NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN “SỐ 2” VIỆT NAM

  • /
  • 15.10.2013 - 10:12

Vừa qua, trong một lần đi cơ sở, tình cờ tôi gặp được anh Trần Minh Mến, sinh năm 1971, người có 42 tuổi đời nhưng đã có 49 lần hiến máu tình nguyện, chỉ đứng sau người hiến máu tình nguyện số 1 Việt Nam với 51 lần hiến máu. Anh Mến còn vận động được hàng trăm người khác tham gia hiến máu tình nguyện.

Anh Trần Minh Mến-trong căn phòng truyền thống của mình

     Lần đầu tiên anh tham gia hiến máu tình nguyện là vào năm 2001, khi chứng kiến cảnh thập tử nhất sinh của một người bị tai nạn giao thông, đang thiếu máu để thực hiện ca phẫu thuật sau tai nạn. Nếu không có máu, người đó sẽ chết. Anh không suy nghĩ gì, lập tức tình nguyện hiến máu cho người đó và người đó đã được cứu sống.

     Ý thức được giá trị của “giọt máu cứu người”, cứ thế, không biết bao nhiêu lần sau anh đã tình nguyện hiến máu cho những ai cần trong lúc khẩn cấp mà không hề suy tính được mất cái gì. Kiếp làm người cho đi là nhận. Mỗi lần, những bác sỹ lấy máu đều ghi nhận vào hồ sơ. Rồi anh trở thành “ngân hàng máu sống” của hai bệnh viện đa khoa (Bệnh viện Đa khoa huyện Tánh Linh và Bệnh viên Đa khoa khu vực II – Nam Bình Thuận ở Đức Linh) suốt nhiều năm qua.

     Vào dịp kỷ niệm 10 năm Ngày thế giới tôn vinh người hiến máu (14/6/2004-14/6/2013), Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện đã tổ chức lễ tôn vinh Người hiến máu tình nguyện tiêu biểu Việt Nam năm 2013 (Hà Nội, ngày 14/6/2013), anh là đại diện duy nhất của tỉnh Binh Thuận. Trong số 100 tấm gương hiến máu tiêu biểu Việt Nam được tôn vinh, có 98 người hiến máu tình nguyện và 2 người vận động được nhiều người hiến máu tình nguyện. Tại thời điểm đó, anh Trần Minh Mến có 43 lần hiến máu được xác nhận, đứng thứ tư toàn quốc, sau các anh Phạm Thanh Liêm (51 lần hiến máu - Tây Ninh), Trần Hữu Tòng (45 lần hiến máu - Cần Thơ) và Nguyễn Phương (44 lần hiến máu - Khánh Hòa).

     Tôi tò mò muốn biết thêm hiện anh đang sống như thế nào? Độc thân, không vợ, không con, không nhà riêng. Nơi anh ở cũng là nơi anh làm việc, vừa làm bảo vệ vừa làm công tác tin học ở một xã đang dẫn đầu toàn tỉnh Bình Thuận về xây dựng Nông thôn mới (hết năm 2013, sẽ đạt 16/19 tiêu chí theo chuẩn Nông thôn mới). Ngoài ra, anh còn làm thêm ruộng và rẫy, tham gia tích cực vào các phong trào do địa phương phát động.

     Vào căn phòng nhỏ bé của anh ở xã Nghị Đức, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, tôi thấy hầu như mọi thứ đều liên quan đến hoạt động hiến máu tình nguyện mà anh đã tham gia. Nhiều vật dụng in biểu tượng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các cấp, từ chiếc ly thủy tinh uống nước đến những trang phục, ba lô, cúp, bằng khen, v.v… Anh nói vui “Đây là phòng truyền thống của mình”. Nhiều người đang sống đã “mang trong mình giọt máu của anh”. Họ không quên ơn anh. Hiến máu cứu người là hoạt động chia sẻ cộng đồng đầy ý nghĩa của anh.

     Anh nói thật như đùa: “Mỗi lần hiến máu là mình lại được bổ sung máu mới, như được thay máu, không sợ bệnh tật, vì nếu có vấn đề gì thì đã được xét nghiệm kỹ càng rồi”. Điều quan trọng hơn là nghĩa cử tình nguyện và cảm xúc chân thành của anh: “Giọt máu cứu người”! 

Hội Văn Khoa


  • |
  • 922
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN “SỐ 2” VIỆT NAM

  • /
  • 15.10.2013 - 10:12

Vừa qua, trong một lần đi cơ sở, tình cờ tôi gặp được anh Trần Minh Mến, sinh năm 1971, người có 42 tuổi đời nhưng đã có 49 lần hiến máu tình nguyện, chỉ đứng sau người hiến máu tình nguyện số 1 Việt Nam với 51 lần hiến máu. Anh Mến còn vận động được hàng trăm người khác tham gia hiến máu tình nguyện.

Anh Trần Minh Mến-trong căn phòng truyền thống của mình

     Lần đầu tiên anh tham gia hiến máu tình nguyện là vào năm 2001, khi chứng kiến cảnh thập tử nhất sinh của một người bị tai nạn giao thông, đang thiếu máu để thực hiện ca phẫu thuật sau tai nạn. Nếu không có máu, người đó sẽ chết. Anh không suy nghĩ gì, lập tức tình nguyện hiến máu cho người đó và người đó đã được cứu sống.

     Ý thức được giá trị của “giọt máu cứu người”, cứ thế, không biết bao nhiêu lần sau anh đã tình nguyện hiến máu cho những ai cần trong lúc khẩn cấp mà không hề suy tính được mất cái gì. Kiếp làm người cho đi là nhận. Mỗi lần, những bác sỹ lấy máu đều ghi nhận vào hồ sơ. Rồi anh trở thành “ngân hàng máu sống” của hai bệnh viện đa khoa (Bệnh viện Đa khoa huyện Tánh Linh và Bệnh viên Đa khoa khu vực II – Nam Bình Thuận ở Đức Linh) suốt nhiều năm qua.

     Vào dịp kỷ niệm 10 năm Ngày thế giới tôn vinh người hiến máu (14/6/2004-14/6/2013), Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện đã tổ chức lễ tôn vinh Người hiến máu tình nguyện tiêu biểu Việt Nam năm 2013 (Hà Nội, ngày 14/6/2013), anh là đại diện duy nhất của tỉnh Binh Thuận. Trong số 100 tấm gương hiến máu tiêu biểu Việt Nam được tôn vinh, có 98 người hiến máu tình nguyện và 2 người vận động được nhiều người hiến máu tình nguyện. Tại thời điểm đó, anh Trần Minh Mến có 43 lần hiến máu được xác nhận, đứng thứ tư toàn quốc, sau các anh Phạm Thanh Liêm (51 lần hiến máu - Tây Ninh), Trần Hữu Tòng (45 lần hiến máu - Cần Thơ) và Nguyễn Phương (44 lần hiến máu - Khánh Hòa).

     Tôi tò mò muốn biết thêm hiện anh đang sống như thế nào? Độc thân, không vợ, không con, không nhà riêng. Nơi anh ở cũng là nơi anh làm việc, vừa làm bảo vệ vừa làm công tác tin học ở một xã đang dẫn đầu toàn tỉnh Bình Thuận về xây dựng Nông thôn mới (hết năm 2013, sẽ đạt 16/19 tiêu chí theo chuẩn Nông thôn mới). Ngoài ra, anh còn làm thêm ruộng và rẫy, tham gia tích cực vào các phong trào do địa phương phát động.

     Vào căn phòng nhỏ bé của anh ở xã Nghị Đức, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, tôi thấy hầu như mọi thứ đều liên quan đến hoạt động hiến máu tình nguyện mà anh đã tham gia. Nhiều vật dụng in biểu tượng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các cấp, từ chiếc ly thủy tinh uống nước đến những trang phục, ba lô, cúp, bằng khen, v.v… Anh nói vui “Đây là phòng truyền thống của mình”. Nhiều người đang sống đã “mang trong mình giọt máu của anh”. Họ không quên ơn anh. Hiến máu cứu người là hoạt động chia sẻ cộng đồng đầy ý nghĩa của anh.

     Anh nói thật như đùa: “Mỗi lần hiến máu là mình lại được bổ sung máu mới, như được thay máu, không sợ bệnh tật, vì nếu có vấn đề gì thì đã được xét nghiệm kỹ càng rồi”. Điều quan trọng hơn là nghĩa cử tình nguyện và cảm xúc chân thành của anh: “Giọt máu cứu người”! 

Hội Văn Khoa


  • |
  • 923
  • |

Các tin khác