TRIỂN VỌNG TƯƠI SÁNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TÁNH LINH

Những “điểm đến” đáng chú ý ở Tánh Linh gồm có hệ thống thác nước kỳ thú (Thác Bà, Thác Mưa Bay, Thác Đầu Trâu, Thác Đá Bàng, Thác Trượt, Thác Mai...); hệ thống hồ nước ngọt (Biển Lạc, Tà Pao, Đa Mi); hệ thống khu căn cứ – di tích (Quảng trường chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng, cụm căn cứ di tích Núi Ông – Thác Bà, di tích lịch sử – văn hóa Đình Lạc Tánh, v.v...).

Ven bờ Biển Lạc, người dân tận dụng trồng Sen, xa xa là cánh rừng cao su "vàng trắng"

     Tánh Linh có tiềm năng khá đa dạng và phong phú để phát triển du lịch, bao gồm cả du lịch sinh thái, du lịch về nguồn, du lịch tâm linh... Đó là nhờ điều kiện địa lý – tự nhiên giao thoa cả ba vùng miền, như “ngã ba đường” giữa Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Đặc trưng là hệ thống núi non trùng điệp sót lại cuối dãy trường sơn hùng vĩ, với nhiều thác nước kỳ thú, những hồ nước ngọt trong xanh, cùng cảnh tượng thiên nhiên ngoạn mục “biển lạc vào rừng, rừng vây lấy biển”. Trong kháng chiến, Tánh Linh có các căn cứ nổi tiếng, như Căn cứ Nam Sơn, căn cứ Núi Ông – Thác Bà, với chiến thắng vang dội một thời ở Hoài Đức – Bắc Ruộng. Đồng thời, Tánh Linh có di tích văn hóa Đình Lạc Tánh, các lễ hội cầu mưa và lễ hội cúng lúa mới (của đồng bào Rai, K'ho, Chăm), Trung tâm hành hương Đức Mẹ Tà Pao, v.v...

     Những “điểm đến” đáng chú ý ở Tánh Linh gồm có hệ thống thác nước kỳ thú (Thác Bà, Thác Mưa Bay, Thác Đầu Trâu, Thác Đá Bàng, Thác Trượt, Thác Mai...); hệ thống hồ nước ngọt (Biển Lạc, Tà Pao, Đa Mi); hệ thống khu căn cứ – di tích (Quảng trường chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng, cụm căn cứ di tích Núi Ông – Thác Bà, di tích lịch sử – văn hóa Đình Lạc Tánh, v.v...). Ngoài ra, những yếu tố tâm linh liên quan đến tượng Đức Mẹ Tà Pao (khu vực Bắc sông), Hưng An Tự và Phòng thuốc Nam Phước Thiện (khu vực Nam sông)... cũng góp phần tạo nên sự phong phú, hấp dẫn, thu hút du khách thập phương đến với Tánh Linh và quảng bá hình ảnh Tánh Linh với bạn bè gần xa.

     Tiềm năng phát triển du lịch đã được hệ thống chính trị của huyện quan tâm khơi gợi, nhưng vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đến nay vẫn chưa thu hút được đầu tư vào lĩnh vực này. Để khắc phục những bất cập trước đây, Ban Thường vụ Huyện ủy (khóa VII) đã xác định phát triển du lịch là một trong những mũi nhọn đột phá ở địa phương trong thời gian tới, với các loại hình đa dạng như: du lịch sinh thái và nghĩ dưỡng, du lịch dã ngoại và về nguồn, du lịch nghiên cứu lịch sử và đa dạng sinh học, du lịch thể thao mạo hiểm và leo núi, du lịch tâm linh...

     Riêng tại khu vực Thác Bà, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 704/QĐ-UBND, ngày 10/3/2009, về việc phê duyệt Dự án quy hoạch định hướng phát triển du lịch sinh thái Thác Bà, huyện Tánh Linh. Theo đó, định hướng đến năm 2010, hình thành và phát triển khu vực Thác Bà thành khu du lịch sinh thái với quy mô diện tích khoảng 250 ha, đáp ứng yêu cầu: Khu vui chơi, giải trí; du lịch dã ngoại (tham quan, khám phá); khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái; là một “điểm đến” trong hệ thống tour, tuyến du lịch của tỉnh và vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Tuy nhiên, đến nay Thác Bà vẫn thuộc lâm phận thuộc Ban Quản lý Khu bảo tồn Thiên nhiên Núi Ông quản lý, thủ tục pháp lý phức tạp nên ít có nhà đầu tư có quyết tâm thực hiện.

     Hiện nay, hàng năm số lượng khách đến tham quan ngày càng đông, bình quân mỗi năm có khoảng 23.000 đến 25.000 lượt người đến tham quan, đông nhất là vào các dịp lễ, Tết, cuối tuần. Đã có một số tour du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đưa khách về tham quan tại Thác Bà gắn với hồ Biển Lạc và hồ Đa Mi. Việc khách tự do tham quan như hiện nay khong những ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và bảo vệ rừng, nhất là về phòng chống cháy rừng và gây ô nhiễm môi trường xung quanh, mà còn nguy hiểm đến tính mạng, do không có hệ thống cầu, đường, chỉ dẫn, cảnh báo khi đi lên các tàng thác ở trên cao.

     Cũng tương tự như ở khu vực Thác Bà, tại khu vực hồ Biển Lạc đã hình thành một số tour du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đưa khách về tham quan gắn với Thác Bà và hồ Đa Mi. Biển Lạc là một hồ nước ngọt tự nhiên, có diện tích mặt nước lộ thiên rộng lớn (khoảng trên 300 ha vào mùa khô và trên 1.000 ha vào mùa mưa), với hệ sinh thái đa dạng và phong phú, có tiềm năng lớn để phát triển thành những khu nghỉ dưỡng sinh thái (kiểu resort). Trước hết, cần phải đầu tư xây dựng đường vành đai, quy hoạch các phân khu chức năng, bến bãi... để thu hút các dự án cụ thể.

     Tại buổi làm việc với đồng chí Huỳnh Văn Tí – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy – ngày 19/2/2014, Ban Thường vụ Huyện ủy Tánh Linh đã đề xuất, kiến nghị như sau:

     1. Đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chuyên môn giúp huyện tánh Linh tăng cường các hoạt động quảng bá, mời gọi, thu hút đầu tư, ưu tiên cho những nhà đầu tư có tâm huyết và có đủ năng lực tài chính để đầu tư vào Khu du lịch Thác Bà, đưa vào quản lý, khai thác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.

     2. Kiến nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho chủ trương và chỉ đạo các sở, ngành chuyên môn phối hợp, giúp huyện trong việc xây dựng đề án bổ sung hồ Biển Lạc vào quy hoạch phát triển du lịch sinh thái của tỉnh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc mời gọi, thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế vùng hồ Biển Lạc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.

     Tại Thông báo số 281-TB/VPTU, ngày 25/2/2014 của Văn phòng Tỉnh ủy Bình Thuận về kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Tánh Linh... đã ghi rõ ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy là huyện tập trung “phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tạo điều kiện thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại khu vực Thác Bà và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung khu vực hồ Biển Lạc vào Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh”. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để Tánh Linh tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm thực hiện một khâu đột phá trong phá triển kinh tế – xã hội ở địa phương thời gian tới.

     Để biến “giấc mơ” phát triển du lịch thành hiện thực trong tương lai gần, các cấp, các ngành ở huyện đang đứng trước một khối lượng công việc rất lớn cần phải làm, nhất là về soát xét, bổ sung quy hoạch và “chuyển dịch” đất đai; quảng bá hình ảnh địa phương và mời gọi, thu hút đầu tư, gắn với cải cách thủ tục hành chính; kết nối hạ tầng giao thông dẫn vào các khu vực quy hoạch phát triển du lịch; định hình những “điểm đến” và “sản phẩm du lịch” đặc trưng ở địa phương; kiện toàn phương thức quản lý, vận hành, phát triển nguồn nhân lực làm dịch vụ du lịch một cách chuyên nghiệp; phát triển các ngành nghề và dịch vụ phụ trợ, đảm bảo các điều kiện thuận lợi để chào đón và giữ chân du khách, v.v...

 

 


Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

TRIỂN VỌNG TƯƠI SÁNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TÁNH LINH

Những “điểm đến” đáng chú ý ở Tánh Linh gồm có hệ thống thác nước kỳ thú (Thác Bà, Thác Mưa Bay, Thác Đầu Trâu, Thác Đá Bàng, Thác Trượt, Thác Mai...); hệ thống hồ nước ngọt (Biển Lạc, Tà Pao, Đa Mi); hệ thống khu căn cứ – di tích (Quảng trường chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng, cụm căn cứ di tích Núi Ông – Thác Bà, di tích lịch sử – văn hóa Đình Lạc Tánh, v.v...).

Ven bờ Biển Lạc, người dân tận dụng trồng Sen, xa xa là cánh rừng cao su "vàng trắng"

     Tánh Linh có tiềm năng khá đa dạng và phong phú để phát triển du lịch, bao gồm cả du lịch sinh thái, du lịch về nguồn, du lịch tâm linh... Đó là nhờ điều kiện địa lý – tự nhiên giao thoa cả ba vùng miền, như “ngã ba đường” giữa Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Đặc trưng là hệ thống núi non trùng điệp sót lại cuối dãy trường sơn hùng vĩ, với nhiều thác nước kỳ thú, những hồ nước ngọt trong xanh, cùng cảnh tượng thiên nhiên ngoạn mục “biển lạc vào rừng, rừng vây lấy biển”. Trong kháng chiến, Tánh Linh có các căn cứ nổi tiếng, như Căn cứ Nam Sơn, căn cứ Núi Ông – Thác Bà, với chiến thắng vang dội một thời ở Hoài Đức – Bắc Ruộng. Đồng thời, Tánh Linh có di tích văn hóa Đình Lạc Tánh, các lễ hội cầu mưa và lễ hội cúng lúa mới (của đồng bào Rai, K'ho, Chăm), Trung tâm hành hương Đức Mẹ Tà Pao, v.v...

     Những “điểm đến” đáng chú ý ở Tánh Linh gồm có hệ thống thác nước kỳ thú (Thác Bà, Thác Mưa Bay, Thác Đầu Trâu, Thác Đá Bàng, Thác Trượt, Thác Mai...); hệ thống hồ nước ngọt (Biển Lạc, Tà Pao, Đa Mi); hệ thống khu căn cứ – di tích (Quảng trường chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng, cụm căn cứ di tích Núi Ông – Thác Bà, di tích lịch sử – văn hóa Đình Lạc Tánh, v.v...). Ngoài ra, những yếu tố tâm linh liên quan đến tượng Đức Mẹ Tà Pao (khu vực Bắc sông), Hưng An Tự và Phòng thuốc Nam Phước Thiện (khu vực Nam sông)... cũng góp phần tạo nên sự phong phú, hấp dẫn, thu hút du khách thập phương đến với Tánh Linh và quảng bá hình ảnh Tánh Linh với bạn bè gần xa.

     Tiềm năng phát triển du lịch đã được hệ thống chính trị của huyện quan tâm khơi gợi, nhưng vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đến nay vẫn chưa thu hút được đầu tư vào lĩnh vực này. Để khắc phục những bất cập trước đây, Ban Thường vụ Huyện ủy (khóa VII) đã xác định phát triển du lịch là một trong những mũi nhọn đột phá ở địa phương trong thời gian tới, với các loại hình đa dạng như: du lịch sinh thái và nghĩ dưỡng, du lịch dã ngoại và về nguồn, du lịch nghiên cứu lịch sử và đa dạng sinh học, du lịch thể thao mạo hiểm và leo núi, du lịch tâm linh...

     Riêng tại khu vực Thác Bà, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 704/QĐ-UBND, ngày 10/3/2009, về việc phê duyệt Dự án quy hoạch định hướng phát triển du lịch sinh thái Thác Bà, huyện Tánh Linh. Theo đó, định hướng đến năm 2010, hình thành và phát triển khu vực Thác Bà thành khu du lịch sinh thái với quy mô diện tích khoảng 250 ha, đáp ứng yêu cầu: Khu vui chơi, giải trí; du lịch dã ngoại (tham quan, khám phá); khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái; là một “điểm đến” trong hệ thống tour, tuyến du lịch của tỉnh và vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Tuy nhiên, đến nay Thác Bà vẫn thuộc lâm phận thuộc Ban Quản lý Khu bảo tồn Thiên nhiên Núi Ông quản lý, thủ tục pháp lý phức tạp nên ít có nhà đầu tư có quyết tâm thực hiện.

     Hiện nay, hàng năm số lượng khách đến tham quan ngày càng đông, bình quân mỗi năm có khoảng 23.000 đến 25.000 lượt người đến tham quan, đông nhất là vào các dịp lễ, Tết, cuối tuần. Đã có một số tour du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đưa khách về tham quan tại Thác Bà gắn với hồ Biển Lạc và hồ Đa Mi. Việc khách tự do tham quan như hiện nay khong những ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và bảo vệ rừng, nhất là về phòng chống cháy rừng và gây ô nhiễm môi trường xung quanh, mà còn nguy hiểm đến tính mạng, do không có hệ thống cầu, đường, chỉ dẫn, cảnh báo khi đi lên các tàng thác ở trên cao.

     Cũng tương tự như ở khu vực Thác Bà, tại khu vực hồ Biển Lạc đã hình thành một số tour du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đưa khách về tham quan gắn với Thác Bà và hồ Đa Mi. Biển Lạc là một hồ nước ngọt tự nhiên, có diện tích mặt nước lộ thiên rộng lớn (khoảng trên 300 ha vào mùa khô và trên 1.000 ha vào mùa mưa), với hệ sinh thái đa dạng và phong phú, có tiềm năng lớn để phát triển thành những khu nghỉ dưỡng sinh thái (kiểu resort). Trước hết, cần phải đầu tư xây dựng đường vành đai, quy hoạch các phân khu chức năng, bến bãi... để thu hút các dự án cụ thể.

     Tại buổi làm việc với đồng chí Huỳnh Văn Tí – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy – ngày 19/2/2014, Ban Thường vụ Huyện ủy Tánh Linh đã đề xuất, kiến nghị như sau:

     1. Đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chuyên môn giúp huyện tánh Linh tăng cường các hoạt động quảng bá, mời gọi, thu hút đầu tư, ưu tiên cho những nhà đầu tư có tâm huyết và có đủ năng lực tài chính để đầu tư vào Khu du lịch Thác Bà, đưa vào quản lý, khai thác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.

     2. Kiến nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho chủ trương và chỉ đạo các sở, ngành chuyên môn phối hợp, giúp huyện trong việc xây dựng đề án bổ sung hồ Biển Lạc vào quy hoạch phát triển du lịch sinh thái của tỉnh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc mời gọi, thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế vùng hồ Biển Lạc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.

     Tại Thông báo số 281-TB/VPTU, ngày 25/2/2014 của Văn phòng Tỉnh ủy Bình Thuận về kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Tánh Linh... đã ghi rõ ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy là huyện tập trung “phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tạo điều kiện thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại khu vực Thác Bà và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung khu vực hồ Biển Lạc vào Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh”. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để Tánh Linh tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm thực hiện một khâu đột phá trong phá triển kinh tế – xã hội ở địa phương thời gian tới.

     Để biến “giấc mơ” phát triển du lịch thành hiện thực trong tương lai gần, các cấp, các ngành ở huyện đang đứng trước một khối lượng công việc rất lớn cần phải làm, nhất là về soát xét, bổ sung quy hoạch và “chuyển dịch” đất đai; quảng bá hình ảnh địa phương và mời gọi, thu hút đầu tư, gắn với cải cách thủ tục hành chính; kết nối hạ tầng giao thông dẫn vào các khu vực quy hoạch phát triển du lịch; định hình những “điểm đến” và “sản phẩm du lịch” đặc trưng ở địa phương; kiện toàn phương thức quản lý, vận hành, phát triển nguồn nhân lực làm dịch vụ du lịch một cách chuyên nghiệp; phát triển các ngành nghề và dịch vụ phụ trợ, đảm bảo các điều kiện thuận lợi để chào đón và giữ chân du khách, v.v...

 

 


Các tin khác