KHẢO SÁT, ĐỊNH VỊ, KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG KHU CĂN CỨ TỈNH ỦY BÌNH TUY TRONG KHÁNG CHIẾN

  • HVK
  • /
  • 6.3.2015 - 14:38

Trong kháng chiến chống Mỹ, Tỉnh ủy Bình Tuy có tổng cộng 21 căn cứ. Trong đó, căn cứ ở khu vực Sông Phan có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng, với 4 lý do chủ yếu sau đây: 1) Đây là vùng căn cứ kháng chiến đầu tiên; 2) Nơi đây đã diễn ra Đại hội đại biểu nhân dân đầu tiên bầu ra Ủy ban Cách mạng Lâm thời; 3) Nơi đây là một căn cứ đóng chân tương đối ổn định và kéo dài từ tháng 8/1968 đến tháng 11/1969; 4) Nơi đây phù hợp với các yêu cầu thực tiễn khác.

Đoàn khảo sát đi thực địa

    Ngày 6/3/2015, Ban chỉ đạo xây dựng khu di tích căn cứ kháng chiến Tỉnh ủy Bình Tuy (nay thuộc tỉnh Bình Thuận) đã chủ trì cùng Ban Liên lạc Tỉnh ủy Bình Tuy trong kháng chiến chống Mỹ tổ chức đợt khảo sát thứ 3 để xác định rõ vị trí dự kiến xây dựng Khu di tích Căn cứ kháng chiến của Tỉnh ủy Bình Tuy. Tham gia đoàn khảo sát có đồng chí Bùi Thế Nhân (Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó trưởng Ban chỉ đạo), đồng chí Đinh Trung (Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, Trưởng Ban Liên lạc), Văn phòng Tỉnh ủy; Thường trực Thị ủy La Gi, Huyện ủy Hàm Tân; Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Bảo tàng tỉnh; một số đồng chí đã từng tham gia công tác tại Văn phòng Tỉnh ủy Bình Tuy trong kháng chiến chống Mỹ. Ở huyện Tánh Linh có đồng chí Huỳnh Thái Dương (Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy) và một số đồng chí đại diện cơ quan chức năng của huyện.

    Đoàn đã tiến hành khảo sát tại vùng rừng thuộc Tiểu khu 308 (khu vực Sông Phan) do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sông Dinh quản lý. Sau đợt khảo sát, đoàn về làm việc, họp bàn tại Huyện ủy Tánh Linh để thống nhất đánh giá, định vị địa điểm. Qua đó, tất cả các đại biểu dự họp đều thống nhất khẳng định: Trong kháng chiến chống Mỹ, Tỉnh ủy Bình Tuy có tổng cộng 21 căn cứ, thuộc các vùng rừng núi thuộc huyện Hàm Tân, La Gi và Tánh Linh. Riêng tại Tánh Linh, có 7 khu căn cứ, trong đó khu căn cứ Núi Ông trải dài từ vùng Sông Phan đến Sông Cát, Thác Bà và lên tới tận đỉnh Núi Ông. Đây là khu vực đóng chân kéo dài, tiêu biểu và mang nhiều ý nghĩa nhất. Cuối cùng, đoàn đã thống nhất chọn khu vực Sông Phan làm nơi xây dựng Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Bình Tuy trong kháng chiến chống Mỹ, vì các lý do chính như sau: Một là, Đây là vùng căn cứ kháng chiến đầu tiên. Hai là, Nơi đây đã diễn ra Đại hội đại biểu nhân dân đầu tiên bầu ra Ủy ban Cách mạng Lâm thời. Ba là, Nơi đây là một căn cứ đóng chân tương đối ổn định và kéo dài từ tháng 8/1968 đến tháng 11/1969. Bốn là, Nơi đây phù hợp với các yêu cầu thực tiễn khác.

   Đoàn khảo sát làm việc tại huyện 

    Nói tóm lại, khu vực Sông Phan được khảo sát xứng đáng là đại diện tiêu biểu nhất, đầy đủ nhất, thỏa mãn được cả các yếu tố lịch sử (là một vùng căn cứ kháng chiến điển hình của Tỉnh ủy Bình Tuy) lẫn các yếu tố về tự nhiên (rừng núi còn khá hoang sơ), cùng các điều kiện để phát huy các giá trị lịch sử và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương (gần Quốc Lộ 55 nên thuận lợi việc đi lại để quản lý, thăm viếng, tổ chức hành trình về nguồn, du lịch tìm hiểu lịch sử; gần Trạm Bảo vệ rừng của Khu Bảo tồn Thiên Núi Ông, thuận lợi cho việc giữ gìn vùng rừng đệm), v.v...

    Kết luận đợt khảo sát và làm việc, đồng chí Bùi Thế Nhân đã đúc kết các vấn đề trên đây để trình Ban Chỉ đạo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh quyết định việc xây dựng Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Bình Tuy trong kháng chiến chống Mỹ./.


Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT, ĐỊNH VỊ, KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG KHU CĂN CỨ TỈNH ỦY BÌNH TUY TRONG KHÁNG CHIẾN

  • HVK
  • /
  • 6.3.2015 - 14:38

Trong kháng chiến chống Mỹ, Tỉnh ủy Bình Tuy có tổng cộng 21 căn cứ. Trong đó, căn cứ ở khu vực Sông Phan có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng, với 4 lý do chủ yếu sau đây: 1) Đây là vùng căn cứ kháng chiến đầu tiên; 2) Nơi đây đã diễn ra Đại hội đại biểu nhân dân đầu tiên bầu ra Ủy ban Cách mạng Lâm thời; 3) Nơi đây là một căn cứ đóng chân tương đối ổn định và kéo dài từ tháng 8/1968 đến tháng 11/1969; 4) Nơi đây phù hợp với các yêu cầu thực tiễn khác.

Đoàn khảo sát đi thực địa

    Ngày 6/3/2015, Ban chỉ đạo xây dựng khu di tích căn cứ kháng chiến Tỉnh ủy Bình Tuy (nay thuộc tỉnh Bình Thuận) đã chủ trì cùng Ban Liên lạc Tỉnh ủy Bình Tuy trong kháng chiến chống Mỹ tổ chức đợt khảo sát thứ 3 để xác định rõ vị trí dự kiến xây dựng Khu di tích Căn cứ kháng chiến của Tỉnh ủy Bình Tuy. Tham gia đoàn khảo sát có đồng chí Bùi Thế Nhân (Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó trưởng Ban chỉ đạo), đồng chí Đinh Trung (Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, Trưởng Ban Liên lạc), Văn phòng Tỉnh ủy; Thường trực Thị ủy La Gi, Huyện ủy Hàm Tân; Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Bảo tàng tỉnh; một số đồng chí đã từng tham gia công tác tại Văn phòng Tỉnh ủy Bình Tuy trong kháng chiến chống Mỹ. Ở huyện Tánh Linh có đồng chí Huỳnh Thái Dương (Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy) và một số đồng chí đại diện cơ quan chức năng của huyện.

    Đoàn đã tiến hành khảo sát tại vùng rừng thuộc Tiểu khu 308 (khu vực Sông Phan) do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sông Dinh quản lý. Sau đợt khảo sát, đoàn về làm việc, họp bàn tại Huyện ủy Tánh Linh để thống nhất đánh giá, định vị địa điểm. Qua đó, tất cả các đại biểu dự họp đều thống nhất khẳng định: Trong kháng chiến chống Mỹ, Tỉnh ủy Bình Tuy có tổng cộng 21 căn cứ, thuộc các vùng rừng núi thuộc huyện Hàm Tân, La Gi và Tánh Linh. Riêng tại Tánh Linh, có 7 khu căn cứ, trong đó khu căn cứ Núi Ông trải dài từ vùng Sông Phan đến Sông Cát, Thác Bà và lên tới tận đỉnh Núi Ông. Đây là khu vực đóng chân kéo dài, tiêu biểu và mang nhiều ý nghĩa nhất. Cuối cùng, đoàn đã thống nhất chọn khu vực Sông Phan làm nơi xây dựng Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Bình Tuy trong kháng chiến chống Mỹ, vì các lý do chính như sau: Một là, Đây là vùng căn cứ kháng chiến đầu tiên. Hai là, Nơi đây đã diễn ra Đại hội đại biểu nhân dân đầu tiên bầu ra Ủy ban Cách mạng Lâm thời. Ba là, Nơi đây là một căn cứ đóng chân tương đối ổn định và kéo dài từ tháng 8/1968 đến tháng 11/1969. Bốn là, Nơi đây phù hợp với các yêu cầu thực tiễn khác.

   Đoàn khảo sát làm việc tại huyện 

    Nói tóm lại, khu vực Sông Phan được khảo sát xứng đáng là đại diện tiêu biểu nhất, đầy đủ nhất, thỏa mãn được cả các yếu tố lịch sử (là một vùng căn cứ kháng chiến điển hình của Tỉnh ủy Bình Tuy) lẫn các yếu tố về tự nhiên (rừng núi còn khá hoang sơ), cùng các điều kiện để phát huy các giá trị lịch sử và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương (gần Quốc Lộ 55 nên thuận lợi việc đi lại để quản lý, thăm viếng, tổ chức hành trình về nguồn, du lịch tìm hiểu lịch sử; gần Trạm Bảo vệ rừng của Khu Bảo tồn Thiên Núi Ông, thuận lợi cho việc giữ gìn vùng rừng đệm), v.v...

    Kết luận đợt khảo sát và làm việc, đồng chí Bùi Thế Nhân đã đúc kết các vấn đề trên đây để trình Ban Chỉ đạo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh quyết định việc xây dựng Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Bình Tuy trong kháng chiến chống Mỹ./.


Các tin khác