TÁNH LINH NGÀY CÀNG CÓ NHIỀU MÔ HÌNH “DÂN VẬN KHÉO”

  • /
  • 27.9.2013 - 13:45

Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công (Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Người dân Tánh Linh hăng hái làm giao thông, góp phần xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, các cấp, các ngành ở huyện Tánh Linh đã quan tâm triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo chuyển biến tiến bộ rõ nét trong công tác dân vận, gắn bó mật thiết với nhiệm vụ chính trị ở địa phương, thông qua vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, trách nhiệm của chính quyền, vai trò nòng cốt của Mặt trận và các đoàn thể chính trị – xã hội các cấp trong huyện.

Công tác dân vận đã thực sự đồng hành với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Bằng nhiều nội dung và hình thức đa dạng, phong phú, công tác dân vận đã vận động được tuyệt đại đa số các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, toàn dân toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi, cơ giới hóa nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, sản xuất hàng hóa chất lượng cao để xuất khẩu, v.v... Đáng chú ý nữa là, những năm gần đây, trong quá trình triển khai thực hiện các công trình trọng điểm của tỉnh thi công trên địa bàn huyện (đường DT 720, Quốc lộ 55, Thủy lợi Tà Pao, Kênh tiếp nước Biển Lạc – Hàm Tân...), phải tiến hành một khối lượng lớn công việc giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư liên quan đến lợi ích của hàng vạn hộ dân, đã phát sinh không ít những vấn đề phức tạp.

Nhờ triển khai thực hiện khá đồng bộ các giải pháp, trong đó có giải pháp về tăng cường công tác dân vận của cả hệ thống chính trị, hàng vạn hộ dân liên quan đã đồng tình hưởng ứng, chấp thuận các phương án, phấn khởi tham gia, nhiệt tình ủng hộ; nhiều hộ còn chủ động hiến đất, hiến công, đóng góp tiền của để thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý, dân hưởng thụ”; “nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”; “dân làm, xã chỉ huy, tỉnh huyện hỗ trợ”, v.v... Mặc dù không phải tất cả đều “thuận buồm xuôi gió”, có lúc, có một số hộ dân do còn chưa đồng thuận, phải ra quyết định cưỡng chế, nhưng cuối cùng công tác dân vận đã thắng thế, những hộ dân đó đã được “đả thông tư tưởng”, đồng thuận thi hành và không phải tiến hành cưỡng chế (cụ thể là 2 hộ dân phải thu hồi đất để thi công Quốc lộ 55 đoạn đi qua thị trấn Lạc Tánh vào ngày 17/9/2013 vừa qua).

Trong việc huy động sức dân để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hộ nông dân ở Bắc Ruộng đã vận động người thân đóng góp 27 tỷ đồng để đầu tư dây chuyền chế biến gạo vào loại hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, góp phần giải quyết “đầu ra” cho một bộ phận nông dân trồng lúa, gắn với chương trình sản xuất lúa chất lượng cao của huyện. Có hộ dân trong huyện đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su, với thành phẩm là mủ cốm vàng, xuất khẩu sang Trung Quốc. Đặc biệt, khoảng 2/3 dân số toàn huyện đã tích cực hưởng ứng thực hiện mô hình “Ánh sáng an ninh”, “Ánh sáng văn minh”... câu mắc điện đường sáng tỏ lung linh ở khắp các thôn, khu phố mỗi khi đêm về.

Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực, từ phát triển kinh tế đến an ninh trật tự, từ phong trào xóa đói giảm nghèo đến bảo vệ môi trường... của các tập thể, cá nhân ở cơ sở. Nhân dịp tỉnh chuẩn bị tổ chức tọa đàm và biểu dương các điển hình tiên tiến trong phong trào “Dân vận khéo”, các cấp ủy cơ sở, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện đã lựa chọn và trình Ban Thường vụ Huyện ủy 12 mô hình, với 6 tập thể và 6 cá nhân. Khiêm tốn với những thành tựu đạt được, Ban Thường vụ Huyện ủy đã thống nhất chọn 1 tập thể (Hội Phụ nữ xã Nghị Đức, với mô hình “Bảo đảm vệ sinh môi trường”) và 1 cá nhân (Bà Lê Thị Kim Anh, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Suối Kiết, với mô hình “Nuôi heo đất giúp đỡ phụ nữ nghèo”) để cử tham dự.

Trong thời gian tới, khi những thành tựu ngày càng nổi bật và bền vững hơn, ắt hẳn Tánh Linh sẽ có nhiều mô hình điển hình hơn trong phong trào “Dân vận khéo” để tham dự tọa đàm ở cấp tỉnh và toàn quốc. Nhưng điều quan trọng hơn, đó là những kết quả của các phong trào hiện thực, đưa chủ trương chính sách vào cuộc sống./.

Hội Văn Khoa


  • |
  • 897
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

TÁNH LINH NGÀY CÀNG CÓ NHIỀU MÔ HÌNH “DÂN VẬN KHÉO”

  • /
  • 27.9.2013 - 13:45

Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công (Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Người dân Tánh Linh hăng hái làm giao thông, góp phần xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, các cấp, các ngành ở huyện Tánh Linh đã quan tâm triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo chuyển biến tiến bộ rõ nét trong công tác dân vận, gắn bó mật thiết với nhiệm vụ chính trị ở địa phương, thông qua vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, trách nhiệm của chính quyền, vai trò nòng cốt của Mặt trận và các đoàn thể chính trị – xã hội các cấp trong huyện.

Công tác dân vận đã thực sự đồng hành với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Bằng nhiều nội dung và hình thức đa dạng, phong phú, công tác dân vận đã vận động được tuyệt đại đa số các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, toàn dân toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi, cơ giới hóa nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, sản xuất hàng hóa chất lượng cao để xuất khẩu, v.v... Đáng chú ý nữa là, những năm gần đây, trong quá trình triển khai thực hiện các công trình trọng điểm của tỉnh thi công trên địa bàn huyện (đường DT 720, Quốc lộ 55, Thủy lợi Tà Pao, Kênh tiếp nước Biển Lạc – Hàm Tân...), phải tiến hành một khối lượng lớn công việc giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư liên quan đến lợi ích của hàng vạn hộ dân, đã phát sinh không ít những vấn đề phức tạp.

Nhờ triển khai thực hiện khá đồng bộ các giải pháp, trong đó có giải pháp về tăng cường công tác dân vận của cả hệ thống chính trị, hàng vạn hộ dân liên quan đã đồng tình hưởng ứng, chấp thuận các phương án, phấn khởi tham gia, nhiệt tình ủng hộ; nhiều hộ còn chủ động hiến đất, hiến công, đóng góp tiền của để thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý, dân hưởng thụ”; “nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”; “dân làm, xã chỉ huy, tỉnh huyện hỗ trợ”, v.v... Mặc dù không phải tất cả đều “thuận buồm xuôi gió”, có lúc, có một số hộ dân do còn chưa đồng thuận, phải ra quyết định cưỡng chế, nhưng cuối cùng công tác dân vận đã thắng thế, những hộ dân đó đã được “đả thông tư tưởng”, đồng thuận thi hành và không phải tiến hành cưỡng chế (cụ thể là 2 hộ dân phải thu hồi đất để thi công Quốc lộ 55 đoạn đi qua thị trấn Lạc Tánh vào ngày 17/9/2013 vừa qua).

Trong việc huy động sức dân để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hộ nông dân ở Bắc Ruộng đã vận động người thân đóng góp 27 tỷ đồng để đầu tư dây chuyền chế biến gạo vào loại hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, góp phần giải quyết “đầu ra” cho một bộ phận nông dân trồng lúa, gắn với chương trình sản xuất lúa chất lượng cao của huyện. Có hộ dân trong huyện đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su, với thành phẩm là mủ cốm vàng, xuất khẩu sang Trung Quốc. Đặc biệt, khoảng 2/3 dân số toàn huyện đã tích cực hưởng ứng thực hiện mô hình “Ánh sáng an ninh”, “Ánh sáng văn minh”... câu mắc điện đường sáng tỏ lung linh ở khắp các thôn, khu phố mỗi khi đêm về.

Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực, từ phát triển kinh tế đến an ninh trật tự, từ phong trào xóa đói giảm nghèo đến bảo vệ môi trường... của các tập thể, cá nhân ở cơ sở. Nhân dịp tỉnh chuẩn bị tổ chức tọa đàm và biểu dương các điển hình tiên tiến trong phong trào “Dân vận khéo”, các cấp ủy cơ sở, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện đã lựa chọn và trình Ban Thường vụ Huyện ủy 12 mô hình, với 6 tập thể và 6 cá nhân. Khiêm tốn với những thành tựu đạt được, Ban Thường vụ Huyện ủy đã thống nhất chọn 1 tập thể (Hội Phụ nữ xã Nghị Đức, với mô hình “Bảo đảm vệ sinh môi trường”) và 1 cá nhân (Bà Lê Thị Kim Anh, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Suối Kiết, với mô hình “Nuôi heo đất giúp đỡ phụ nữ nghèo”) để cử tham dự.

Trong thời gian tới, khi những thành tựu ngày càng nổi bật và bền vững hơn, ắt hẳn Tánh Linh sẽ có nhiều mô hình điển hình hơn trong phong trào “Dân vận khéo” để tham dự tọa đàm ở cấp tỉnh và toàn quốc. Nhưng điều quan trọng hơn, đó là những kết quả của các phong trào hiện thực, đưa chủ trương chính sách vào cuộc sống./.

Hội Văn Khoa


  • |
  • 898
  • |

Các tin khác