TÁNH LINH: ÁNH SÁNG NÔNG THÔN MỚI – ÁNH SÁNG VĂN MINH

  • /
  • 19.11.2013 - 7:52

Xuất phát từ tình hình an ninh trật tự phức tạp tại địa bàn giáp ranh với xã Mê Pu (huyện Đức Linh), thường xảy ra vào ban đêm, khi khung cảnh miền núi bị bóng tối bao phủ tĩnh mịch, nên Đảng ủy xã Đức Phú (huyện Tánh Linh) đã họp bàn và thông qua chủ trương xây dựng mô hình “Ánh sáng an ninh”. Hiện nay, toàn huyện Tánh Linh đang dấy lên phong trào xây dựng "Ánh sáng nông thôn mới", "Ánh sáng văn minh" để thắp sáng khắp các nẻo đường, phản chiếu lung linh từng viên đá cuội, soi bóng dáng người thương đi về...

Ý Đảng hợp lòng Dân từ cơ sở

Đầu năm 2007, xã Đức Phú chọn thôn 4, nơi có ngã ba trục lộ giáp ranh với xã Mê Pu thường xảy ra tệ nạn trộm cắp, cờ bạc, thanh thiếu niên tụ tập đua xe, đánh nhau để làm điểm phát động xây dựng mô hình. Sau một thời gian thực hiện, xã thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động xây dựng mô hình “Ánh sáng an ninh”, ban hành quy chế, triển khai rộng khắp trên địa bàn 5/5 thôn trong xã (kể từ năm 2008), gắn với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư và Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Thực hiện mô hình này, Đức Phú đã trở thành xã đầu tiên của tỉnh Bình Thuận có điện thắp sáng trên tất cả các tuyến đường thôn, xóm và các trục lộ đi qua địa bàn. Trong 2 năm liền sau đó (năm 2008, 2009), xã Đức Phú được UBND tỉnh tặng Bằng khen và được Chính phủ tặng cờ thi đua về phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vào năm 2010.

Kể từ năm 2008, trên cơ sở cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, gắn với hiệu quả thực tiễn từ mô hình “Ánh sáng an ninh” ở Đức Phú, một số Đảng ủy xã, thị trấn trong huyện đã phát động phong trào thắp sáng điện đường trong từng xóm, thôn, bản, khu phố. Về tên gọi, có xã lấy tên gọi là “Ánh sáng nông thôn”, “Ánh sáng nông thôn mới”... Riêng thị trấn Lạc Tánh thì xây dựng mô hình “Ánh sáng văn minh”, “Ánh sáng đô thị”.

Đặc biệt, kể từ khi có Kế hoạch số 69-KH/HU ngày 12/6/2009 của Ban Thường vụ Huyện ủy về phong trào thi đua "Dân vận khéo" theo Kế hoạch số 52-KH/TU ngày 13/5/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, toàn huyện Tánh Linh đã dấy lên phong trào xây dựng mô hình "Ánh sáng nông thôn mới”, “Ánh sáng văn minh”...

Nhân dân tự nguyện, tự làm, tự vận hành, tự quản lý, tự trang trải...

“Công thức chung” của phong trào là: sự tổ chức phát động, vận động của hệ thống chính trị ở cơ sở; sự tham gia đóng góp 100% nguồn lực vật chất của nhân dân; sự tự quản của cộng đồng về điện đường thắp sáng. Nó hoàn toàn xuất phát từ thực tiễn đời sống của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Thông thường, cứ 2 - 3 hộ gia đình liền kề cùng tham gia đóng góp xây dựng và vận hành 01 trụ đèn (bao gồm cả chi phí tiền trụ, bóng đèn, dây điện, lắp đặt, trả tiền điện hàng tháng). Đối với những tuyến đường nhỏ, hộ dân sinh sống thưa thớt thì vận động mỗi hộ dân tự làm trụ đèn trước nhà để thắp sáng. Ở một số tuyến đường, hoặc theo từng xóm, thôn, khu phố... toàn bộ chi phí lặp đặt, vận hành và trả tiền điện hàng tháng (lắp đặt hệ thống đường dây điện và đồng hồ tính tiền điện riêng) được chia đều cho từng hộ dân (những hộ gia đình khó khăn được giảm trừ, hỗ trợ).

Các hộ dân ở mỗi tuyến đường (hoặc xóm, thôn, khu phố) bầu chọn ra một người có uy tín chịu trách nhiệm quản lý (mở - tắt), thu tiền điện và tiền dự phòng để tu bổ, sữa chửa, rồi công khai ra cho từng hộ dân biết vào dịp sinh hoạt cộng đồng hàng tháng. Ở một số nơi khác, giao cho các hộ dân liền kề đóng góp chung 01 trụ đèn, hoặc tự làm trụ đèn riêng, phải chịu trách nhiệm quản lý, sửa chữa, vận hành và trả tiền điện hàng tháng tại trụ đèn của mình. Đối với những tuyến đường, khu dân cư đã lắp đặt hệ thống điện đường và đồng hồ tính tiền điện riêng, thì có cử ra bộ phận tự quản cộng đồng, chi phí được chia đều cho từng hộ dân tham gia.

Đến nay, đã có 12/14 xã, thị trấn trong huyện triển khai xây dựng mô hình "Ánh sáng nông thôn mới”, “Ánh sáng văn minh”. Tổng số đã xây lắp được 2.073 trụ và bóng đèn ở trên 100 tuyến đường, với tổng chiều dài là 90.25km, trị giá gần 2 tỷ đồng; có 5.514 hộ dân tham gia, bình quân mỗi hộ đóng góp từ 300.000 – 600.000 đồng. Thời gian thắp sáng, từ 18 giờ tối hôm trước đến 05 giờ sáng hôm sau. Hàng tháng, mỗi hộ phải trả thêm 10.000 đồng tiền điện; tổng số là trên 55 triệu đồng tiền điện một tháng.

 Hiệu quả, ý nghĩa

Cơ sở hình thành của mô hình này là Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư và Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đồng thời, ban đầu nó gắn liền với phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nên có tên gọi là mô hình “Ánh sáng an ninh”. Về sau, mô hình này được phát triển lên thành “Ánh sáng nông thôn mới”, “Ánh sáng văn minh”... gắn liền với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, Chung sức chung lòng xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh.

Trước hết, mô hình "Ánh sáng nông thôn mới”, “Ánh sáng văn minh”, đã thắp sáng khắp các nẻo đường từ Quốc lộ 55 đến thôn cùng ngõ tận ở huyện miền núi Tánh Linh, soi sáng bước chân người dân quê đi về, tạo cho họ cảm giác an tâm, thoải mái trong việc đi lại vào ban đêm. Cũng nhờ đó mà tình trạng lợi dụng đêm tối để cướp giật đã hạn chế rõ nét, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông do đường tối đã giảm đáng kể, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Trên bình diện sâu rộng hơn, mô hình "Ánh sáng nông thôn mới”, “Ánh sáng văn minh” đã tạo mỹ quan cho bộ mặt nông thôn mới đang trên đà đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thông qua việc xây dựng mô hình này, đã làm sâu sắc thêm mối liên hệ mật thiết, đoàn kết thống nhất cả trong hệ thống chính trị và trong các tầng lớp nhân dân ở cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước ở địa bàn dân cư, thắt chặt tình làng nghĩa xóm, khơi dậy sự đồng thuận xã hội, làm cho bầu không khí dân chủ ở cơ sở được phát huy cao độ. Qua đó, người dân đã ý thức được vai trò trách nhiệm của mình, không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên xây dựng cuộc sống “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”...

Bây giờ, mỗi khi màn đêm buông xuống, người dân ở huyện miền núi Tánh Linh có thể ngẩng cao đầu mà đi dưới ánh sáng tươi trong của bóng đèn com-pắc, thấy từng viên sỏi quê hương hiện dưới chân mình mà mơ về tương lai xây thành xa lộ. Nếu không mơ mộng nhiều, thì cũng tự hào về ánh điện thôn quê, thị tứ đang ngày càng rộn ràng tươi sáng thêm lên để hội nhập với thế giới văn minh, hiện đại, dẫu biết không thể sánh ngang với ngọn đèn cao áp nơi thị thành náo nhiệt như Thành phồ Hồ Chí Minh hay Phan Thiết./.

 

 Hội Văn Khoa

 

 

 

 


  • |
  • 1014
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

TÁNH LINH: ÁNH SÁNG NÔNG THÔN MỚI – ÁNH SÁNG VĂN MINH

  • /
  • 19.11.2013 - 7:52

Xuất phát từ tình hình an ninh trật tự phức tạp tại địa bàn giáp ranh với xã Mê Pu (huyện Đức Linh), thường xảy ra vào ban đêm, khi khung cảnh miền núi bị bóng tối bao phủ tĩnh mịch, nên Đảng ủy xã Đức Phú (huyện Tánh Linh) đã họp bàn và thông qua chủ trương xây dựng mô hình “Ánh sáng an ninh”. Hiện nay, toàn huyện Tánh Linh đang dấy lên phong trào xây dựng "Ánh sáng nông thôn mới", "Ánh sáng văn minh" để thắp sáng khắp các nẻo đường, phản chiếu lung linh từng viên đá cuội, soi bóng dáng người thương đi về...

Ý Đảng hợp lòng Dân từ cơ sở

Đầu năm 2007, xã Đức Phú chọn thôn 4, nơi có ngã ba trục lộ giáp ranh với xã Mê Pu thường xảy ra tệ nạn trộm cắp, cờ bạc, thanh thiếu niên tụ tập đua xe, đánh nhau để làm điểm phát động xây dựng mô hình. Sau một thời gian thực hiện, xã thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động xây dựng mô hình “Ánh sáng an ninh”, ban hành quy chế, triển khai rộng khắp trên địa bàn 5/5 thôn trong xã (kể từ năm 2008), gắn với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư và Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Thực hiện mô hình này, Đức Phú đã trở thành xã đầu tiên của tỉnh Bình Thuận có điện thắp sáng trên tất cả các tuyến đường thôn, xóm và các trục lộ đi qua địa bàn. Trong 2 năm liền sau đó (năm 2008, 2009), xã Đức Phú được UBND tỉnh tặng Bằng khen và được Chính phủ tặng cờ thi đua về phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vào năm 2010.

Kể từ năm 2008, trên cơ sở cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, gắn với hiệu quả thực tiễn từ mô hình “Ánh sáng an ninh” ở Đức Phú, một số Đảng ủy xã, thị trấn trong huyện đã phát động phong trào thắp sáng điện đường trong từng xóm, thôn, bản, khu phố. Về tên gọi, có xã lấy tên gọi là “Ánh sáng nông thôn”, “Ánh sáng nông thôn mới”... Riêng thị trấn Lạc Tánh thì xây dựng mô hình “Ánh sáng văn minh”, “Ánh sáng đô thị”.

Đặc biệt, kể từ khi có Kế hoạch số 69-KH/HU ngày 12/6/2009 của Ban Thường vụ Huyện ủy về phong trào thi đua "Dân vận khéo" theo Kế hoạch số 52-KH/TU ngày 13/5/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, toàn huyện Tánh Linh đã dấy lên phong trào xây dựng mô hình "Ánh sáng nông thôn mới”, “Ánh sáng văn minh”...

Nhân dân tự nguyện, tự làm, tự vận hành, tự quản lý, tự trang trải...

“Công thức chung” của phong trào là: sự tổ chức phát động, vận động của hệ thống chính trị ở cơ sở; sự tham gia đóng góp 100% nguồn lực vật chất của nhân dân; sự tự quản của cộng đồng về điện đường thắp sáng. Nó hoàn toàn xuất phát từ thực tiễn đời sống của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Thông thường, cứ 2 - 3 hộ gia đình liền kề cùng tham gia đóng góp xây dựng và vận hành 01 trụ đèn (bao gồm cả chi phí tiền trụ, bóng đèn, dây điện, lắp đặt, trả tiền điện hàng tháng). Đối với những tuyến đường nhỏ, hộ dân sinh sống thưa thớt thì vận động mỗi hộ dân tự làm trụ đèn trước nhà để thắp sáng. Ở một số tuyến đường, hoặc theo từng xóm, thôn, khu phố... toàn bộ chi phí lặp đặt, vận hành và trả tiền điện hàng tháng (lắp đặt hệ thống đường dây điện và đồng hồ tính tiền điện riêng) được chia đều cho từng hộ dân (những hộ gia đình khó khăn được giảm trừ, hỗ trợ).

Các hộ dân ở mỗi tuyến đường (hoặc xóm, thôn, khu phố) bầu chọn ra một người có uy tín chịu trách nhiệm quản lý (mở - tắt), thu tiền điện và tiền dự phòng để tu bổ, sữa chửa, rồi công khai ra cho từng hộ dân biết vào dịp sinh hoạt cộng đồng hàng tháng. Ở một số nơi khác, giao cho các hộ dân liền kề đóng góp chung 01 trụ đèn, hoặc tự làm trụ đèn riêng, phải chịu trách nhiệm quản lý, sửa chữa, vận hành và trả tiền điện hàng tháng tại trụ đèn của mình. Đối với những tuyến đường, khu dân cư đã lắp đặt hệ thống điện đường và đồng hồ tính tiền điện riêng, thì có cử ra bộ phận tự quản cộng đồng, chi phí được chia đều cho từng hộ dân tham gia.

Đến nay, đã có 12/14 xã, thị trấn trong huyện triển khai xây dựng mô hình "Ánh sáng nông thôn mới”, “Ánh sáng văn minh”. Tổng số đã xây lắp được 2.073 trụ và bóng đèn ở trên 100 tuyến đường, với tổng chiều dài là 90.25km, trị giá gần 2 tỷ đồng; có 5.514 hộ dân tham gia, bình quân mỗi hộ đóng góp từ 300.000 – 600.000 đồng. Thời gian thắp sáng, từ 18 giờ tối hôm trước đến 05 giờ sáng hôm sau. Hàng tháng, mỗi hộ phải trả thêm 10.000 đồng tiền điện; tổng số là trên 55 triệu đồng tiền điện một tháng.

 Hiệu quả, ý nghĩa

Cơ sở hình thành của mô hình này là Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư và Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đồng thời, ban đầu nó gắn liền với phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nên có tên gọi là mô hình “Ánh sáng an ninh”. Về sau, mô hình này được phát triển lên thành “Ánh sáng nông thôn mới”, “Ánh sáng văn minh”... gắn liền với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, Chung sức chung lòng xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh.

Trước hết, mô hình "Ánh sáng nông thôn mới”, “Ánh sáng văn minh”, đã thắp sáng khắp các nẻo đường từ Quốc lộ 55 đến thôn cùng ngõ tận ở huyện miền núi Tánh Linh, soi sáng bước chân người dân quê đi về, tạo cho họ cảm giác an tâm, thoải mái trong việc đi lại vào ban đêm. Cũng nhờ đó mà tình trạng lợi dụng đêm tối để cướp giật đã hạn chế rõ nét, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông do đường tối đã giảm đáng kể, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Trên bình diện sâu rộng hơn, mô hình "Ánh sáng nông thôn mới”, “Ánh sáng văn minh” đã tạo mỹ quan cho bộ mặt nông thôn mới đang trên đà đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thông qua việc xây dựng mô hình này, đã làm sâu sắc thêm mối liên hệ mật thiết, đoàn kết thống nhất cả trong hệ thống chính trị và trong các tầng lớp nhân dân ở cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước ở địa bàn dân cư, thắt chặt tình làng nghĩa xóm, khơi dậy sự đồng thuận xã hội, làm cho bầu không khí dân chủ ở cơ sở được phát huy cao độ. Qua đó, người dân đã ý thức được vai trò trách nhiệm của mình, không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên xây dựng cuộc sống “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”...

Bây giờ, mỗi khi màn đêm buông xuống, người dân ở huyện miền núi Tánh Linh có thể ngẩng cao đầu mà đi dưới ánh sáng tươi trong của bóng đèn com-pắc, thấy từng viên sỏi quê hương hiện dưới chân mình mà mơ về tương lai xây thành xa lộ. Nếu không mơ mộng nhiều, thì cũng tự hào về ánh điện thôn quê, thị tứ đang ngày càng rộn ràng tươi sáng thêm lên để hội nhập với thế giới văn minh, hiện đại, dẫu biết không thể sánh ngang với ngọn đèn cao áp nơi thị thành náo nhiệt như Thành phồ Hồ Chí Minh hay Phan Thiết./.

 

 Hội Văn Khoa

 

 

 

 


  • |
  • 1015
  • |

Các tin khác