TÁNH LINH: BẮC RUỘNG TẬP TRUNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Xác định nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng và cũng là khâu đột phá để phục vụ tốt cho chương trình xây dựng NTM. Đây là chủ trương đúng, đáp ứng nguyện vọng của bà con nông dân, bởi thông qua đào tạo giúp người lao động có kiến thức, góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.

     Bắc Ruộng là 1 trong 2 xã được huyện chọn làm điểm để xây dựng nông thôn mới. Toàn xã có 6.300 nhân khẩu, trong đó tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 50% dân số, đây là một lợi thế để địa phương phát triển kinh tế -XH. Bên cạnh việc chỉ đạo bà con nhân dân đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí về kinh tế - giáo dục - y tế, Đảng bộ và chính quyền xã đã chú trọng tới công tác đào tạo nghề. Vận động, tuyên truyền người dân tham gia các lớp học nghề ngay tại xã. Kết quả đã mở được 02 lớp đào tạo nghề ngắn hạn tại xã cho gần 200 người, chủ yếu là kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt.

     Qua các lớp học, phần lớn lao động đã biết cách phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cây trồng. Xã đã tập trung sản xuất chăn nuôi, thâm canh tăng vụ đưa sản phẩm trở thành hàng hóa, đặc biệt xã đã quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao, trên 100 ha đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu theo Nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra. Ngoài ra với mô hình nuôi heo nái sinh sản và nuôi heo nái gắn với bảo vệ môi trường đã được triển khai tại xã, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, qua đó đã giúp người dân tự chủ về giống cho đàn lợn thịt; nhờ đó, đưa lương thực bình quân đầu người năm 2012 đạt từ 700 kg/người, thu nhập bình quân từ 4,4 triệu đồng/người lên 8 triệu đồng/người.

     Để thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc xây dựng nông thôn mới, Cấp ủy và chính quyền địa phương xã Bắc Ruộng đã huy động cả hệ thống chính trị cùng hưởng ứng tham gia, vận động các doanh nghiệp để hỗ trợ cho người học nghề có điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh và tự tạo việc làm mới, có thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Ông Trần Đình Trung – Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bắc Ruộng cho biết, khi được chọn làm điểm về xây dựng nông thôn mới, chính quyền địa phương cũng đã cử nhiều cán bộ, nhất là cán bộ trẻ đi đào tạo để đáp ứng yêu cầu công việc, hiện nay hầu hết cán bộ công chức xã đạt chuẩn theo quy định. Sau đó, xã tập trung chỉ đạo tổ chức học nghề cho nhân dân. Sau học nghề nhân dân áp dụng vào lao động sản xuất có hiệu quả; góp phần quan trọng vào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

     Trong thời gian tới, cấp uỷ, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục tư vấn, định hướng học nghề để nâng cao nhận thức cho người lao động, nhất là định hướng nghề cho đối tượng học sinh THPT; tiếp tục gởi đào tạo cán bộ trẻ, có năng lực về chính trị, chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Bên cạnh đó, địa phương sẽ tạo điều kiện cho những người học nghề mở rộng sản xuất, có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chuyển đổi một số giống cây, con giá trị kinh tế cao, nhân rộng các trang trại, các mô hình sản xuất lớn có giá trị xuất khẩu cao hơn. Qua đó góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân, thực hiện tốt công cuộc xây dựng nông thôn mới.


Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

TÁNH LINH: BẮC RUỘNG TẬP TRUNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Xác định nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng và cũng là khâu đột phá để phục vụ tốt cho chương trình xây dựng NTM. Đây là chủ trương đúng, đáp ứng nguyện vọng của bà con nông dân, bởi thông qua đào tạo giúp người lao động có kiến thức, góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.

     Bắc Ruộng là 1 trong 2 xã được huyện chọn làm điểm để xây dựng nông thôn mới. Toàn xã có 6.300 nhân khẩu, trong đó tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 50% dân số, đây là một lợi thế để địa phương phát triển kinh tế -XH. Bên cạnh việc chỉ đạo bà con nhân dân đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí về kinh tế - giáo dục - y tế, Đảng bộ và chính quyền xã đã chú trọng tới công tác đào tạo nghề. Vận động, tuyên truyền người dân tham gia các lớp học nghề ngay tại xã. Kết quả đã mở được 02 lớp đào tạo nghề ngắn hạn tại xã cho gần 200 người, chủ yếu là kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt.

     Qua các lớp học, phần lớn lao động đã biết cách phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cây trồng. Xã đã tập trung sản xuất chăn nuôi, thâm canh tăng vụ đưa sản phẩm trở thành hàng hóa, đặc biệt xã đã quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao, trên 100 ha đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu theo Nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra. Ngoài ra với mô hình nuôi heo nái sinh sản và nuôi heo nái gắn với bảo vệ môi trường đã được triển khai tại xã, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, qua đó đã giúp người dân tự chủ về giống cho đàn lợn thịt; nhờ đó, đưa lương thực bình quân đầu người năm 2012 đạt từ 700 kg/người, thu nhập bình quân từ 4,4 triệu đồng/người lên 8 triệu đồng/người.

     Để thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc xây dựng nông thôn mới, Cấp ủy và chính quyền địa phương xã Bắc Ruộng đã huy động cả hệ thống chính trị cùng hưởng ứng tham gia, vận động các doanh nghiệp để hỗ trợ cho người học nghề có điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh và tự tạo việc làm mới, có thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Ông Trần Đình Trung – Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bắc Ruộng cho biết, khi được chọn làm điểm về xây dựng nông thôn mới, chính quyền địa phương cũng đã cử nhiều cán bộ, nhất là cán bộ trẻ đi đào tạo để đáp ứng yêu cầu công việc, hiện nay hầu hết cán bộ công chức xã đạt chuẩn theo quy định. Sau đó, xã tập trung chỉ đạo tổ chức học nghề cho nhân dân. Sau học nghề nhân dân áp dụng vào lao động sản xuất có hiệu quả; góp phần quan trọng vào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

     Trong thời gian tới, cấp uỷ, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục tư vấn, định hướng học nghề để nâng cao nhận thức cho người lao động, nhất là định hướng nghề cho đối tượng học sinh THPT; tiếp tục gởi đào tạo cán bộ trẻ, có năng lực về chính trị, chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Bên cạnh đó, địa phương sẽ tạo điều kiện cho những người học nghề mở rộng sản xuất, có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chuyển đổi một số giống cây, con giá trị kinh tế cao, nhân rộng các trang trại, các mô hình sản xuất lớn có giá trị xuất khẩu cao hơn. Qua đó góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân, thực hiện tốt công cuộc xây dựng nông thôn mới.


Các tin khác