Hiệu quả từ chương trình Phụ nữ khởi nghiệp

Địa bàn xã Gia An, huyện Tánh Linh là một địa bàn rộng, dân số đông với trên 12 ngàn dân. Trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm gần 7 ngàn người. Từ đó lao động địa phương đi làm ăn xa nhiều, hàng năm có trên 3 ngàn lao động đi làm ăn xa, nhất là lao động trẻ. Còn lại trên địa bàn chủ yếu là lao động làm nông nghiệp và lao động nữ. Do đó vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn tại địa phương luôn được Đảng ủy, chính quyền và các cấp Hội Đoàn thể quan tâm. Luôn tạo điều kiện khuyến khích các mô hình sản xuất, kinh doanh phát triển như kinh doanh cá thể, hộ gia đình, kinh doanh online, hợp tác xã,…

Chị Đinh Thị Mộng Tốt, cư trú tại thôn 8, xã Gia An, huyện Tánh Linh

Các mô hình kinh doanh, khởi nghiệp chủ yếu tận dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, do chính người nông dân tại địa phương canh tác và thu hoạch ra. Địa bàn xã có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, ao bàu, vùng ruộng thấp rất phù hợp cho người nông dân canh tác cây sen đem lại giá trị kinh tế cao. Do đó những năm qua, tại địa phương hình thành nên mô hình bóc tách vỏ lụa hạt sen cho các cơ sở để làm ra thành phẩm bán ra thị trường. Mô hình ngày càng được phát triển và nhân rộng.

Hiện nay trên địa bàn xã có 5 điểm bóc tách hạt sen vừa và nhỏ, thu mua nguyên liệu sen búp từ trên 50 hộ nông dân trồng sen tại địa phương. Giúp cho người nông dân có được đầu ra với giá cả ổn định, không bị thương nhân từ các nơi khác ép giá. Đồng thời qua đó cũng đã giúp tạo việc làm cho trên 200 lao động nữ tại địa phương kiếm thêm thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Điển hình, phải kể đến là điểm bóc tách hạt sen của chị Đinh Thị Mộng Tốt, cư trú tại thôn 8, xã Gia An, huyện Tánh Linh. Chị là giáo viên mầm non, nhân những lúc rảnh rỗi chị kinh doanh thêm để tăng thu nhập cho gia đình.

Lúc mới bắt đầu là vào 5 năm năm trước, gia đình chị cũng trồng sen và bán sen búp cho các lái buôn ở ngoài địa phương, tuy nhiên với giá thành bấp bênh, không ổn định và loại hàng dạt nhiều nên bán ra không thu lợi nhuận bao nhiêu. Từ đó chị không bán sen búp nữa mà chị tự bóc tách sen thành phẩm và bán ra thị trường, lúc đầu chỉ có người nhà và bà con lối xóm phụ làm với chị và bán cho bà con ngay tại địa phương thông qua các chợ. Dần dần được nhiều người biết đến và chị tìm mối bỏ hàng thông qua các kênh bán hàng online. Với ý thức tự lực vươn lên khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm, chị đã mạnh dạn thu mua sen tại các nhà nông ở địa phương và các huyện lân cận về bỏ cho các chị em phụ nữ trong xã bóc tách vỏ lụa và giao lại cho chị bán cho các khách hàng tại địa phương và các tỉnh trên cả nước, thông qua kênh bán hàng trực tiếp và online. Chủ yếu khách hàng mua hạt sen tươi, một số ít mua sen khô để chế biến ngủ cốc, dược phẩm.

Hiệu quả từ mô hình đã giúp cho gia đình chị trung bình hàng tháng thu về lợi nhuận trên 10 triệu đồng. Giúp chị nuôi dạy con ăn học tới nơi tới chốn, xây dựng cơ ngơi nhà cửa, kinh tế khá giả tại địa phương. Ngoài ra chị còn giúp cho trên 30 lao động nữ có việc làm thường xuyên, ổn định tại địa phương, giúp chị em tăng thu nhập phát triển kinh tế gia đình.

Thiết nghĩ những mô hình kinh doanh này cần được nhân rộng và phát triển để cho mọi người lao động, nhất là chị em phụ nữ nông thôn có điều kiện tham gia lao động, sản xuất mang lại thu nhập, cải thiện cuộc sống, cũng như vươn lên phát triển kinh tế làm giàu chính đáng ngay chính tại địa phương mình. Với điều kiện làm việc tại chổ đã giúp chị em hội viên, phụ nữ có thời gian làm công việc nội trợ, chăm sóc chồng con, vun đắp xây dựng hạnh phúc gia đình. Góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của xã nhà./.


Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Hiệu quả từ chương trình Phụ nữ khởi nghiệp

Địa bàn xã Gia An, huyện Tánh Linh là một địa bàn rộng, dân số đông với trên 12 ngàn dân. Trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm gần 7 ngàn người. Từ đó lao động địa phương đi làm ăn xa nhiều, hàng năm có trên 3 ngàn lao động đi làm ăn xa, nhất là lao động trẻ. Còn lại trên địa bàn chủ yếu là lao động làm nông nghiệp và lao động nữ. Do đó vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn tại địa phương luôn được Đảng ủy, chính quyền và các cấp Hội Đoàn thể quan tâm. Luôn tạo điều kiện khuyến khích các mô hình sản xuất, kinh doanh phát triển như kinh doanh cá thể, hộ gia đình, kinh doanh online, hợp tác xã,…

Chị Đinh Thị Mộng Tốt, cư trú tại thôn 8, xã Gia An, huyện Tánh Linh

Các mô hình kinh doanh, khởi nghiệp chủ yếu tận dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, do chính người nông dân tại địa phương canh tác và thu hoạch ra. Địa bàn xã có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, ao bàu, vùng ruộng thấp rất phù hợp cho người nông dân canh tác cây sen đem lại giá trị kinh tế cao. Do đó những năm qua, tại địa phương hình thành nên mô hình bóc tách vỏ lụa hạt sen cho các cơ sở để làm ra thành phẩm bán ra thị trường. Mô hình ngày càng được phát triển và nhân rộng.

Hiện nay trên địa bàn xã có 5 điểm bóc tách hạt sen vừa và nhỏ, thu mua nguyên liệu sen búp từ trên 50 hộ nông dân trồng sen tại địa phương. Giúp cho người nông dân có được đầu ra với giá cả ổn định, không bị thương nhân từ các nơi khác ép giá. Đồng thời qua đó cũng đã giúp tạo việc làm cho trên 200 lao động nữ tại địa phương kiếm thêm thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Điển hình, phải kể đến là điểm bóc tách hạt sen của chị Đinh Thị Mộng Tốt, cư trú tại thôn 8, xã Gia An, huyện Tánh Linh. Chị là giáo viên mầm non, nhân những lúc rảnh rỗi chị kinh doanh thêm để tăng thu nhập cho gia đình.

Lúc mới bắt đầu là vào 5 năm năm trước, gia đình chị cũng trồng sen và bán sen búp cho các lái buôn ở ngoài địa phương, tuy nhiên với giá thành bấp bênh, không ổn định và loại hàng dạt nhiều nên bán ra không thu lợi nhuận bao nhiêu. Từ đó chị không bán sen búp nữa mà chị tự bóc tách sen thành phẩm và bán ra thị trường, lúc đầu chỉ có người nhà và bà con lối xóm phụ làm với chị và bán cho bà con ngay tại địa phương thông qua các chợ. Dần dần được nhiều người biết đến và chị tìm mối bỏ hàng thông qua các kênh bán hàng online. Với ý thức tự lực vươn lên khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm, chị đã mạnh dạn thu mua sen tại các nhà nông ở địa phương và các huyện lân cận về bỏ cho các chị em phụ nữ trong xã bóc tách vỏ lụa và giao lại cho chị bán cho các khách hàng tại địa phương và các tỉnh trên cả nước, thông qua kênh bán hàng trực tiếp và online. Chủ yếu khách hàng mua hạt sen tươi, một số ít mua sen khô để chế biến ngủ cốc, dược phẩm.

Hiệu quả từ mô hình đã giúp cho gia đình chị trung bình hàng tháng thu về lợi nhuận trên 10 triệu đồng. Giúp chị nuôi dạy con ăn học tới nơi tới chốn, xây dựng cơ ngơi nhà cửa, kinh tế khá giả tại địa phương. Ngoài ra chị còn giúp cho trên 30 lao động nữ có việc làm thường xuyên, ổn định tại địa phương, giúp chị em tăng thu nhập phát triển kinh tế gia đình.

Thiết nghĩ những mô hình kinh doanh này cần được nhân rộng và phát triển để cho mọi người lao động, nhất là chị em phụ nữ nông thôn có điều kiện tham gia lao động, sản xuất mang lại thu nhập, cải thiện cuộc sống, cũng như vươn lên phát triển kinh tế làm giàu chính đáng ngay chính tại địa phương mình. Với điều kiện làm việc tại chổ đã giúp chị em hội viên, phụ nữ có thời gian làm công việc nội trợ, chăm sóc chồng con, vun đắp xây dựng hạnh phúc gia đình. Góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của xã nhà./.


Các tin khác