Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới

  • /
  • 21.1.2013 - 10:44

Sau một năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên điah bàn huyện, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, các cấp ủy Đảng đã đem lại nhiều kết quả quan trọng. Phong trào được cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhất là người dân ở nông thôn đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia; kết quả đó, có sự đóng góp không nhỏ của công tác dân vận đã góp phần quan trọng thúc đẩy các xã hoàn thành các tiêu chí trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

          Xác định được tầm quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa bàn dân cư Mặt trận, các đoàn thể huyện, xã và Khối Dân vận cơ sở đã phối hợp tập trung tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân hiểu rõ nội dung, các bước thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu xây nông thôn mới của Đảng là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nông dân. Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để dân hiểu xây dựng nông thôn mới là chương trình phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội với 19 tiêu chí cụ thể. Vai trò chủ thể xây nông thôn mới là nông dân được bàn bạc dân chủ, được làm, được kiểm tra và trực tiếp được hưởng quyền lợi từ chương trình thông qua việc hỗ trợ kinh phí của Nhà nước và công sức đóng góp của nhân dân. Trên tinh thần “nhân dân làm, Nhà nước hổ trợ”. Thông qua các cuộc vận động, được nhân dân hưởng ứng bằng những hành động thiết thực. Trong năm 2012, nhân dân đã góp công, góp tiền xây dựng đường giao thông nông thôn với chiều dài 7,8 km với tổng kinh phí đầu tư 9.076.211đồng (trong đó nguồn vốn của nhân dân đóng góp là 3.189.235.732 đồng, có 0,8km đường giao thông nông thôn được nhân dân đóng góp 100% vốn)...có thôn làm đường giao thông nông thôn huy động mức đóng góp trên 2 triệu đồng/hộ, huy động sức dân để tu sửa làm nền đường và nạo vét 42 tuyến đường giao thông nông thôn, có tổng chiều dài 47,72 km, tổng kinh phí 4.706.951.000 triệu đồng....sự đồng thuận của nhân dân đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện.

        Qua triển khai thực hiện ngày càng xuất hiện nhiều mô hình “Dân vận khéo” trong tham gia thực hiện “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” như: 02 mô hình hỗ trợ máy móc thiết bị cho 10 hộ dân xã Nghị Đức và 01 Tổ Hợp tác xã Bắc Ruộng với kinh phí 270 triệu đồng. Mô hình tổ thủy nông, tổ nhân giống lúa, tổ phục vụ sản xuất. Mô hình vận động nhân dân đóng góp tiền, nguyên vật liệu xây dựng, ngày công để làm mới các tuyến đường giao thông liên thôn (Nghị Đức, Đức Tân, Đồng Kho). Mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường của xã Nghị Đức. Mô hình cánh đồng mẫu lớn theo chương trình liên kết “4 nhà” tại xã Nghị Đức với 331 hộ tham gia/100ha. Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao 1.000 ha. Mô hình hỗ trợ kinh phí khảo nghiệm giống lúa mới, nhân giống lúa xác nhận, chăn nuôi heo sinh sản, lúa - cá và thâm canh cá nước ngọt...

        Kết quả của công tác dân vận trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tánh Linh đã có tác động tích cực đối với các cấp, các ngành và người dân về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Qua đó, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với sự vào cuộc tích cực, khẩn trương của chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở huyện, xã và bản thân người dân nông thôn, trong một năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng nông nghiệp, nông thôn đã vững vàng vượt qua khó khăn, duy trì được tăng trưởng, góp phần ổn định kinh tế - xã hội huyện nhà.


Trần Thị Huế


  • |
  • 1042
  • |

Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới

  • /
  • 21.1.2013 - 10:44

Sau một năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên điah bàn huyện, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, các cấp ủy Đảng đã đem lại nhiều kết quả quan trọng. Phong trào được cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhất là người dân ở nông thôn đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia; kết quả đó, có sự đóng góp không nhỏ của công tác dân vận đã góp phần quan trọng thúc đẩy các xã hoàn thành các tiêu chí trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

          Xác định được tầm quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa bàn dân cư Mặt trận, các đoàn thể huyện, xã và Khối Dân vận cơ sở đã phối hợp tập trung tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân hiểu rõ nội dung, các bước thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu xây nông thôn mới của Đảng là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nông dân. Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để dân hiểu xây dựng nông thôn mới là chương trình phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội với 19 tiêu chí cụ thể. Vai trò chủ thể xây nông thôn mới là nông dân được bàn bạc dân chủ, được làm, được kiểm tra và trực tiếp được hưởng quyền lợi từ chương trình thông qua việc hỗ trợ kinh phí của Nhà nước và công sức đóng góp của nhân dân. Trên tinh thần “nhân dân làm, Nhà nước hổ trợ”. Thông qua các cuộc vận động, được nhân dân hưởng ứng bằng những hành động thiết thực. Trong năm 2012, nhân dân đã góp công, góp tiền xây dựng đường giao thông nông thôn với chiều dài 7,8 km với tổng kinh phí đầu tư 9.076.211đồng (trong đó nguồn vốn của nhân dân đóng góp là 3.189.235.732 đồng, có 0,8km đường giao thông nông thôn được nhân dân đóng góp 100% vốn)...có thôn làm đường giao thông nông thôn huy động mức đóng góp trên 2 triệu đồng/hộ, huy động sức dân để tu sửa làm nền đường và nạo vét 42 tuyến đường giao thông nông thôn, có tổng chiều dài 47,72 km, tổng kinh phí 4.706.951.000 triệu đồng....sự đồng thuận của nhân dân đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện.

        Qua triển khai thực hiện ngày càng xuất hiện nhiều mô hình “Dân vận khéo” trong tham gia thực hiện “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” như: 02 mô hình hỗ trợ máy móc thiết bị cho 10 hộ dân xã Nghị Đức và 01 Tổ Hợp tác xã Bắc Ruộng với kinh phí 270 triệu đồng. Mô hình tổ thủy nông, tổ nhân giống lúa, tổ phục vụ sản xuất. Mô hình vận động nhân dân đóng góp tiền, nguyên vật liệu xây dựng, ngày công để làm mới các tuyến đường giao thông liên thôn (Nghị Đức, Đức Tân, Đồng Kho). Mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường của xã Nghị Đức. Mô hình cánh đồng mẫu lớn theo chương trình liên kết “4 nhà” tại xã Nghị Đức với 331 hộ tham gia/100ha. Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao 1.000 ha. Mô hình hỗ trợ kinh phí khảo nghiệm giống lúa mới, nhân giống lúa xác nhận, chăn nuôi heo sinh sản, lúa - cá và thâm canh cá nước ngọt...

        Kết quả của công tác dân vận trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tánh Linh đã có tác động tích cực đối với các cấp, các ngành và người dân về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Qua đó, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với sự vào cuộc tích cực, khẩn trương của chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở huyện, xã và bản thân người dân nông thôn, trong một năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng nông nghiệp, nông thôn đã vững vàng vượt qua khó khăn, duy trì được tăng trưởng, góp phần ổn định kinh tế - xã hội huyện nhà.


Trần Thị Huế


  • |
  • 1043
  • |

Các tin khác