nhà, từng người. Nhiều thôn, khu phố đã tổ chức phần hội rất sôi nổi, với nhiều trò chơi dân gian, văn nghệ, thể thao, hội thi, hội diễn…

5. Đại hội thể dục thể thao huyện Tánh Linh lần thứ V/2013. Đại hội này được tổ chức 5 năm 1 lần, bắt đầu từ các hoạt động ở cơ sở trong quý I/2013 và kết thúc vào cuối quý IV/2013. Đại hội lần này có 18 đội tham gia, thi đấu ở 8 môn thể thao (bóng đá nam, bóng chuyền nam, cầu lông, cờ tướng, đẩy gậy, kéo co, Việt giã, bắn nỏ), với sự tham gia của khoảng 450 vận động viên nghiệp dư đến từ các xã, thị trấn và các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn huyện. Đáng chú ý, trên lĩnh vực thể thao thành tích cao, Tánh Linh hiện đang là trung tâm đào tạo, huấn luyện Taekowndo của tỉnh, cung cấp nhiều vận động viên đạt thành tích cao tại các kỳ thi đấu quốc gia và quốc tế, gần đây nhất có vận động viên Nguyễn Thị Lệ Kim đã đạt Huy chương vàng tại SEAGAME 27. Tánh Linh hiện cũng đang nở rộ phong trào xây dựng sân bóng đá mini, đã hình thành 11 sân tại Lạc Tánh, Gia An, Đồng Kho, Huy Khiêm... Tuy nhiên, điều này cần phải có sự quy hoạch và định hướng phát triển phù hợp, nếu không sẽ “lợi bất cập hại”.

6. Xã Nghị Đức được công nhận đạt chuẩn “xã văn hóa nông thôn mới” đầu tiên của tỉnh Bình Thuận, đồng thời cũng là xã dẫn đầu toàn tỉnh về xây dựng nông thôn mới nói chung, đã đạt 16/19 tiêu chí. Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Tánh Linh đã đến dự và chia vui cùng toàn thể nhân dân xã Nghị Đức. Đoàn Ca múa nhạc Biển Xanh đã đến biểu diễn văn nghệ chào mừng xã văn hóa nông thôn mới. Lãnh đạo xã Nghị Đức cam kết phấn đấu đến giữa năm 2015, Nghị Đức sẽ đạt xã nông thôn mới toàn diện, hoàn thành 19/19 tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

7. Liên hoan tiếng hát về nguồn tỉnh Bình Thuận lần thứ 17 diễn ra tại Tánh Linh trong 2 ngày (24 – 25/7/2013). Liên hoan có sự góp mặt của 13 đơn vị: Trung tâm Văn hóa tỉnh, Nhà Văn hóa thiếu nhi tỉnh, huyện Tánh Linh, Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Phú Quý, Đức Linh, La Gi, Phan Thiết và Trại giam Z30D. Sự kiện này được tổ chức luân phiên hàng năm tại các địa phương vào tháng 7, đúng vào dịp kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ. Những chương trình ca múa nhạc do các đơn vị tham dự mang đến cho liên hoan hơi thở hào hùng của thời kỳ đấu tranh cách mạng, cùng sự thay đổi mạnh mẽ của quê hương, đất nước trên con đường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong dịp này, Tánh Linh còn tổ chức nhiều hoạt động đầy ý nghĩa như: Triển lãm ảnh “Biển đảo Việt Nam”, “Hành trình về nguồn di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Hoài Đức – Bắc Ruộng”, thăm giao lưu tặng quà cho 13 gia đình chính sách tại xã Bắc Ruộng, thắp nến tri ân tại Đài tưởng niệm huyện, trò chơi vận động tại Thác Bà... Sang năm 2014, Liên hoan Tiếng hát về nguồn lần thứ 18 của tỉnh sẽ được tổ chức tại huyện đảo Phú Quý.

8. Toàn huyện Tánh Linh đã được thắp sáng về đêm, nhờ làm tốt phong trào xây dựng Ánh sáng nông thôn mới – Ánh sáng văn minh. Tổng số đã xây lắp được 2.073 trụ và bóng đèn ở trên 100 tuyến đường, với tổng chiều dài là 90.25km, trị giá gần 2 tỷ đồng. Thời gian thắp sáng từ 18 giờ tối hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau. Việc lắp đặt, vận hành, quản lý và trả tiền điện hàng tháng hoàn toàn là của dân, do dân, vì dân. Các cấp, các ngành chỉ tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách làm theo Quy chế dân chủ ở cơ sở. Người dân bản địa và du khách thập phương khi về Tánh Linh sẽ không còn sợ bóng tối nữa, trên khắp các nẻo đường, từ Quốc lộ 55 đến thôn cùng ngõ tận đã được soi sáng đến thân thuộc, tạo mỹ quan mới cho bộ mặt nông thôn đang khởi sắc. Những con đường còn lại sẽ tiếp tục được thắp sáng thông qua việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy các nguồn lực trong nhân dân, cùng sự tham gia của các cấp, các ngành ở địa phương bằng công tác "Dân vận khéo".

9. Khánh thành Phòng thuốc Nam Phước Thiện tại Thôn 3, xã Gia An, cạnh khu vực Hồ Biển Lạc (ngày 8/12/2013). Trưởng Ban Y tế là ông Võ Hoàng Yên, một lương y nổi tiếng với tài chữa bệnh bằng phương pháp day bấm huyệt, chủ trị khá hiệu quả bệnh câm điếc, bại liệt, xương khớp… Nhân dịp khánh thành, Ban Y tế sở tại đã trao tặng 200 phần quà cho các hộ nghèo và tổ chức cung cấp 3.000 suất ăn chay miễn phí trong 3 ngày liền. Đây sẽ là nơi khám bệnh bằng phương pháp Đông y và bốc thuốc Nam miễn phí hoàn toàn cho người bệnh. Đặc biệt, có dư luận cho rằng sự kiện này có thể sẽ góp phần “đánh thức” tiềm năng và lợi thế của Hồ Biển Lạc nói riêng và Tánh Linh nói chung.

10. Hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động nhà máy xay sát gạo hiện đại đặt tại xã Bắc Ruộng, trị giá khoảng 27 tỷ đồng. Đây là nhà máy xay sát gạo có dây chuyền công nghệ thuộc loại hiện đại hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, có công suất chế biến 200 tấn gạo mỗi ngày. Nhà máy đi vào hoạt động sẽ đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm lúa gạo Tánh Linh, giải quyết một phần “đầu ra” đáng kể và ổn định cho nông dân trồng lúa ở địa phương./.

Hội Văn Khoa

 


  • |
  • 1287
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

TÁNH LINH – 10 SỰ KIỆN ĐÁNG CHÚ Ý TRONG NĂM 2013

  • /
  • 15.1.2014 - 9:13

BBT – Trong năm 2013, huyện Tánh Linh có nhiều sự kiện nổi bật, đáng quan tâm trên các lĩnh vực. Để đánh giá chính xác, cần có sự bình chọn, lấy ý kiến khách quan, sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị và trong các tầng lớp nhân dân. Điều này chưa thực hiện được. Dưới đây, Trang tin Tánh Linh đăng tải bài viết “Tánh Linh - 10 sự kiện đáng chú trong năm 2013” của Hội Văn Khoa, ghi nhận ý kiến riêng của tác giả về vấn đề này, để bạn đọc tham khảo, chứ không phải là quan điểm chính thức của Trang tin Tánh Linh.

 1. Kỷ niệm 30 năm tái lập huyện Tánh Linh (1/5/1983 – 1/5/2013). Sau 30 năm tái lập, huyện nhà đã phát triển toàn diện, tạo dựng được nhiều nền tảng vật chất và tinh thần to lớn, với những “công trình thế kỷ” đã và đang được xây dựng để mở đường cho Tánh Linh “cất cánh” trong tương lai không xa. Nhân dịp này, lãnh đạo huyện đã tiếp đón Đại đội pháo 12 ly 7 (một đơn vị đã từng chiến đấu giải phóng và phòng vệ chống địch tái chiếm Tánh Linh năm 1974) về thăm lại chiến trường xưa; tiếp đón và làm việc với đoàn công tác của Tỉnh ủy về việc khôi phục căn cứ kháng chiến của Tỉnh ủy Bình Tuy tại khu vực Núi Ông – Thác Bà; tổ chức ôn lại truyền thống và phát động thi đua tiến tới chào mừng 40 năm Giải phóng Tánh Linh (25/12/1974 – 25/12/2014); phát động cuộc thi viết về vẻ đẹp thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước...

2. Sơ kết giữa nhiệm kỳ Huyện ủy khóa VII (2010 – 2015). Trong đó, Huyện ủy đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện mở rộng để đánh giá 2,5 năm triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tổ chức sơ kết 2,5 năm việc triển khai thực hiện các chương trình trọng tâm về phát triển vùng lúa chất lượng cao và nuôi cá nước ngọt, bê tông hóa giao thông nông thôn, xây dựng chợ nông thôn và trung tâm thương mại tại các thị tứ, thị trấn. Kết quả cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ đều đạt và vượt so với tiến độ mà Nghị quyết đã đề ra. Tuy nhiên, cũng còn một số chỉ tiêu đạt thấp, nhất là về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Qua đó, xác định những chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cần phải triển khai thực hiện trong thời gian tới.

3. Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Hội đồng nhân dân và cấp ủy Đảng các cấp trong huyện bầu ra theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Đây là một tín hiệu tích cực trong tiến trình thực hành dân chủ rộng rãi trong hệ thống chính trị và trong đời sống xã hội, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có đủ trình độ, năng lực công tác, phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống, đảm bảo hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

4. Đồng loạt tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại 76/76 thôn, bản, khu phố trong toàn huyện vào tháng 11/2013. Ngày hội được tổ chức theo định kỳ hàng năm, “đến hẹn lại lên”, nhưng ngày càng đi vào chiều sâu và đã dần dần trở thành nếp sinh hoạt văn hóa lành mạnh, tích cực, cố kết thêm tình làng nghĩa xóm, khơi dậy những truyền thống văn hóa tốt đẹp và phát huy những giá trị mới tiến bộ trong từng cộng đồng dân cư, từng nhà, từng người. Nhiều thôn, khu phố đã tổ chức phần hội rất sôi nổi, với nhiều trò chơi dân gian, văn nghệ, thể thao, hội thi, hội diễn…

5. Đại hội thể dục thể thao huyện Tánh Linh lần thứ V/2013. Đại hội này được tổ chức 5 năm 1 lần, bắt đầu từ các hoạt động ở cơ sở trong quý I/2013 và kết thúc vào cuối quý IV/2013. Đại hội lần này có 18 đội tham gia, thi đấu ở 8 môn thể thao (bóng đá nam, bóng chuyền nam, cầu lông, cờ tướng, đẩy gậy, kéo co, Việt giã, bắn nỏ), với sự tham gia của khoảng 450 vận động viên nghiệp dư đến từ các xã, thị trấn và các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn huyện. Đáng chú ý, trên lĩnh vực thể thao thành tích cao, Tánh Linh hiện đang là trung tâm đào tạo, huấn luyện Taekowndo của tỉnh, cung cấp nhiều vận động viên đạt thành tích cao tại các kỳ thi đấu quốc gia và quốc tế, gần đây nhất có vận động viên Nguyễn Thị Lệ Kim đã đạt Huy chương vàng tại SEAGAME 27. Tánh Linh hiện cũng đang nở rộ phong trào xây dựng sân bóng đá mini, đã hình thành 11 sân tại Lạc Tánh, Gia An, Đồng Kho, Huy Khiêm... Tuy nhiên, điều này cần phải có sự quy hoạch và định hướng phát triển phù hợp, nếu không sẽ “lợi bất cập hại”.

6. Xã Nghị Đức được công nhận đạt chuẩn “xã văn hóa nông thôn mới” đầu tiên của tỉnh Bình Thuận, đồng thời cũng là xã dẫn đầu toàn tỉnh về xây dựng nông thôn mới nói chung, đã đạt 16/19 tiêu chí. Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Tánh Linh đã đến dự và chia vui cùng toàn thể nhân dân xã Nghị Đức. Đoàn Ca múa nhạc Biển Xanh đã đến biểu diễn văn nghệ chào mừng xã văn hóa nông thôn mới. Lãnh đạo xã Nghị Đức cam kết phấn đấu đến giữa năm 2015, Nghị Đức sẽ đạt xã nông thôn mới toàn diện, hoàn thành 19/19 tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

7. Liên hoan tiếng hát về nguồn tỉnh Bình Thuận lần thứ 17 diễn ra tại Tánh Linh trong 2 ngày (24 – 25/7/2013). Liên hoan có sự góp mặt của 13 đơn vị: Trung tâm Văn hóa tỉnh, Nhà Văn hóa thiếu nhi tỉnh, huyện Tánh Linh, Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Phú Quý, Đức Linh, La Gi, Phan Thiết và Trại giam Z30D. Sự kiện này được tổ chức luân phiên hàng năm tại các địa phương vào tháng 7, đúng vào dịp kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ. Những chương trình ca múa nhạc do các đơn vị tham dự mang đến cho liên hoan hơi thở hào hùng của thời kỳ đấu tranh cách mạng, cùng sự thay đổi mạnh mẽ của quê hương, đất nước trên con đường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong dịp này, Tánh Linh còn tổ chức nhiều hoạt động đầy ý nghĩa như: Triển lãm ảnh “Biển đảo Việt Nam”, “Hành trình về nguồn di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Hoài Đức – Bắc Ruộng”, thăm giao lưu tặng quà cho 13 gia đình chính sách tại xã Bắc Ruộng, thắp nến tri ân tại Đài tưởng niệm huyện, trò chơi vận động tại Thác Bà... Sang năm 2014, Liên hoan Tiếng hát về nguồn lần thứ 18 của tỉnh sẽ được tổ chức tại huyện đảo Phú Quý.

8. Toàn huyện Tánh Linh đã được thắp sáng về đêm, nhờ làm tốt phong trào xây dựng Ánh sáng nông thôn mới – Ánh sáng văn minh. Tổng số đã xây lắp được 2.073 trụ và bóng đèn ở trên 100 tuyến đường, với tổng chiều dài là 90.25km, trị giá gần 2 tỷ đồng. Thời gian thắp sáng từ 18 giờ tối hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau. Việc lắp đặt, vận hành, quản lý và trả tiền điện hàng tháng hoàn toàn là của dân, do dân, vì dân. Các cấp, các ngành chỉ tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách làm theo Quy chế dân chủ ở cơ sở. Người dân bản địa và du khách thập phương khi về Tánh Linh sẽ không còn sợ bóng tối nữa, trên khắp các nẻo đường, từ Quốc lộ 55 đến thôn cùng ngõ tận đã được soi sáng đến thân thuộc, tạo mỹ quan mới cho bộ mặt nông thôn đang khởi sắc. Những con đường còn lại sẽ tiếp tục được thắp sáng thông qua việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy các nguồn lực trong nhân dân, cùng sự tham gia của các cấp, các ngành ở địa phương bằng công tác "Dân vận khéo".

9. Khánh thành Phòng thuốc Nam Phước Thiện tại Thôn 3, xã Gia An, cạnh khu vực Hồ Biển Lạc (ngày 8/12/2013). Trưởng Ban Y tế là ông Võ Hoàng Yên, một lương y nổi tiếng với tài chữa bệnh bằng phương pháp day bấm huyệt, chủ trị khá hiệu quả bệnh câm điếc, bại liệt, xương khớp… Nhân dịp khánh thành, Ban Y tế sở tại đã trao tặng 200 phần quà cho các hộ nghèo và tổ chức cung cấp 3.000 suất ăn chay miễn phí trong 3 ngày liền. Đây sẽ là nơi khám bệnh bằng phương pháp Đông y và bốc thuốc Nam miễn phí hoàn toàn cho người bệnh. Đặc biệt, có dư luận cho rằng sự kiện này có thể sẽ góp phần “đánh thức” tiềm năng và lợi thế của Hồ Biển Lạc nói riêng và Tánh Linh nói chung.

10. Hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động nhà máy xay sát gạo hiện đại đặt tại xã Bắc Ruộng, trị giá khoảng 27 tỷ đồng. Đây là nhà máy xay sát gạo có dây chuyền công nghệ thuộc loại hiện đại hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, có công suất chế biến 200 tấn gạo mỗi ngày. Nhà máy đi vào hoạt động sẽ đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm lúa gạo Tánh Linh, giải quyết một phần “đầu ra” đáng kể và ổn định cho nông dân trồng lúa ở địa phương./.

Hội Văn Khoa

 


  • |
  • 1288
  • |

Các tin khác