TÁNH LINH - NHỮNG THÀNH TỰU MỚI VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN

  • /
  • 22.5.2013 - 14:3

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Tánh Linh đã đạt được những thành tựu mới quan trọng.

Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi ở khu vực nông thôn Bắc sông Tánh Linh

Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại

Trong huyện hình thành nên các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cây trồng theo hướng hàng hóa, đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp chế biến như: lúa, bắp lai, điều, cao su, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản nước ngọt… Đã có nhiều bước tiến mới về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật, nâng cao trình độ thâm canh nên năng suất, chất lượng sản phẩm tăng theo hàng năm.

Tổng sản lượng lương thực đạt 143.900 tấn (năm 2008), năm 2012 là 168.800 tấn, tăng 24.900 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 1.340 kg/người (năm 2008) lên 1.630 kg/người (năm 2012), tăng 290 kg/người/năm.

Tổng đàn gia súc 48.200 con, trong đó chủ yếu là trâu, bò, dê và heo. Đàn gia cầm có 550.000 con, chủ yếu là phát triển đàn vịt chạy đồng và chăn nuôi gà tại các hộ gia đình với quy mô nhỏ. Diện tích nuôi thuỷ sản ao bàu 112ha, con nuôi chủ yếu là cá trê, rô đồng, rô phi đơn tính, cá lóc. Số lượng nuôi lồng bè là 24, tập trung chủ yếu tại hồ Biển Lạc - Gia An, sản lượng đạt 310 tấn.

Các cấp, các ngành trong huyện thực hiện tốt chính sách cho nông dân vay vốn ưu đãi để sản xuất; chính sách cho học sinh, sinh viên vay vốn để học tập; chính sách trợ giống, trợ giá cho bà con dân tộc thiểu số; chính sách ưu đãi cho hộ nghèo, chính sách xây dựng nhà ở cho hộ nghèo và các chương trình trọng tâm của huyện về xây dựng đường giao thôn nông thôn, chợ nông thôn...

Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người trong năm 2008 là 622USD/năm, đến năm 2012 là 1.003USD/năm. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân trong huyện giảm từ 9,16% (năm 2008) xuống còn 7,34% (năm 2012). Từ năm 2008 đến nay, huyện đã xây dựng được 1.570 căn nhà tình thương cho hộ nghèo, với tổng trị giá 18.478 triệu đồng...

Nhiều hộ mạnh dạn đầu tư vốn phát triển kinh tế trang trại, xây dựng tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh. Nhiều mô hình mới đã xuất hiện và được nhân rộng như: nhân giống lúa xác nhận, sản xuất lúa chất lượng cao, xây dựng quỹ tương trợ, may công nghiệp, nuôi cá nước ngọt, nuôi hươu, nuôi bồ câu, trồng khổ qua lấy hạt… Ngoài ra, nông dân còn tham gia sáng tạo kỹ thuật, chế tạo máy nghiền lá công nghiệp, cây bắp làm phân bón có tác động tốt tới môi trường (Đồng Kho); sáng tạo máy bơm lùa nước từ dưới sông tưới hoa màu, giảm chi phí đầu tư góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất (Gia An), v.v...

 Trong 5 năm (2008 - 2012), toàn huyện đã mở được 113 lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập trung vào các ngành nghề thú y, trồng cây lương thực, trồng nấm; trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su … cho 4.119 học viên.

 

2. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo tiêu chí “nông thôn+- mới”

- Về hạ tầng giao thông nông thôn: 100% xã có đường nhựa đi đến trung tâm xã, tỷ lệ phủ nhựa và bê tông hóa ở các tuyến đường liên thôn, liên xóm ngày càng cao. Đã triển khai thi công làm mới 152,9km; tu sửa, nâng cấp 191,469km; sửa chữa và làm mới 04 cầu. Tổng kinh phí đầu tư 567,960 tỷ đồng.

- Về điện, chợ nông thôn: 98% hộ gia đình đã có điện sinh hoạt. Mỗi xã, thị trấn đều có từ 1 – 2 chợ. Huyện đang thực hiện chủ trương kiên có hóa và tầng hóa chợ nông thôn. Gần đây, chợ nông thôn Đức Phú được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách (1 tỷ đồng); xây dựng mới chợ Gia An trị giá 6,7 tỷ đồng từ nguồn vốn ngoài ngân sách. Huyện đang kêu gọi đầu tư xây mới chợ trung tâm Lạc Tánh, chợ Đồng Kho... bằng hình thức “xã hội hóa”.

- Giáo dục, đào tạo: Mạng lưới trường lớp được đầu tư xây dựng kiên cố. Đa số các trường thực hiện dạy và học 02 buổi/ngày, không còn tình trạng học ca 3. Toàn huyện hiện có 67 trường học, từ bậc mầm non đến trung học phổ thông, trong đó có 7 trường đạt chuẩn Quốc gia. Huyện còn có Trung tâm Dạy nghề, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên và Hướng nghiệp, 14 trung tâm học tập cộng đồng.

- Về y tế: 14/14 xã, thị trấn có trạm y tế, bác sỹ, nữ hộ sinh. Các thôn bản đều có nhân viên y tế. Chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền được duy trì thường xuyên. Các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế đều triển khai thực hiện đạt yêu cầu.

- Về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Trên địa bàn huyện hiện có 1 Trạm cấp nước thị trấn Lạc Tánh; 3 xã có hệ thống nước sạch ở các thôn dân tộc. Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đến năm 2012 đạt 86,72%, tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 54,72%.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

* Thực hiện nhóm tiêu chí về cơ sở hạ tầng: Năm 2012, đã đầu tư 95,5 tỷ đồng xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng cho các xã, trong đó vốn trung ương là 52,9 tỷ đồng, vốn tỉnh là 27,4 tỷ đồng, vốn huyện là 4,7 tỷ đồng, nhân dân đóng góp là 4,3 tỷ đồng.

* Về nhóm tiêu chí phát triển sản xuất:

- Kinh phí thực hiện năm 2012 đạt 128,264 tỷ đồng, Trung ương hỗ trợ 1,14 tỷ đồng, tỉnh hỗ trợ 400 triệu đồng; nguồn vốn của Ngân hành Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Công ty Greenfeed cho nhân dân vay (thông qua Hội nông dân) là 125,28 tỷ đồng; chương trình phát triển khí sinh học 360 triệu đồng.

- Triển khai chương trình sản xuất lúa chất lượng cao 1.000 ha (ngân sách huyện hỗ trợ 30%, nhân dân đóng góp 70%); quản lý, tập huấn, hội thảo mô hình với kinh phí hỗ trợ 546 triệu đồng. Hỗ trợ 197 triệu đồng khảo nghiệm giống lúa mới, nhân giống lúa xác nhận, chăn nuôi …

- Triển khai xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn theo chương trình liên kết “4 nhà” tại xã Nghị Đức trong vụ hè thu năm 2012, với 331 hộ tham gia/100 ha. Kết quả đưa lại lợi nhuận tăng thêm trên 4,4 triệu/ha so với thực tế ngoài mô hình. Triển khai hỗ trợ phát triển sản xuất chương trình 135 giai đoạn 2 với kinh phí 50 triệu đồng/xã/3 xã (Suối Kiết, Đức Phú và Măng Tố). Triển khai 02 mô hình hỗ trợ máy móc thiết bị và tổ hợp tác xã với kinh phí 270 triệu đồng.

- Tổng số lao động có việc làm ổn định là 2.758 người. Tổ chức đào tạo nghề như: chăn nuôi thú y, vận tải nông thôn, kỹ thuật trồng và khai thác cây cao su, hàn, tiện...

- Triển khai Dự án hợp phần phát triển chương trình khí sinh học (BPMU) cho 31 hộ chăn nuôi. Liên minh HTX Bình Thuận phối hợp với hội nông dân các cấp tổ chức tập huấn và định hướng cho các xã lựa chọn phương án thực hiện tiêu chí số 13. Tất cả 13/13 xã đã có tổ thủy nông, tổ nhân giống lúa, tổ phục vụ sản xuất...

* Về nhóm tiêu chí Văn hóa - Xã hội - Môi trường: Về tiêu chí giáo dục (tiêu chí 14) đến nay có 4/13 xã đạt tiêu chí; tiêu chí văn hóa có 8/13 xã đạt, tiêu chí về Y tế có 10/13 xã đạt, tiêu chí về môi trường có 3/13 xã đạt.

Tổ chức cho nhân dân đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, có 22.869/23.842 hộ toàn huyện đăng ký, đạt tỷ lệ 96%. Trong năm 2012, Ủy ban nhân dân huyện công nhận 45/76 thôn, bản, khu phố đạt chuẩn văn hóa.

* Về nhóm tiêu chí xây dựng hệ thống chính trị và an ninh trật tự: Có 1/13 xã có hệ thống chính trị xã hội vững mạnh (tiêu chí 14), 09/13 xã có tình hình an ninh trật tự xã hội ổn định (tiêu chí 19).

* Thực hiện nguồn vốn năm 2012: Tổng khối lượng kinh phí thực hiện năm 2012 là 222,9 tỷ đồng (Ngân sách Trung ương: 56 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 27,7 tỷ đồng; Ngân sách huyện: 4,8 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 4,4 tỷ đồng; vốn chương trình ODA là 772 triệu đồng).

                                                                                              HỘI VĂN KHOA


  • |
  • 3736
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

TÁNH LINH - NHỮNG THÀNH TỰU MỚI VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN

  • /
  • 22.5.2013 - 14:3

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Tánh Linh đã đạt được những thành tựu mới quan trọng.

Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi ở khu vực nông thôn Bắc sông Tánh Linh

Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại

Trong huyện hình thành nên các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cây trồng theo hướng hàng hóa, đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp chế biến như: lúa, bắp lai, điều, cao su, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản nước ngọt… Đã có nhiều bước tiến mới về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật, nâng cao trình độ thâm canh nên năng suất, chất lượng sản phẩm tăng theo hàng năm.

Tổng sản lượng lương thực đạt 143.900 tấn (năm 2008), năm 2012 là 168.800 tấn, tăng 24.900 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 1.340 kg/người (năm 2008) lên 1.630 kg/người (năm 2012), tăng 290 kg/người/năm.

Tổng đàn gia súc 48.200 con, trong đó chủ yếu là trâu, bò, dê và heo. Đàn gia cầm có 550.000 con, chủ yếu là phát triển đàn vịt chạy đồng và chăn nuôi gà tại các hộ gia đình với quy mô nhỏ. Diện tích nuôi thuỷ sản ao bàu 112ha, con nuôi chủ yếu là cá trê, rô đồng, rô phi đơn tính, cá lóc. Số lượng nuôi lồng bè là 24, tập trung chủ yếu tại hồ Biển Lạc - Gia An, sản lượng đạt 310 tấn.

Các cấp, các ngành trong huyện thực hiện tốt chính sách cho nông dân vay vốn ưu đãi để sản xuất; chính sách cho học sinh, sinh viên vay vốn để học tập; chính sách trợ giống, trợ giá cho bà con dân tộc thiểu số; chính sách ưu đãi cho hộ nghèo, chính sách xây dựng nhà ở cho hộ nghèo và các chương trình trọng tâm của huyện về xây dựng đường giao thôn nông thôn, chợ nông thôn...

Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người trong năm 2008 là 622USD/năm, đến năm 2012 là 1.003USD/năm. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân trong huyện giảm từ 9,16% (năm 2008) xuống còn 7,34% (năm 2012). Từ năm 2008 đến nay, huyện đã xây dựng được 1.570 căn nhà tình thương cho hộ nghèo, với tổng trị giá 18.478 triệu đồng...

Nhiều hộ mạnh dạn đầu tư vốn phát triển kinh tế trang trại, xây dựng tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh. Nhiều mô hình mới đã xuất hiện và được nhân rộng như: nhân giống lúa xác nhận, sản xuất lúa chất lượng cao, xây dựng quỹ tương trợ, may công nghiệp, nuôi cá nước ngọt, nuôi hươu, nuôi bồ câu, trồng khổ qua lấy hạt… Ngoài ra, nông dân còn tham gia sáng tạo kỹ thuật, chế tạo máy nghiền lá công nghiệp, cây bắp làm phân bón có tác động tốt tới môi trường (Đồng Kho); sáng tạo máy bơm lùa nước từ dưới sông tưới hoa màu, giảm chi phí đầu tư góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất (Gia An), v.v...

 Trong 5 năm (2008 - 2012), toàn huyện đã mở được 113 lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập trung vào các ngành nghề thú y, trồng cây lương thực, trồng nấm; trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su … cho 4.119 học viên.

 

2. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo tiêu chí “nông thôn+- mới”

- Về hạ tầng giao thông nông thôn: 100% xã có đường nhựa đi đến trung tâm xã, tỷ lệ phủ nhựa và bê tông hóa ở các tuyến đường liên thôn, liên xóm ngày càng cao. Đã triển khai thi công làm mới 152,9km; tu sửa, nâng cấp 191,469km; sửa chữa và làm mới 04 cầu. Tổng kinh phí đầu tư 567,960 tỷ đồng.

- Về điện, chợ nông thôn: 98% hộ gia đình đã có điện sinh hoạt. Mỗi xã, thị trấn đều có từ 1 – 2 chợ. Huyện đang thực hiện chủ trương kiên có hóa và tầng hóa chợ nông thôn. Gần đây, chợ nông thôn Đức Phú được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách (1 tỷ đồng); xây dựng mới chợ Gia An trị giá 6,7 tỷ đồng từ nguồn vốn ngoài ngân sách. Huyện đang kêu gọi đầu tư xây mới chợ trung tâm Lạc Tánh, chợ Đồng Kho... bằng hình thức “xã hội hóa”.

- Giáo dục, đào tạo: Mạng lưới trường lớp được đầu tư xây dựng kiên cố. Đa số các trường thực hiện dạy và học 02 buổi/ngày, không còn tình trạng học ca 3. Toàn huyện hiện có 67 trường học, từ bậc mầm non đến trung học phổ thông, trong đó có 7 trường đạt chuẩn Quốc gia. Huyện còn có Trung tâm Dạy nghề, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên và Hướng nghiệp, 14 trung tâm học tập cộng đồng.

- Về y tế: 14/14 xã, thị trấn có trạm y tế, bác sỹ, nữ hộ sinh. Các thôn bản đều có nhân viên y tế. Chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền được duy trì thường xuyên. Các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế đều triển khai thực hiện đạt yêu cầu.

- Về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Trên địa bàn huyện hiện có 1 Trạm cấp nước thị trấn Lạc Tánh; 3 xã có hệ thống nước sạch ở các thôn dân tộc. Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đến năm 2012 đạt 86,72%, tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 54,72%.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

* Thực hiện nhóm tiêu chí về cơ sở hạ tầng: Năm 2012, đã đầu tư 95,5 tỷ đồng xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng cho các xã, trong đó vốn trung ương là 52,9 tỷ đồng, vốn tỉnh là 27,4 tỷ đồng, vốn huyện là 4,7 tỷ đồng, nhân dân đóng góp là 4,3 tỷ đồng.

* Về nhóm tiêu chí phát triển sản xuất:

- Kinh phí thực hiện năm 2012 đạt 128,264 tỷ đồng, Trung ương hỗ trợ 1,14 tỷ đồng, tỉnh hỗ trợ 400 triệu đồng; nguồn vốn của Ngân hành Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Công ty Greenfeed cho nhân dân vay (thông qua Hội nông dân) là 125,28 tỷ đồng; chương trình phát triển khí sinh học 360 triệu đồng.

- Triển khai chương trình sản xuất lúa chất lượng cao 1.000 ha (ngân sách huyện hỗ trợ 30%, nhân dân đóng góp 70%); quản lý, tập huấn, hội thảo mô hình với kinh phí hỗ trợ 546 triệu đồng. Hỗ trợ 197 triệu đồng khảo nghiệm giống lúa mới, nhân giống lúa xác nhận, chăn nuôi …

- Triển khai xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn theo chương trình liên kết “4 nhà” tại xã Nghị Đức trong vụ hè thu năm 2012, với 331 hộ tham gia/100 ha. Kết quả đưa lại lợi nhuận tăng thêm trên 4,4 triệu/ha so với thực tế ngoài mô hình. Triển khai hỗ trợ phát triển sản xuất chương trình 135 giai đoạn 2 với kinh phí 50 triệu đồng/xã/3 xã (Suối Kiết, Đức Phú và Măng Tố). Triển khai 02 mô hình hỗ trợ máy móc thiết bị và tổ hợp tác xã với kinh phí 270 triệu đồng.

- Tổng số lao động có việc làm ổn định là 2.758 người. Tổ chức đào tạo nghề như: chăn nuôi thú y, vận tải nông thôn, kỹ thuật trồng và khai thác cây cao su, hàn, tiện...

- Triển khai Dự án hợp phần phát triển chương trình khí sinh học (BPMU) cho 31 hộ chăn nuôi. Liên minh HTX Bình Thuận phối hợp với hội nông dân các cấp tổ chức tập huấn và định hướng cho các xã lựa chọn phương án thực hiện tiêu chí số 13. Tất cả 13/13 xã đã có tổ thủy nông, tổ nhân giống lúa, tổ phục vụ sản xuất...

* Về nhóm tiêu chí Văn hóa - Xã hội - Môi trường: Về tiêu chí giáo dục (tiêu chí 14) đến nay có 4/13 xã đạt tiêu chí; tiêu chí văn hóa có 8/13 xã đạt, tiêu chí về Y tế có 10/13 xã đạt, tiêu chí về môi trường có 3/13 xã đạt.

Tổ chức cho nhân dân đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, có 22.869/23.842 hộ toàn huyện đăng ký, đạt tỷ lệ 96%. Trong năm 2012, Ủy ban nhân dân huyện công nhận 45/76 thôn, bản, khu phố đạt chuẩn văn hóa.

* Về nhóm tiêu chí xây dựng hệ thống chính trị và an ninh trật tự: Có 1/13 xã có hệ thống chính trị xã hội vững mạnh (tiêu chí 14), 09/13 xã có tình hình an ninh trật tự xã hội ổn định (tiêu chí 19).

* Thực hiện nguồn vốn năm 2012: Tổng khối lượng kinh phí thực hiện năm 2012 là 222,9 tỷ đồng (Ngân sách Trung ương: 56 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 27,7 tỷ đồng; Ngân sách huyện: 4,8 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 4,4 tỷ đồng; vốn chương trình ODA là 772 triệu đồng).

                                                                                              HỘI VĂN KHOA


  • |
  • 3737
  • |

Các tin khác