TÁNH LINH: NHÌN LẠI NỬA CHẶNG ĐƯỜNG ĐÃ TRẢI QUA

  • /
  • 10.4.2014 - 9:40

Qua 2,5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII (nhiệm kỳ 2010 – 2015), trong bối cảnh tình hình trong và ngoài nước có những biến động phức tạp, song Đảng bộ và nhân dân huyện Tánh Linh đã phát huy truyền thống của quê hương, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thi đua đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Một góc khu vực trung tâm huyện Tánh Linh ngày nay

 

 

 

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII

NHÌN LẠI NỬA CHẶNG ĐƯỜNG ĐÃ TRẢI QUA

Qua 2,5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII (nhiệm kỳ 2010 – 2015), trong bối cảnh tình hình trong và ngoài nước có những biến động phức tạp, song Đảng bộ và nhân dân huyện Tánh Linh đã phát huy truyền thống của quê hương, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thi đua đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Những sự kiện ghi dấu ấn đậm nét trên địa bàn huyện trong thời gian qua phải kể đến là: Lễ khởi công xây dựng công trình hệ thống Thủy lợi Tà Pao và kênh tiếp nước Biển Lạc – Hàm Tân (năm 2010); khởi công xây dựng tuyến đấu nối Quốc lộ 55 đoạn qua Tánh Linh (năm 2011); khởi công xây dựng Bia Chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng (năm 2013); tổ chức lễ phát động phong trào chung sức chung lòng xây dựng nông thôn mới ở 13/13 xã (năm 2012) và làm điện đường thắp sáng ở khu vực nông thôn; tổ chức lễ phát động xây dựng đô thị văn minh tại thị trấn Lạc Tánh (năm 2013); xã Nghị Đức được công nhân đạt chuẩn “xã văn hóa” (năm 2013); tổ chức phục vụ thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII (2011 – 2016); bầu cử Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2011 – 2016; bầu cử Trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2011 - 2014; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (từ năm 2011); tổ chức đợt kiểm điểm sâu rộng về tự phê bình và phê bình, gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (từ năm 2012); toàn hệ thống chính trị huyện quyết tâm nâng cao trách nhiệm và chấn chỉnh tác phong, giờ giấc làm việc, ý thức chấp hành của cán bộ, công chức, viên chức theo Chỉ thị số 22-CT/HU ngày 10/10/2012 của Ban Thường vụ Huyện ủy.

Đến nay, 09/10 chỉ tiêu quan trọng về kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, vận động quần chúng đã đạt được tiến độ, đảm bảo đến cuối nhiệm kỳ đạt theo kế hoạch đề ra; các Chương trình trọng tâm của Huyện ủy về sản xuất lua chất lượng cao, nuôi cá nước ngọt, kiên cố hóa giao thông nông thôn, xây dựng chợ nông thôn và trung tâm thương mại ở thị tứ, thị trấn, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tiếp tục đạt nhiều kết quả tốt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức độ khá (9,82%), nhiều chỉ tiêu kinh tế đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII đã đề ra. Thu nhập bình quân đầu người từ 824 USD (năm 2010) tăng lên 1.320 USD (năm 2013). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm từ 43,67% năm 2010 xuống còn 43,16% năm 2013, đến năm 2015 xuống còn 41,33%; công nghiệp - xây dựng giảm từ 29,42% năm 2010 xuống 28,40% năm 2013, đến năm 2015 tăng lên 29,18%; dịch vụ - thương mại tăng từ 26,92% năm 2010 lên 27,99% năm 2013. Tổng diện tích gieo trồng năm 2013 đạt 33.220 ha (chỉ tiêu cả nhiệm kỳ là 33.200 ha) , trong đó tổng sản lượng lương thực năm 2013 đạt 169.000 tấn (chỉ tiêu đến năm 2015 mới đạt 160.000 tấn), v.v...

Từ nay đến năm 2015, toàn hệ thống chính trị và nhân dân huyện nhà phải tiếp tục đoàn kết phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục thi đua nhằm cải thiện rõ nét đời sống vật chất và tình thần của nhân dân.

Thứ nhất, Trên lĩnh vực kinh tế – xã hội: Tổng giá trị kinh tế của huyện tăng từ 1.585 tỷ đồng năm 2010 lên 2.533 tỷ đồng năm 2015 (theo giá cố định 2010); tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm phải đạt 10 – 11%; thu nhập bình quân đầu người đạt 1.550 USD (năm 2015); chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, chiếm khoảng gần 60% tổng giá tị kinh tế, còn lại nông nghiệp chiếm trên 40%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn 1.500 tỷ đồng đến năm 2015 (theo giá thực tế), tương ứng chiếm 26,13% so tổng giá trị gia tăng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 5% tổng số hộ; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,23%, với quy mô dân số khoảng 107 nghìn người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (kể cả đào tạo nghề ngắn hạn) là 25% . Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia là 27%. Có 85,71% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Hai xã Nghị Đức và Bắc Ruộng phấn đấu đạt chuẩn Nông thôn mới. Trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường. Thị trấn Lạc Tánh và các cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, v.v...

Thứ hai, Trong công tác xây dựng hệ thống chính trị: Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng, nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tập trung khăc phục những khuyết điểm, yếu kém sau kiểm điểm; thực hiện “những việc cần làm ngay”. Tăng cường hiệu quả và hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân và vai trò phản biện, giám sát của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm, chấn chỉnh tác phong, giờ giấc làm việc; đẩy mạnh việc thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

Thứ ba, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy nhân tố con người

Một là, Phải nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các cấp. Đội ngũ này là nhân tố quyết định trong lãnh đạo, quản lý, điều hành của cả hệ thống chính trị. Do đó, mỗi vị trí cần phải đảm bảo bố trí “đúng người, đúng việc” và đảm bảo những điều kiện cần và đủ theo tiêu chuẩn quy định, nhất là về trình độ lý luận chính trị – hành chính, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, lối sống, uy tín và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn. Mỗi ngành, lĩnh vực cần phải có những cán bộ, công chức,viên chức thật sự có năng lực, năng động, sáng tạo, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, chí công, vô tư, có thể đề ra những nhiệm vụ và giải pháp mang tính đột phá, có tính khả thi cao để vận dụng, triển khai thực hiện, tạo dấu ấn cụ thể. Điều này đặt ra yêu cầu và trách nhiệm đối với cơ quan làm công tác tham mưu việc tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo, quy hoạch và bố trí cán bộ của cả hệ thống chính trị.

Hai là, Nâng cao dân trí nói chung và chất lượng nguồn lực lao động nói riêng trên từng lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực mà huyện Tánh Linh có tiềm năng và lợi thế, gắn với chuyển dịch đúng hướng cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Lĩnh vực nào cũng cần có những người lao động lành nghề, những nhà chuyên môn giỏi, những nhà quản lý có năng lực... Chẳng hạn, muốn có một sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao thì phải có người nông dân sản xuất giỏi, cùng sự tham gia của nhà doanh nghiệp trong việc kiến tạo vùng nguyên liệu và kết nối thị trường, có sự tham gia của nhà chuyên môn với trình độ khoa học tưng xứng để cung ứng giống và quy trình chăm sóc, chế biến phù hợp, đồng thời phải có bàn tay “bà đỡ” của các cấp các ngành trong việc tạo điều kiện thuận lợi khi thực thi các chủ trương chính sách và thủ tục hành chính liên quan để sản phẩm đó xuất hiện một cách lành mạnh, kịp thời trên thị trường. Đó chính là mô hình “liên kết 4 nhà”. Chất lượng nguồn nhân lực luôn bắt đầu từ cái gốc là trình độ dân trí, từ giáo dục phổ thông đến giáo dục thường xuyên, dạy nghề, đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học... Do đó, phải thường xuyên chú trọng việc chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở địa phương cũng như ngay từ mỗi gia đình.

Ba là, Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, công dân phát huy các nguồn lực vật chất và tinh thần trong phát triển kinh tế – xã hội, tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Đặc biệt là phát huy vai trò của tri thức khoa học và công nghệ trong lao động, sáng tạo, quản trị doanh nghiệp và quản lý xã hội, gắn với đầu tư phát triển trên mọi lĩnh vực, ngành nghề, nhằm tạo nhiều giá trị gia tăng trên từng mảnh đất, từng mô hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, v.v... Vấn đề này cần phải đặc biệt coi trọng việc phát huy dân chủ trong hệ thống chính trị, trong các tầng lớp nhân dân gắn liền với giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, công khai và minh bạch trong mọi hoạt động./.


HUỲNH THÁI DƯƠNG

 Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy

 

 

 


  • |
  • 1043
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

TÁNH LINH: NHÌN LẠI NỬA CHẶNG ĐƯỜNG ĐÃ TRẢI QUA

  • /
  • 10.4.2014 - 9:40

Qua 2,5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII (nhiệm kỳ 2010 – 2015), trong bối cảnh tình hình trong và ngoài nước có những biến động phức tạp, song Đảng bộ và nhân dân huyện Tánh Linh đã phát huy truyền thống của quê hương, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thi đua đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Một góc khu vực trung tâm huyện Tánh Linh ngày nay

 

 

 

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII

NHÌN LẠI NỬA CHẶNG ĐƯỜNG ĐÃ TRẢI QUA

Qua 2,5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII (nhiệm kỳ 2010 – 2015), trong bối cảnh tình hình trong và ngoài nước có những biến động phức tạp, song Đảng bộ và nhân dân huyện Tánh Linh đã phát huy truyền thống của quê hương, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thi đua đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Những sự kiện ghi dấu ấn đậm nét trên địa bàn huyện trong thời gian qua phải kể đến là: Lễ khởi công xây dựng công trình hệ thống Thủy lợi Tà Pao và kênh tiếp nước Biển Lạc – Hàm Tân (năm 2010); khởi công xây dựng tuyến đấu nối Quốc lộ 55 đoạn qua Tánh Linh (năm 2011); khởi công xây dựng Bia Chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng (năm 2013); tổ chức lễ phát động phong trào chung sức chung lòng xây dựng nông thôn mới ở 13/13 xã (năm 2012) và làm điện đường thắp sáng ở khu vực nông thôn; tổ chức lễ phát động xây dựng đô thị văn minh tại thị trấn Lạc Tánh (năm 2013); xã Nghị Đức được công nhân đạt chuẩn “xã văn hóa” (năm 2013); tổ chức phục vụ thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII (2011 – 2016); bầu cử Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2011 – 2016; bầu cử Trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2011 - 2014; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (từ năm 2011); tổ chức đợt kiểm điểm sâu rộng về tự phê bình và phê bình, gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (từ năm 2012); toàn hệ thống chính trị huyện quyết tâm nâng cao trách nhiệm và chấn chỉnh tác phong, giờ giấc làm việc, ý thức chấp hành của cán bộ, công chức, viên chức theo Chỉ thị số 22-CT/HU ngày 10/10/2012 của Ban Thường vụ Huyện ủy.

Đến nay, 09/10 chỉ tiêu quan trọng về kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, vận động quần chúng đã đạt được tiến độ, đảm bảo đến cuối nhiệm kỳ đạt theo kế hoạch đề ra; các Chương trình trọng tâm của Huyện ủy về sản xuất lua chất lượng cao, nuôi cá nước ngọt, kiên cố hóa giao thông nông thôn, xây dựng chợ nông thôn và trung tâm thương mại ở thị tứ, thị trấn, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tiếp tục đạt nhiều kết quả tốt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức độ khá (9,82%), nhiều chỉ tiêu kinh tế đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII đã đề ra. Thu nhập bình quân đầu người từ 824 USD (năm 2010) tăng lên 1.320 USD (năm 2013). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm từ 43,67% năm 2010 xuống còn 43,16% năm 2013, đến năm 2015 xuống còn 41,33%; công nghiệp - xây dựng giảm từ 29,42% năm 2010 xuống 28,40% năm 2013, đến năm 2015 tăng lên 29,18%; dịch vụ - thương mại tăng từ 26,92% năm 2010 lên 27,99% năm 2013. Tổng diện tích gieo trồng năm 2013 đạt 33.220 ha (chỉ tiêu cả nhiệm kỳ là 33.200 ha) , trong đó tổng sản lượng lương thực năm 2013 đạt 169.000 tấn (chỉ tiêu đến năm 2015 mới đạt 160.000 tấn), v.v...

Từ nay đến năm 2015, toàn hệ thống chính trị và nhân dân huyện nhà phải tiếp tục đoàn kết phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục thi đua nhằm cải thiện rõ nét đời sống vật chất và tình thần của nhân dân.

Thứ nhất, Trên lĩnh vực kinh tế – xã hội: Tổng giá trị kinh tế của huyện tăng từ 1.585 tỷ đồng năm 2010 lên 2.533 tỷ đồng năm 2015 (theo giá cố định 2010); tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm phải đạt 10 – 11%; thu nhập bình quân đầu người đạt 1.550 USD (năm 2015); chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, chiếm khoảng gần 60% tổng giá tị kinh tế, còn lại nông nghiệp chiếm trên 40%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn 1.500 tỷ đồng đến năm 2015 (theo giá thực tế), tương ứng chiếm 26,13% so tổng giá trị gia tăng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 5% tổng số hộ; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,23%, với quy mô dân số khoảng 107 nghìn người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (kể cả đào tạo nghề ngắn hạn) là 25% . Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia là 27%. Có 85,71% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Hai xã Nghị Đức và Bắc Ruộng phấn đấu đạt chuẩn Nông thôn mới. Trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường. Thị trấn Lạc Tánh và các cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, v.v...

Thứ hai, Trong công tác xây dựng hệ thống chính trị: Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng, nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tập trung khăc phục những khuyết điểm, yếu kém sau kiểm điểm; thực hiện “những việc cần làm ngay”. Tăng cường hiệu quả và hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân và vai trò phản biện, giám sát của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm, chấn chỉnh tác phong, giờ giấc làm việc; đẩy mạnh việc thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

Thứ ba, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy nhân tố con người

Một là, Phải nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các cấp. Đội ngũ này là nhân tố quyết định trong lãnh đạo, quản lý, điều hành của cả hệ thống chính trị. Do đó, mỗi vị trí cần phải đảm bảo bố trí “đúng người, đúng việc” và đảm bảo những điều kiện cần và đủ theo tiêu chuẩn quy định, nhất là về trình độ lý luận chính trị – hành chính, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, lối sống, uy tín và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn. Mỗi ngành, lĩnh vực cần phải có những cán bộ, công chức,viên chức thật sự có năng lực, năng động, sáng tạo, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, chí công, vô tư, có thể đề ra những nhiệm vụ và giải pháp mang tính đột phá, có tính khả thi cao để vận dụng, triển khai thực hiện, tạo dấu ấn cụ thể. Điều này đặt ra yêu cầu và trách nhiệm đối với cơ quan làm công tác tham mưu việc tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo, quy hoạch và bố trí cán bộ của cả hệ thống chính trị.

Hai là, Nâng cao dân trí nói chung và chất lượng nguồn lực lao động nói riêng trên từng lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực mà huyện Tánh Linh có tiềm năng và lợi thế, gắn với chuyển dịch đúng hướng cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Lĩnh vực nào cũng cần có những người lao động lành nghề, những nhà chuyên môn giỏi, những nhà quản lý có năng lực... Chẳng hạn, muốn có một sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao thì phải có người nông dân sản xuất giỏi, cùng sự tham gia của nhà doanh nghiệp trong việc kiến tạo vùng nguyên liệu và kết nối thị trường, có sự tham gia của nhà chuyên môn với trình độ khoa học tưng xứng để cung ứng giống và quy trình chăm sóc, chế biến phù hợp, đồng thời phải có bàn tay “bà đỡ” của các cấp các ngành trong việc tạo điều kiện thuận lợi khi thực thi các chủ trương chính sách và thủ tục hành chính liên quan để sản phẩm đó xuất hiện một cách lành mạnh, kịp thời trên thị trường. Đó chính là mô hình “liên kết 4 nhà”. Chất lượng nguồn nhân lực luôn bắt đầu từ cái gốc là trình độ dân trí, từ giáo dục phổ thông đến giáo dục thường xuyên, dạy nghề, đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học... Do đó, phải thường xuyên chú trọng việc chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở địa phương cũng như ngay từ mỗi gia đình.

Ba là, Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, công dân phát huy các nguồn lực vật chất và tinh thần trong phát triển kinh tế – xã hội, tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Đặc biệt là phát huy vai trò của tri thức khoa học và công nghệ trong lao động, sáng tạo, quản trị doanh nghiệp và quản lý xã hội, gắn với đầu tư phát triển trên mọi lĩnh vực, ngành nghề, nhằm tạo nhiều giá trị gia tăng trên từng mảnh đất, từng mô hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, v.v... Vấn đề này cần phải đặc biệt coi trọng việc phát huy dân chủ trong hệ thống chính trị, trong các tầng lớp nhân dân gắn liền với giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, công khai và minh bạch trong mọi hoạt động./.


HUỲNH THÁI DƯƠNG

 Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy

 

 

 


  • |
  • 1044
  • |

Các tin khác