Tánh Linh: Con đường để phát triển du lịch

  • /
  • 30.12.2013 - 9:35

Tánh Linh là huyện miền núi, nằm cuối dãy Trường Sơn, là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có những đặc điểm tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên đa dạng và phong phú, nhiều loại động vật hoang dã và thảm thực vật phong phú; là vị trí cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hoá giữa miền Đông Nam bộ với Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Đây chính là điểm du lịch tiềm năng, lý tưởng cho du khách tới tham quan và nghỉ dưỡng.

     Tánh Linh có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cơ bản đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của xã hội, cách Trung tâm thành phố Phan Thiết 100km, thành phố HCM, Bà Rịa Vũng Tàu khoảng 170 đến 180km. Với những đặc điểm tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên đa dạng và phong phú, Tánh Linh là khu vực có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch và đặc biệt là du lịch sinh thái, tham quan và nghỉ dưỡng như: Thác Bà, Hồ Biển Lạc, Thác Mưa Bay, Thác Trượt, Hồ Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi... với nhiều tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên gắn với Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, Rừng phòng hộ Trị An, Rừng phòng hộ La Ngà với nhiều loại động vật hoang dã và thảm thực vật phong phú.

     Ngoài những những thắng cảnh đẹp của thiên nhiên ban tặng, Tánh Linh còn có một bề dày lịch sử hào hùng trong suốt hai cuộc kháng chiến, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước, di tích chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng (được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia) và khu căn cứ địa Nam Sơn (La Ngâu). Thành phần dân tộc đa dạng, mỗi dân tộc có tập tục, tập quán khác nhau đã tô điểm cho bức tranh văn hóa huyện nhà thêm phong phú (Đình Làng Lạc Tánh được công nhận di tích Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh), rất thuận lợi cho việc phát tiển du lịch văn hóa gắn liền với những phong tục tập quán và thưởng thức văn hóa của đồng bào các dân tộc....

     Với những điều kiện thuận lợi, tiềm năng, lợi thế về danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa và truyền thống, Đảng bộ và nhân dân huyện Tánh Linh xác định ngành du lịch là một trong những ngành quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Đồng thời, để giải quyết việc làm, tăng thu nhập trong nhân dân; phát huy truyền thống văn hóa của các dân tộc anh em; thông qua các hoạt động du lịch để giới thiệu, quảng bá hình ảnh Tánh Linh, là cầu nối quan trọng phát triển mạnh mẽ các mối quan hệ giao lưu văn hóa, hữu nghị, hợp tác, ngoại giao giữa các vùng miền trong và ngoài tỉnh; thúc đẩy sự đổi mới, phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giải quyết nhiều vấn đề của xã hội.

     Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc phát triển ngành du lịch trên địa bàn huyện còn chậm, chưa khai thác tốt tiềm năng và ưu thế sẵn có; công tác quy hoạch chậm, thiếu đồng bộ, chưa đi vào chi tiết từng vùng, từng lĩnh vực. Việc đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch chưa được quan tâm đúng mức, công tác tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị về du lịch chưa được thường xuyên, rộng khắp. Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngành du lịch còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay.

     Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân song cơ bản đó là chưa có các cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư phát triển dịch vụ du lịch, công tác quy hoạch và phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành thiếu đồng bộ; công tác tuyên truyền, quảng bá chưa được ưu tiên bố trí hợp lý; đội ngũ cán bộ về quản lý và kêu gọi đầu tư còn thiếu tính chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, tính đa dạng chưa cao và thiếu tính hấp dẫn...

     Để có thể đa dạng hóa các loại hình du lịch, thu hút đầu tư phát triển du lịch trong những năm tiếp theo, bài viết xin đưa ra một số giải pháp sau:

     1. Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của ngành du lịch nói chung, du lịch Tánh Linh nói riêng trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay đối với các cấp, các ngành và cộng đồng, tạo ra sự đồng bộ từ nhận thức tới hành động trong việc phát triển du lịch nhanh và bền vững.

Để làm được điều này một cách có hiệu quả, các cấp, các ban ngành chức năng cần có những hình thức tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu nét đặc trưng và tiềm năng, lợi thế của huyện trong công tác phát triển dịch qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường tổ chức lồng ghép các sự kiện thu hút nhà đầu tư vào hoạt động này; có chủ trương khuyến khích thu hút đầu tư phát triển các khu du lịch, đặc biệt tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng ở từng khu vực gắn với cảnh quan, môi trường, đặc sản vùng, phù hợp với từng đối tượng khách như khu du lịch cao cấp hoặc khu du lịch đại chúng.

     2. Tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung quản lí nhà nước theo quy định tại tất cả các cấp quản lí về du lịch, tách bạch rõ chức năng quản lý nhà nước về du lịch và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.

     3. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp và chính quyền địa phương, cũng như tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành liên quan ở cấp tỉnh và trung ương, từ việc hoạch định chính sách đến thực thi dự án cụ thể trong phát triển kinh doanh du lịch.

     4. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch cùng với việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, tăng cường hoạt động nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, sở thích của du khách đối với từng loại hình sản phẩm du lịch, qua đó xây dựng và hoàn thiện sản phẩm đặc trưng đối với từng vùng trên địa bàn tỉnh, nâng cao sức cạnh tranh góp phần vào việc tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch dịch vụ của huyện.

     5. Đẩy tiến độ lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn huyện và quy hoạch chi tiết các tuyến du lịch, các điểm du lịch; huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư từ khi xây dựng quy hoạch đến tổ chức thực hiện, trong đó xác định rõ địa bàn đầu tư các điểm, tuyến trọng điểm.

     6. Thực hiện xã hội hoá phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau.

     7. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng, phát huy được các thế mạnh, bản sắc địa phương, vùng có tính hấp dẫn cao để thu hút các nhà đầu tư./.

Phạm Văn Tuấn


  • |
  • 1076
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Tánh Linh: Con đường để phát triển du lịch

  • /
  • 30.12.2013 - 9:35

Tánh Linh là huyện miền núi, nằm cuối dãy Trường Sơn, là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có những đặc điểm tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên đa dạng và phong phú, nhiều loại động vật hoang dã và thảm thực vật phong phú; là vị trí cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hoá giữa miền Đông Nam bộ với Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Đây chính là điểm du lịch tiềm năng, lý tưởng cho du khách tới tham quan và nghỉ dưỡng.

     Tánh Linh có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cơ bản đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của xã hội, cách Trung tâm thành phố Phan Thiết 100km, thành phố HCM, Bà Rịa Vũng Tàu khoảng 170 đến 180km. Với những đặc điểm tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên đa dạng và phong phú, Tánh Linh là khu vực có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch và đặc biệt là du lịch sinh thái, tham quan và nghỉ dưỡng như: Thác Bà, Hồ Biển Lạc, Thác Mưa Bay, Thác Trượt, Hồ Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi... với nhiều tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên gắn với Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, Rừng phòng hộ Trị An, Rừng phòng hộ La Ngà với nhiều loại động vật hoang dã và thảm thực vật phong phú.

     Ngoài những những thắng cảnh đẹp của thiên nhiên ban tặng, Tánh Linh còn có một bề dày lịch sử hào hùng trong suốt hai cuộc kháng chiến, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước, di tích chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng (được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia) và khu căn cứ địa Nam Sơn (La Ngâu). Thành phần dân tộc đa dạng, mỗi dân tộc có tập tục, tập quán khác nhau đã tô điểm cho bức tranh văn hóa huyện nhà thêm phong phú (Đình Làng Lạc Tánh được công nhận di tích Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh), rất thuận lợi cho việc phát tiển du lịch văn hóa gắn liền với những phong tục tập quán và thưởng thức văn hóa của đồng bào các dân tộc....

     Với những điều kiện thuận lợi, tiềm năng, lợi thế về danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa và truyền thống, Đảng bộ và nhân dân huyện Tánh Linh xác định ngành du lịch là một trong những ngành quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Đồng thời, để giải quyết việc làm, tăng thu nhập trong nhân dân; phát huy truyền thống văn hóa của các dân tộc anh em; thông qua các hoạt động du lịch để giới thiệu, quảng bá hình ảnh Tánh Linh, là cầu nối quan trọng phát triển mạnh mẽ các mối quan hệ giao lưu văn hóa, hữu nghị, hợp tác, ngoại giao giữa các vùng miền trong và ngoài tỉnh; thúc đẩy sự đổi mới, phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giải quyết nhiều vấn đề của xã hội.

     Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc phát triển ngành du lịch trên địa bàn huyện còn chậm, chưa khai thác tốt tiềm năng và ưu thế sẵn có; công tác quy hoạch chậm, thiếu đồng bộ, chưa đi vào chi tiết từng vùng, từng lĩnh vực. Việc đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch chưa được quan tâm đúng mức, công tác tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị về du lịch chưa được thường xuyên, rộng khắp. Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngành du lịch còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay.

     Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân song cơ bản đó là chưa có các cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư phát triển dịch vụ du lịch, công tác quy hoạch và phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành thiếu đồng bộ; công tác tuyên truyền, quảng bá chưa được ưu tiên bố trí hợp lý; đội ngũ cán bộ về quản lý và kêu gọi đầu tư còn thiếu tính chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, tính đa dạng chưa cao và thiếu tính hấp dẫn...

     Để có thể đa dạng hóa các loại hình du lịch, thu hút đầu tư phát triển du lịch trong những năm tiếp theo, bài viết xin đưa ra một số giải pháp sau:

     1. Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của ngành du lịch nói chung, du lịch Tánh Linh nói riêng trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay đối với các cấp, các ngành và cộng đồng, tạo ra sự đồng bộ từ nhận thức tới hành động trong việc phát triển du lịch nhanh và bền vững.

Để làm được điều này một cách có hiệu quả, các cấp, các ban ngành chức năng cần có những hình thức tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu nét đặc trưng và tiềm năng, lợi thế của huyện trong công tác phát triển dịch qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường tổ chức lồng ghép các sự kiện thu hút nhà đầu tư vào hoạt động này; có chủ trương khuyến khích thu hút đầu tư phát triển các khu du lịch, đặc biệt tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng ở từng khu vực gắn với cảnh quan, môi trường, đặc sản vùng, phù hợp với từng đối tượng khách như khu du lịch cao cấp hoặc khu du lịch đại chúng.

     2. Tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung quản lí nhà nước theo quy định tại tất cả các cấp quản lí về du lịch, tách bạch rõ chức năng quản lý nhà nước về du lịch và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.

     3. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp và chính quyền địa phương, cũng như tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành liên quan ở cấp tỉnh và trung ương, từ việc hoạch định chính sách đến thực thi dự án cụ thể trong phát triển kinh doanh du lịch.

     4. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch cùng với việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, tăng cường hoạt động nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, sở thích của du khách đối với từng loại hình sản phẩm du lịch, qua đó xây dựng và hoàn thiện sản phẩm đặc trưng đối với từng vùng trên địa bàn tỉnh, nâng cao sức cạnh tranh góp phần vào việc tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch dịch vụ của huyện.

     5. Đẩy tiến độ lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn huyện và quy hoạch chi tiết các tuyến du lịch, các điểm du lịch; huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư từ khi xây dựng quy hoạch đến tổ chức thực hiện, trong đó xác định rõ địa bàn đầu tư các điểm, tuyến trọng điểm.

     6. Thực hiện xã hội hoá phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau.

     7. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng, phát huy được các thế mạnh, bản sắc địa phương, vùng có tính hấp dẫn cao để thu hút các nhà đầu tư./.

Phạm Văn Tuấn


  • |
  • 1077
  • |

Các tin khác