TÁNH LINH SAU 40 NĂM TÁI LẬP HUYỆN (01/5/1983-01/5/2023)

Vùng đất Tánh Linh, trước khi thôn Tánh Linh hình thành vào khoảng cuối thế kỷ 17, thì ở những vùng xung quanh đã có người dân tộc Rai, K’Ho, Châu-Ro đến từ các triền núi Trường Sơn để sinh cơ lập nghiệp, đặt nền tảng ban đầu cho tên đất tên người ở Tánh Linh ngày nay.

Trung tâm huyện Tánh Linh

Lịch sử ghi nhận việc hình thành tên gọi Tánh Linh có gốc từ tiếng Chăm là “Plây Tờ nao Linh”, có nghĩa là “Bàu nước thiêng”, nơi có “biển lạc vào rừng, rừng vây lấy biển”. Sau Cách mạng Tháng tám năm 1945, Tánh Linh vẫn là một huyện lớn. Trong kháng chiến chống Mỹ có lúc Tánh Linh chia thành hai huyện: Tánh Linh và Hoài Đức, lấy sông La Ngà làm ranh giới, rồi lại sát nhập vào nhau. Sau ngày Thống nhất Tổ quốc, Tánh Linh sát nhập vào huyện Đức Linh (Ngày 30/6/1975, Khu VI quyết định sát nhập 3 mảng Nam Thành, Hoài Đức, Nam Thắng (Tánh Linh) thành huyện Đức Linh). Đến năm 1983, thực hiện Quyết định số 204 ngày 30/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 01/5/1983 huyện Đức Linh được phân chia thành 2 huyện: Đức Linh và Tánh Linh.

Huyện Tánh Linh sau khi tái lập (01/5/1983), phía Bắc giáp với huyện Di Linh (Lâm Đồng), phía Nam giáp huyện Hàm Tân, phía Đông giáp với huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và phía Tây giáp với huyện Đức Linh, Tánh Linh có diện tích 1.173km2, trong đó rừng núi chiếm 2/3 diện tích toàn huyện. Dân số toàn huyện khi tái lập hơn 44.000 người. Đến năm 1984, huyện nhận thêm hơn 10.000 người từ tỉnh Bình Trị Thiên cũ đến sinh sống. Toàn huyện có 11 dân tộc, gồm Kinh, Nùng, Gia –rai, Ba –na, Tày, Thái, Hoa, Khơ – me, Mường, Dao, Ngãi và Ê – đê. Toàn huyện có 11 xã, gồm Đức Phú, Nghị Đức, Đức Tân, Bắc Ruộng, Măng Tố, Huy Khiêm, La Ngâu, Lạc Tánh, Gia An, Gia Huynh, Suối Kiết và Lạc Tánh là trung tâm của huyện. Năm 1989, theo quyết định của tỉnh thành lập thêm 3 xã mới, Đồng Kho, Đức Thuận, Đức Bình và năm 1997 xã Lạc Tánh được nâng lên thành thị trấn. Đến năm 2000, huyện Tánh Linh có 13 xã và 01 thị trấn. Đến năm 2020, thực hiện Đề án xã Măng Tố và xã Đức Tân nhập lại và thành lập xã mới, với tên gọi xã Măng Tố. Huyện Tánh Linh có 12 xã và thị trấn Lạc Tánh.

Tính từ ngày 01/5/1983 đến 01/5/2023, huyện Tánh Linh đã trãi qua 40 năm tái lập huyện. Tuy là một huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Bình Thuận, nhưng có thể khẳng định rằng, bộ mặt Tánh Linh đã có bước phát triển vược bậc sau 40 năm tái lập huyện. Đảng bộ và Nhân dân huyện Tánh Linh có truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, có niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Là huyện có tiềm năng về đất đai, lao động, giao thông thuận lợi phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội. Những thành tựu bước đầu đạt được trong sự nghiệp đổi mới kinh tế của huyện có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng hướng; một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn tạo điều kiện giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư địa phương. Tình hình chính trị, xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững. Đây là những tiền đề quan trọng để Đảng bộ và Nhân dân tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới.

Trải qua 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập, huyện Tánh Linh đã đạt nhiều thành tựu rất quan trọng, toàn diện và bước đầu giành thắng lợi trong công cuộc đổi mới. Diện mạo và tiềm lực kinh tế của huyện có chuyển biến đáng kể, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực kinh tế động lực của tỉnh Bình Thuận, góp phần quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Thành tựu về kinh tế- xã hội, an ninh-quốc phòng ngày càng phát triển ổn định, các chỉ tiêu chủ yếu của các ngành tiếp tục được duy trì ở mức tăng trưởng khá, cơ cấu thu ngân sách chuyển biến tích cực theo hướng tăng nguồn thu từ doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thuế thu nhập cá nhân, cụ thể:

Về nông nghiệp: tổng diện tích gieo trồng năm 1983 là 8.904 ha, năm 1993 là 14.371 ha và Cuối năm 2022 là 34.255 ha. Sản lượng lương thực hằng năm đều tăng. Năm 1983 tổng sản lượng lương thực là: 20.803 tấn, năm 1993 tăng lên 38.700 tấn, năm 2003 là 100.000 tấn và cuối năm 2022 là 186.492 tấn. Từ một huyện hằng năm phải trợ cấp lương thực, Tánh Linh vươn lên là vùng trọng điểm lương thực của Tỉnh. Không những đủ ăn, có dự trữ mà hằng năm còn xuất ra khỏi huyện hàng vạn tấn lương thực. Chăn nuôi có bước phát triển khá.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Giá trị sản xuất tăng trưởng nhanh qua các năm. Nếu như năm 1983 đạt giá trị là 4 tỷ 485 triệu đồng (chủ yếu sản phẩm gạch ngói (11 lò), xay xác (11 máy)), thì đến cuối năm 2022 đạt giá trị 1.368 tỷ đồng. Nhìn chung các cơ sở sản xuất CN-TTCN hoạt động ổn định, các ngành chủ yếu như sản xuất gạch hoffman, cơ khí sửa chữa, xay xát lương thực, sơ chế nhân hạt điều, đá xây dựng các loại.

Về công tác giáo dục - đào tạo, không ngừng được củng cố, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên. Do vậy tăng số lượng và nâng chất lượng học sinh các cấp. Năm 1983 toàn huyện chỉ có hơn 10 ngàn học sinh đến lớp, chưa có trường THPT. Đến nay, toàn huyện có 65 đơn vị trường học (64 trường công lập/01 đơn vị trường tư thục). 12/12 xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng. Công tác phổ cập giáo dục của các cấp học từ trẻ mầm non, tiểu học và THCS được duy trì bền vững; huyện duy trì đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, duy trì đạt chuẩn Phổ cập THCS mức độ 1, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Năm 2022 toàn huyện có thêm 3 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 39/64 trường đạt tỷ lệ 60,9% (mẫu giáo 7 trường, tiểu học 20 trường và bậc THCS 12 trường) đạt chỉ tiêu Nghị quyết của huyện đề ra.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, có bước phát triển vượt bậc. Việc khám chữa bệnh cho nhân dân ngày một tốt hơn. Năm 1983 toàn huyện chỉ có 05 bác sĩ công tác tại Trung tâm y tế, trang thiết bị y dụng cụ còn rất nhiều thiếu thốn. Đến nay 12/12 xã, thị trấn có trạm y tế kiên cố, kết quả thực hiện phục vụ người bệnh nhìn chung ổn định, đảm bảo được các hoạt động phục vụ người bệnh thông suốt, không để xảy ra sai sót ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng bệnh nhân.

Công tác khám chữa bệnh BHYT được triển khai tốt, đảm bảo quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT. Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, dịch bệnh COVID-19 có xu hướng tăng trở lại, tuy nhiên Trung tâm Y tế vấn đang nỗ lực kiểm soát không để bùng phát dịch bệnh. Trong năm không có vụ ngộ độc thực phẩm, không có tử vong do sốt rét. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi bổ sung, mũi nhắc cho đối tượng 18 tuổi trở lên, hoàn thành hai mũi vắc xin phòng COVID-19 cơ bản cho trẻ từ 12-17 tuổi, triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi; tiếp tục triển khai tiêm mũi nhắc lại cho trẻ từ 12-17 tuổi.

Thành tựu về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị,

Nhìn lại 40 năm tái lập huyện, Đảng bộ huyện Tánh Linh đã không ngừng lớn mạnh. Từ 409 đảng viên với 30 cơ sở Đảng (gồm 17 chi bộ cơ quan và Đảng ủy nông trường La Ngà, còn lại là chi bộ xã). Hiện nay Đảng bộ huyện đã phát triển lên 3.399 đảng viên, sinh hoạt tại 30 tổ chức cơ sở đảng, với 288 chi bộ trực thuộc. Ở địa bàn dân cư, đã có 76/76 thôn, khu phố có chi bộ, 100% thôn có đảng viên.

Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh chuyển biến mạnh mẽ. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ luôn được giữ vững. Những thành tựu to lớn của quá trình 40 năm tái lập, xây dựng, phát triển và hội nhập đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, năng động, sáng tạo của Đảng bộ huyện là nhân tố quyết định sự thắng lợi và phát triển của huyện, biểu hiện rõ nét bằng những chủ trương, chính sách của Đảng bộ huyện đều thể hiện rõ “ý Đảng - lòng dân”. Trong những năm qua, Huyện ủy đã quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc học tập, quán triệt Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân.

Tiếp tục đổi mới nội dung, nâng cao tính chiến đấu, tính lãnh đạo và tính giáo dục trong sinh hoạt chi bộ. Làm tốt công tác tạo nguồn và kết nạp đảng viên mới (nhất là trong các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân). Chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, gắn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng với thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kịp thời khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, những việc cấp bách, bức xúc của Nhân dân và doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng và Uỷ ban kiểm tra các cấp. Chú trọng kiểm tra đảng viên, cấp uỷ viên cùng cấp và tổ chức Đảng khi có dấu hiệu vi phạm. Giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo đảng viên và tổ chức Đảng thuộc thẩm quyền; chú ý bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực cho cán bộ làm công tác kiểm tra và hướng dẫn tổ chức Đảng cấp dưới thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng theo quy định.

Khối đại đoàn kết toàn dân luôn được giữ vững. Trong huyện đã xuất hiện nhiều cách làm hay, mô hình mới, nhiều điển hình “Dân vận khéo”, có sức lan tỏa, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, hội quần chúng phát triển cả về tổ chức cơ sở hội và hội viên, hoạt động khá đồng đều, tích cực hưởng ứng, đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “Ngày vì người nghèo”, “đoàn kết sáng tạo, xung kích tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “cựu chiến binh gương mẫu”... Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể góp phần quan trọng đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện vào cuộc sống.

Trải qua chặng đường 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập của huyện Tánh Linh, có thể tổng kết một số bài học kinh nghiệm quan trọng sau đây:

Thứ nhất: Phải tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững và vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, các Nghị quyết của Tỉnh ủy vào điều kiện thực tế địa phương để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng.

Thứ hai: Thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh từ huyện đến cơ sở; luôn coi trọng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng các cấp. Coi trọng việc đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo cử tổ chức Đảng, tính nêu gương của cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ cách mạng, đồng thời biết chọn khâu đột phá để tập trung chỉ đạo thực hiện mục tiêu đề ra.

Thứ ba: Coi trọng mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường; củng cố quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Thứ tư: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và điều hành của chính quyền cấp huyện, cấp xã, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp. Thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động, phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong giám sát phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh.

Thứ năm: Thường xuyên quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và không ngừng nâng cao năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu cách mạng ở mọi thời kỳ. Chăm lo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực khoa học công nghệ có trình độ cao; các chính sách cụ thể, thiết thực trong đào tạo, thu hút, đãi ngộ, trọng dụng hiền tài; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, có tính chiến lược.

Thứ sáu: Chú trọng công tác vận động quần chúng, phát huy truyền thống yêu nước, yêu quê hương và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khắc phục khó khăn, chủ động sáng tạo, đề cao vai trò tập thể lãnh đạo, trách nhiệm cá nhân trong điều hành, quyết tâm trong chỉ đạo, chặt chẽ trong quản lý, đề ra chủ trương đi đôi với kiểm tra giám sát, lựa chọn đúng khâu đột phá và tập trung nguồn lực, kiên trì thực hiện những mục tiêu đã được xác định.

Thứ bảy: Tiếp tục quán triệt tinh thần “Kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định.

Kỷ niệm 40 năm tái lập huyện là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống đấu tranh Cách mạng buất khuất, kiên cường, anh dũng của quân và dân Tánh Linh trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Và phát huy truyền thống Cách mạng, truyền thống yêu quê hương, đất nước, đoàn kết đồng bào các dân tộc, đoàn kết toàn dân khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, động viên sáng tạo phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2003, hoàn thành thắng lợi Nghị Quyết Đảng bộ huyện lần thứ IX, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị Quyết Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV, Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, xây dựng huyện Tánh Linh vững mạnh, giàu đẹp, công bằng, văn minh cùng với cả nước tiến vững chắc đi lên Chủ nghĩa xã hội./.


Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

TÁNH LINH SAU 40 NĂM TÁI LẬP HUYỆN (01/5/1983-01/5/2023)

Vùng đất Tánh Linh, trước khi thôn Tánh Linh hình thành vào khoảng cuối thế kỷ 17, thì ở những vùng xung quanh đã có người dân tộc Rai, K’Ho, Châu-Ro đến từ các triền núi Trường Sơn để sinh cơ lập nghiệp, đặt nền tảng ban đầu cho tên đất tên người ở Tánh Linh ngày nay.

Trung tâm huyện Tánh Linh

Lịch sử ghi nhận việc hình thành tên gọi Tánh Linh có gốc từ tiếng Chăm là “Plây Tờ nao Linh”, có nghĩa là “Bàu nước thiêng”, nơi có “biển lạc vào rừng, rừng vây lấy biển”. Sau Cách mạng Tháng tám năm 1945, Tánh Linh vẫn là một huyện lớn. Trong kháng chiến chống Mỹ có lúc Tánh Linh chia thành hai huyện: Tánh Linh và Hoài Đức, lấy sông La Ngà làm ranh giới, rồi lại sát nhập vào nhau. Sau ngày Thống nhất Tổ quốc, Tánh Linh sát nhập vào huyện Đức Linh (Ngày 30/6/1975, Khu VI quyết định sát nhập 3 mảng Nam Thành, Hoài Đức, Nam Thắng (Tánh Linh) thành huyện Đức Linh). Đến năm 1983, thực hiện Quyết định số 204 ngày 30/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 01/5/1983 huyện Đức Linh được phân chia thành 2 huyện: Đức Linh và Tánh Linh.

Huyện Tánh Linh sau khi tái lập (01/5/1983), phía Bắc giáp với huyện Di Linh (Lâm Đồng), phía Nam giáp huyện Hàm Tân, phía Đông giáp với huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và phía Tây giáp với huyện Đức Linh, Tánh Linh có diện tích 1.173km2, trong đó rừng núi chiếm 2/3 diện tích toàn huyện. Dân số toàn huyện khi tái lập hơn 44.000 người. Đến năm 1984, huyện nhận thêm hơn 10.000 người từ tỉnh Bình Trị Thiên cũ đến sinh sống. Toàn huyện có 11 dân tộc, gồm Kinh, Nùng, Gia –rai, Ba –na, Tày, Thái, Hoa, Khơ – me, Mường, Dao, Ngãi và Ê – đê. Toàn huyện có 11 xã, gồm Đức Phú, Nghị Đức, Đức Tân, Bắc Ruộng, Măng Tố, Huy Khiêm, La Ngâu, Lạc Tánh, Gia An, Gia Huynh, Suối Kiết và Lạc Tánh là trung tâm của huyện. Năm 1989, theo quyết định của tỉnh thành lập thêm 3 xã mới, Đồng Kho, Đức Thuận, Đức Bình và năm 1997 xã Lạc Tánh được nâng lên thành thị trấn. Đến năm 2000, huyện Tánh Linh có 13 xã và 01 thị trấn. Đến năm 2020, thực hiện Đề án xã Măng Tố và xã Đức Tân nhập lại và thành lập xã mới, với tên gọi xã Măng Tố. Huyện Tánh Linh có 12 xã và thị trấn Lạc Tánh.

Tính từ ngày 01/5/1983 đến 01/5/2023, huyện Tánh Linh đã trãi qua 40 năm tái lập huyện. Tuy là một huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Bình Thuận, nhưng có thể khẳng định rằng, bộ mặt Tánh Linh đã có bước phát triển vược bậc sau 40 năm tái lập huyện. Đảng bộ và Nhân dân huyện Tánh Linh có truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, có niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Là huyện có tiềm năng về đất đai, lao động, giao thông thuận lợi phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội. Những thành tựu bước đầu đạt được trong sự nghiệp đổi mới kinh tế của huyện có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng hướng; một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn tạo điều kiện giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư địa phương. Tình hình chính trị, xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững. Đây là những tiền đề quan trọng để Đảng bộ và Nhân dân tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới.

Trải qua 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập, huyện Tánh Linh đã đạt nhiều thành tựu rất quan trọng, toàn diện và bước đầu giành thắng lợi trong công cuộc đổi mới. Diện mạo và tiềm lực kinh tế của huyện có chuyển biến đáng kể, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực kinh tế động lực của tỉnh Bình Thuận, góp phần quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Thành tựu về kinh tế- xã hội, an ninh-quốc phòng ngày càng phát triển ổn định, các chỉ tiêu chủ yếu của các ngành tiếp tục được duy trì ở mức tăng trưởng khá, cơ cấu thu ngân sách chuyển biến tích cực theo hướng tăng nguồn thu từ doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thuế thu nhập cá nhân, cụ thể:

Về nông nghiệp: tổng diện tích gieo trồng năm 1983 là 8.904 ha, năm 1993 là 14.371 ha và Cuối năm 2022 là 34.255 ha. Sản lượng lương thực hằng năm đều tăng. Năm 1983 tổng sản lượng lương thực là: 20.803 tấn, năm 1993 tăng lên 38.700 tấn, năm 2003 là 100.000 tấn và cuối năm 2022 là 186.492 tấn. Từ một huyện hằng năm phải trợ cấp lương thực, Tánh Linh vươn lên là vùng trọng điểm lương thực của Tỉnh. Không những đủ ăn, có dự trữ mà hằng năm còn xuất ra khỏi huyện hàng vạn tấn lương thực. Chăn nuôi có bước phát triển khá.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Giá trị sản xuất tăng trưởng nhanh qua các năm. Nếu như năm 1983 đạt giá trị là 4 tỷ 485 triệu đồng (chủ yếu sản phẩm gạch ngói (11 lò), xay xác (11 máy)), thì đến cuối năm 2022 đạt giá trị 1.368 tỷ đồng. Nhìn chung các cơ sở sản xuất CN-TTCN hoạt động ổn định, các ngành chủ yếu như sản xuất gạch hoffman, cơ khí sửa chữa, xay xát lương thực, sơ chế nhân hạt điều, đá xây dựng các loại.

Về công tác giáo dục - đào tạo, không ngừng được củng cố, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên. Do vậy tăng số lượng và nâng chất lượng học sinh các cấp. Năm 1983 toàn huyện chỉ có hơn 10 ngàn học sinh đến lớp, chưa có trường THPT. Đến nay, toàn huyện có 65 đơn vị trường học (64 trường công lập/01 đơn vị trường tư thục). 12/12 xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng. Công tác phổ cập giáo dục của các cấp học từ trẻ mầm non, tiểu học và THCS được duy trì bền vững; huyện duy trì đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, duy trì đạt chuẩn Phổ cập THCS mức độ 1, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Năm 2022 toàn huyện có thêm 3 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 39/64 trường đạt tỷ lệ 60,9% (mẫu giáo 7 trường, tiểu học 20 trường và bậc THCS 12 trường) đạt chỉ tiêu Nghị quyết của huyện đề ra.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, có bước phát triển vượt bậc. Việc khám chữa bệnh cho nhân dân ngày một tốt hơn. Năm 1983 toàn huyện chỉ có 05 bác sĩ công tác tại Trung tâm y tế, trang thiết bị y dụng cụ còn rất nhiều thiếu thốn. Đến nay 12/12 xã, thị trấn có trạm y tế kiên cố, kết quả thực hiện phục vụ người bệnh nhìn chung ổn định, đảm bảo được các hoạt động phục vụ người bệnh thông suốt, không để xảy ra sai sót ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng bệnh nhân.

Công tác khám chữa bệnh BHYT được triển khai tốt, đảm bảo quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT. Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, dịch bệnh COVID-19 có xu hướng tăng trở lại, tuy nhiên Trung tâm Y tế vấn đang nỗ lực kiểm soát không để bùng phát dịch bệnh. Trong năm không có vụ ngộ độc thực phẩm, không có tử vong do sốt rét. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi bổ sung, mũi nhắc cho đối tượng 18 tuổi trở lên, hoàn thành hai mũi vắc xin phòng COVID-19 cơ bản cho trẻ từ 12-17 tuổi, triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi; tiếp tục triển khai tiêm mũi nhắc lại cho trẻ từ 12-17 tuổi.

Thành tựu về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị,

Nhìn lại 40 năm tái lập huyện, Đảng bộ huyện Tánh Linh đã không ngừng lớn mạnh. Từ 409 đảng viên với 30 cơ sở Đảng (gồm 17 chi bộ cơ quan và Đảng ủy nông trường La Ngà, còn lại là chi bộ xã). Hiện nay Đảng bộ huyện đã phát triển lên 3.399 đảng viên, sinh hoạt tại 30 tổ chức cơ sở đảng, với 288 chi bộ trực thuộc. Ở địa bàn dân cư, đã có 76/76 thôn, khu phố có chi bộ, 100% thôn có đảng viên.

Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh chuyển biến mạnh mẽ. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ luôn được giữ vững. Những thành tựu to lớn của quá trình 40 năm tái lập, xây dựng, phát triển và hội nhập đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, năng động, sáng tạo của Đảng bộ huyện là nhân tố quyết định sự thắng lợi và phát triển của huyện, biểu hiện rõ nét bằng những chủ trương, chính sách của Đảng bộ huyện đều thể hiện rõ “ý Đảng - lòng dân”. Trong những năm qua, Huyện ủy đã quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc học tập, quán triệt Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân.

Tiếp tục đổi mới nội dung, nâng cao tính chiến đấu, tính lãnh đạo và tính giáo dục trong sinh hoạt chi bộ. Làm tốt công tác tạo nguồn và kết nạp đảng viên mới (nhất là trong các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân). Chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, gắn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng với thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kịp thời khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, những việc cấp bách, bức xúc của Nhân dân và doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng và Uỷ ban kiểm tra các cấp. Chú trọng kiểm tra đảng viên, cấp uỷ viên cùng cấp và tổ chức Đảng khi có dấu hiệu vi phạm. Giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo đảng viên và tổ chức Đảng thuộc thẩm quyền; chú ý bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực cho cán bộ làm công tác kiểm tra và hướng dẫn tổ chức Đảng cấp dưới thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng theo quy định.

Khối đại đoàn kết toàn dân luôn được giữ vững. Trong huyện đã xuất hiện nhiều cách làm hay, mô hình mới, nhiều điển hình “Dân vận khéo”, có sức lan tỏa, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, hội quần chúng phát triển cả về tổ chức cơ sở hội và hội viên, hoạt động khá đồng đều, tích cực hưởng ứng, đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “Ngày vì người nghèo”, “đoàn kết sáng tạo, xung kích tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “cựu chiến binh gương mẫu”... Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể góp phần quan trọng đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện vào cuộc sống.

Trải qua chặng đường 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập của huyện Tánh Linh, có thể tổng kết một số bài học kinh nghiệm quan trọng sau đây:

Thứ nhất: Phải tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững và vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, các Nghị quyết của Tỉnh ủy vào điều kiện thực tế địa phương để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng.

Thứ hai: Thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh từ huyện đến cơ sở; luôn coi trọng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng các cấp. Coi trọng việc đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo cử tổ chức Đảng, tính nêu gương của cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ cách mạng, đồng thời biết chọn khâu đột phá để tập trung chỉ đạo thực hiện mục tiêu đề ra.

Thứ ba: Coi trọng mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường; củng cố quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Thứ tư: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và điều hành của chính quyền cấp huyện, cấp xã, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp. Thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động, phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong giám sát phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh.

Thứ năm: Thường xuyên quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và không ngừng nâng cao năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu cách mạng ở mọi thời kỳ. Chăm lo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực khoa học công nghệ có trình độ cao; các chính sách cụ thể, thiết thực trong đào tạo, thu hút, đãi ngộ, trọng dụng hiền tài; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, có tính chiến lược.

Thứ sáu: Chú trọng công tác vận động quần chúng, phát huy truyền thống yêu nước, yêu quê hương và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khắc phục khó khăn, chủ động sáng tạo, đề cao vai trò tập thể lãnh đạo, trách nhiệm cá nhân trong điều hành, quyết tâm trong chỉ đạo, chặt chẽ trong quản lý, đề ra chủ trương đi đôi với kiểm tra giám sát, lựa chọn đúng khâu đột phá và tập trung nguồn lực, kiên trì thực hiện những mục tiêu đã được xác định.

Thứ bảy: Tiếp tục quán triệt tinh thần “Kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định.

Kỷ niệm 40 năm tái lập huyện là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống đấu tranh Cách mạng buất khuất, kiên cường, anh dũng của quân và dân Tánh Linh trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Và phát huy truyền thống Cách mạng, truyền thống yêu quê hương, đất nước, đoàn kết đồng bào các dân tộc, đoàn kết toàn dân khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, động viên sáng tạo phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2003, hoàn thành thắng lợi Nghị Quyết Đảng bộ huyện lần thứ IX, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị Quyết Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV, Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, xây dựng huyện Tánh Linh vững mạnh, giàu đẹp, công bằng, văn minh cùng với cả nước tiến vững chắc đi lên Chủ nghĩa xã hội./.


Các tin khác