TÁNH LINH: QUYẾT TÂM XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Quyết tâm cao ngay từ ban đầu

Ngày 10/4/2012, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa VII) đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/HU về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành từ huyện đến xã đã ban hành nhiều văn bản và thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới để triển khai thực hiện. 

     Tất cả 13/13 xã trong huyện đều lập Ban Chỉ đạo (do Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng ban) và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới (do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban). Có 65/66 thôn, bản đã thành lập Ban phát triển thôn (do trưởng thôn, bản làm Trưởng ban), còn 01 thôn (thôn 4, xã Gia Huynh) mới thành lập nên chưa hình thành tổ chức.

     Từ trung tâm huyện, xã cho đến các địa bàn thôn, bản, khắp nơi đều dễ dàng bắt gặp những pa nô, băng rôn, khẩu hiệu cổ vũ, động viên phong trào Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới. Hàng ngày, hệ thống loa truyền thanh ở các xã sôi nổi phát đi nhiều tin, bài về khí thế thi đua làm đường giao thông nông thôn, vệ sinh môi trường, ăn ở hợp vệ sinh, xây dựng gia đình văn hóa, thôn, bản văn hóa... Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện xây dựng chuyên mục phát thanh 02 số mỗi tháng về nêu gương điển hình trong công tác xây dựng nông thôn mới; nêu các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả với thời lượng 03 lần trong tuần; phát thanh bộ tài liệu hỏi đáp về nông thôn mới. Đồng thời phát sóng các chương trình khác có liên quan như bảo vệ rừng, phổ biến chính sách. Phòng Văn hóa - Thông tin vừa tổ chức tuyên truyền lưu động, triển lãm ảnh Bác Hồ với nông dân, tuyên truyền trên xe loa, xây dựng bản tin chuyên đề hàng quý, triển lãm hình ảnh nông dân sản xuất giỏi, vừa phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan lồng ghép chương trình vào trong các buổi biểu diễn văn nghệ và cấp phát 45 đĩa DVD tuyên truyền cho các xã.

     Đồng thời, các cơ quan cấp huyện đã phối hợp với Văn phòng điều phối tỉnh tập huấn 03 lớp về nông thôn mới (01 lớp tại tỉnh, 02 lớp tại huyện) cho 156 người là cán bộ của huyện, xã, thôn. Sau đó, tiếp tục cử 254 người là cán bộ xã, thôn tham gia tập huấn Chương trình nông thôn mới tại tỉnh. Phối hợp mở 21 lớp đào tạo nghề cho 625 lao động nông thôn về: sản xuất nấm rơm; trồng, chăm sóc, khai thác cây cao su và một số loại cây công nghiệp khác.

     Căn cứ Bộ tiêu chí (gồm 19 tiêu chí), từ huyện đến xã, thôn đều tập trung rà soát và phân nhóm, đánh giá từng tiêu chí một. Họp bàn, tách ra thành các nhóm tiêu chí: nhóm tiêu chí cần vốn và nhóm tiêu chí không cần vốn, nhóm tiêu chí đã hoàn thành (để tiếp tục củng cố) và nhóm tiêu chí chưa hoàn thành (để vạch ra lộ trình thực hiện hàng năm). Sau đó, phân công nhiệm vụ cho các tập thể và cá nhân phụ trách từng tiêu chí, từng địa bàn để tổ chức thực hiện. Huyện phấn đấu đến năm 2015 có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: xã Nghị Đức (tỉnh chọn làm điểm) và xã Bắc Ruộng (huyện chọn làm điểm); phấn đấu đến năm 2020 có thêm 6 xã nữa là Đức Phú, Đức Tân, Huy Khiêm, Đồng Kho, Gia An, Suối Kiết. Những xã còn lại phấn đấu xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2025.

Dân chủ từ lòng dân

     Trong năm 2012, đồng loạt 13/13 xã trong huyện tổ chức Lễ phát động phong trào “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”, mời các cấp, các ngành, doanh nghiệp và các hộ gia đình về dự.

    Ban đầu, không ít người dân còn bàng quan, thụ động. Nhưng nhờ làm tốt Quy chế dân chủ, công khai, minh bạch, nên người dân ngày càng tin tưởng. Thông qua đó, từng người dân ý thức được quyền làm chủ, cảm nhận được mạch ngầm xuyên suốt của phong trào chính là phương châm Dân biết, bàn bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi, nên ngày càng chủ động và nhiệt tình tham gia. Người dân được tham dự mọi việc ngay từ đầu để nói lên tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng sâu xa của mình. Tất nhiên, có lúc không tránh khỏi tình trạng có những ý kiến khác biệt, “chín người mười ý”, nhưng dần dần được đem ra bàn bạc, phân tích, thông hiểu, rồi đi đến đồng thuận theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, đa số tôn trọng quyền lợi của thiểu số, cuối cùng tìm ra hướng giải quyết tối ưu. Hay đôi khi cũng không tránh khỏi có những suy nghĩ bức xúc, toan tính thiệt hơn, nhưng cuối cùng cũng đi đến ý thức chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm, lá lành đùm lá rách. Cứ như vậy, người dân đã gạt bỏ đi những rào cản cả trong ý thức lẫn trong thực tiễn để Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới.

     Thông qua phong trào này, người dân ngày càng tâm đắc với việc học tập và làm theo Bác Hồ, nhất là nói đi đôi với làm. Có thể diễn tả một cách hình ảnh rằng: Buổi sáng dự họp bàn làm Ánh sáng nông thôn mới, buổi tối đã thụ hưởng bóng đèn điện soi sáng đến tận cuối thôn. Hôm nay đi dạo thấy xuất hiện một đường bê tông mới, ngày mai ra đồng lại thấy hoàn thành một kênh mương thủy lợi nhỏ. Đầu năm tích cực hưởng ứng giải phóng mặt bằng hiến đất, cuối năm đã được đi xem biểu diễn văn nghệ ở Nhà văn hóa. Đầu năm tham gia thực hiện“5 không, 3 sạch”, cuối năm vui mừng được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa. Rồi các phong trào giảm nghèo, xây nhà tình thương, trao học bổng cho học sinh giỏi, học sinh nghèo, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường... ngày càng tạo thêm nét đẹp, phong phú trong đời sống nông thôn mới.

     Cứ như vậy, càng triển khai đi sâu vào từng công trình, phần việc cụ thể, thiết thực, càng góp phần cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của từng người, từng nhà, từng thôn, bản. Cứ như vậy, phong trào ngày càng có sức lan tỏa sâu rộng trên các địa bàn dân cư, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở huyện miền núi Tánh Linh


Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

TÁNH LINH: QUYẾT TÂM XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Quyết tâm cao ngay từ ban đầu

Ngày 10/4/2012, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa VII) đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/HU về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành từ huyện đến xã đã ban hành nhiều văn bản và thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới để triển khai thực hiện. 

     Tất cả 13/13 xã trong huyện đều lập Ban Chỉ đạo (do Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng ban) và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới (do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban). Có 65/66 thôn, bản đã thành lập Ban phát triển thôn (do trưởng thôn, bản làm Trưởng ban), còn 01 thôn (thôn 4, xã Gia Huynh) mới thành lập nên chưa hình thành tổ chức.

     Từ trung tâm huyện, xã cho đến các địa bàn thôn, bản, khắp nơi đều dễ dàng bắt gặp những pa nô, băng rôn, khẩu hiệu cổ vũ, động viên phong trào Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới. Hàng ngày, hệ thống loa truyền thanh ở các xã sôi nổi phát đi nhiều tin, bài về khí thế thi đua làm đường giao thông nông thôn, vệ sinh môi trường, ăn ở hợp vệ sinh, xây dựng gia đình văn hóa, thôn, bản văn hóa... Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện xây dựng chuyên mục phát thanh 02 số mỗi tháng về nêu gương điển hình trong công tác xây dựng nông thôn mới; nêu các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả với thời lượng 03 lần trong tuần; phát thanh bộ tài liệu hỏi đáp về nông thôn mới. Đồng thời phát sóng các chương trình khác có liên quan như bảo vệ rừng, phổ biến chính sách. Phòng Văn hóa - Thông tin vừa tổ chức tuyên truyền lưu động, triển lãm ảnh Bác Hồ với nông dân, tuyên truyền trên xe loa, xây dựng bản tin chuyên đề hàng quý, triển lãm hình ảnh nông dân sản xuất giỏi, vừa phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan lồng ghép chương trình vào trong các buổi biểu diễn văn nghệ và cấp phát 45 đĩa DVD tuyên truyền cho các xã.

     Đồng thời, các cơ quan cấp huyện đã phối hợp với Văn phòng điều phối tỉnh tập huấn 03 lớp về nông thôn mới (01 lớp tại tỉnh, 02 lớp tại huyện) cho 156 người là cán bộ của huyện, xã, thôn. Sau đó, tiếp tục cử 254 người là cán bộ xã, thôn tham gia tập huấn Chương trình nông thôn mới tại tỉnh. Phối hợp mở 21 lớp đào tạo nghề cho 625 lao động nông thôn về: sản xuất nấm rơm; trồng, chăm sóc, khai thác cây cao su và một số loại cây công nghiệp khác.

     Căn cứ Bộ tiêu chí (gồm 19 tiêu chí), từ huyện đến xã, thôn đều tập trung rà soát và phân nhóm, đánh giá từng tiêu chí một. Họp bàn, tách ra thành các nhóm tiêu chí: nhóm tiêu chí cần vốn và nhóm tiêu chí không cần vốn, nhóm tiêu chí đã hoàn thành (để tiếp tục củng cố) và nhóm tiêu chí chưa hoàn thành (để vạch ra lộ trình thực hiện hàng năm). Sau đó, phân công nhiệm vụ cho các tập thể và cá nhân phụ trách từng tiêu chí, từng địa bàn để tổ chức thực hiện. Huyện phấn đấu đến năm 2015 có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: xã Nghị Đức (tỉnh chọn làm điểm) và xã Bắc Ruộng (huyện chọn làm điểm); phấn đấu đến năm 2020 có thêm 6 xã nữa là Đức Phú, Đức Tân, Huy Khiêm, Đồng Kho, Gia An, Suối Kiết. Những xã còn lại phấn đấu xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2025.

Dân chủ từ lòng dân

     Trong năm 2012, đồng loạt 13/13 xã trong huyện tổ chức Lễ phát động phong trào “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”, mời các cấp, các ngành, doanh nghiệp và các hộ gia đình về dự.

    Ban đầu, không ít người dân còn bàng quan, thụ động. Nhưng nhờ làm tốt Quy chế dân chủ, công khai, minh bạch, nên người dân ngày càng tin tưởng. Thông qua đó, từng người dân ý thức được quyền làm chủ, cảm nhận được mạch ngầm xuyên suốt của phong trào chính là phương châm Dân biết, bàn bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi, nên ngày càng chủ động và nhiệt tình tham gia. Người dân được tham dự mọi việc ngay từ đầu để nói lên tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng sâu xa của mình. Tất nhiên, có lúc không tránh khỏi tình trạng có những ý kiến khác biệt, “chín người mười ý”, nhưng dần dần được đem ra bàn bạc, phân tích, thông hiểu, rồi đi đến đồng thuận theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, đa số tôn trọng quyền lợi của thiểu số, cuối cùng tìm ra hướng giải quyết tối ưu. Hay đôi khi cũng không tránh khỏi có những suy nghĩ bức xúc, toan tính thiệt hơn, nhưng cuối cùng cũng đi đến ý thức chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm, lá lành đùm lá rách. Cứ như vậy, người dân đã gạt bỏ đi những rào cản cả trong ý thức lẫn trong thực tiễn để Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới.

     Thông qua phong trào này, người dân ngày càng tâm đắc với việc học tập và làm theo Bác Hồ, nhất là nói đi đôi với làm. Có thể diễn tả một cách hình ảnh rằng: Buổi sáng dự họp bàn làm Ánh sáng nông thôn mới, buổi tối đã thụ hưởng bóng đèn điện soi sáng đến tận cuối thôn. Hôm nay đi dạo thấy xuất hiện một đường bê tông mới, ngày mai ra đồng lại thấy hoàn thành một kênh mương thủy lợi nhỏ. Đầu năm tích cực hưởng ứng giải phóng mặt bằng hiến đất, cuối năm đã được đi xem biểu diễn văn nghệ ở Nhà văn hóa. Đầu năm tham gia thực hiện“5 không, 3 sạch”, cuối năm vui mừng được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa. Rồi các phong trào giảm nghèo, xây nhà tình thương, trao học bổng cho học sinh giỏi, học sinh nghèo, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường... ngày càng tạo thêm nét đẹp, phong phú trong đời sống nông thôn mới.

     Cứ như vậy, càng triển khai đi sâu vào từng công trình, phần việc cụ thể, thiết thực, càng góp phần cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của từng người, từng nhà, từng thôn, bản. Cứ như vậy, phong trào ngày càng có sức lan tỏa sâu rộng trên các địa bàn dân cư, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở huyện miền núi Tánh Linh


Các tin khác