KHAI MẠC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN TÁNH LINH LẦN THỨ IX NHIỆM KỲ 2020-2025

Sáng ngày 23/7, tại hội trường A, Đảng bộ huyện Tánh Linh long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Về dự Đại hội có đồng chí Huỳnh Thanh Canh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bình Thuận; đại diện lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh; các đồng chí trong tổ chỉ đạo Đại hội Đảng bộ huyện Tánh Linh; các đồng chí đại diện các đơn vị của trung ương, của tỉnh đóng trên địa bàn huyện; lãnh đạo Huyện ủy Đức Linh; Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Cấn và mẹ Kiều Thị Huy; các đồng chí nguyên là lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện qua các nhiệm kỳ của huyện. Đặc biệt có 249/250 đảng viên chính thức đại diện cho gần 3.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ huyện.

Toàn cảnh Đại hội

    Trước khi bước vào đại hội, Đảng bộ huyện đã tổ chức cho toàn thể đảng viên đến đặt vòng hoa, thắp hương viếng  Đài tưởng niệm của huyện.

Các đại biểu thắp nhang viếng tượng đài

     Trong không khí long trọng của Đại hội, đồng chí Nguyễn Văn Quang – Tỉnh ủy viên – Bí thư Huyện uỷ, khóa VIII đã phát biểu khai mạc.

Đ/c Nguyễn Văn Quang - TUV, Bí thư Huyện ủy phát biểu khai mạc

   Đồng chí Phạm Sơn, Phó bí thư Thường trực Huyện uỷ - chủ tịch HĐND huyện đã trình bày báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa VIII trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX. Báo cáo nêu rõ, Trong 5 năm qua (2015 – 2020), Đảng bộ và Nhân dân huyện nhà đã kế thừa, phát huy thành quả các nhiệm kỳ trước, tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn thách thức, tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Kinh tế địa phương tiếp tục phát triển, chuyển dịch đúng hướng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Tỷ trọng Nông – lâm nghiệp giảm từ 50,07% năm 2015 xuống còn 48,74% năm 2020; Công nghiệp - xây dựng tăng từ 31,84% lên 32,13%; Dịch vụ - thương mại tăng từ 18,08% lên 19,14%. Kinh tế nông, lâm, thủy sản từng bước phát triển có chiều sâu và nâng cao giá trị, gắn với cơ cấu lại ngành. Các sản phẩm chủ lực và có thế mạnh của huyện được quan tâm phát triển. Vùng lúa chất lượng cao chuyển lên sản xuất theo hướng cánh đồng mẫu, một phần gắn với liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đột phá trong khâu giống, nên đưa tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận lên 90%, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng. Bước đầu cơ cấu lại lâm nghiệp, nâng cao giá trị dịch vụ môi trường rừng, gắn với phát triển du lịch sinh thái, giao khoán bảo vệ rừng ổn định trên 25.500 ha. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, giá trị sản xuất giai đoạn 2016 - 2020 đạt 4.861 tỷ đồng, tăng 49% so với nhiệm kỳ trước. Đã cải tạo, nâng cấp và cơ bản ổn định mạng lưới điện trong toàn huyện. Thương mại - Dịch vụ có chuyển biến tích cực, tổng doanh thu giai đoạn 2016 – 2020 ước đạt 4.831 tỷ đồng, tăng 79% so với nhiệm kỳ trước; tốc độ tăng trưởng hằng năm là 12%. Hệ thống chợ được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới theo hướng “xã hội hóa”. Thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách, xã hội hóa các ngành, lĩnh vực được chú trọng thực hiện đa dạng, phù hợp các hình thức huy động. Tổng vốn huy động đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước bình quân hàng năm đạt trên 200 tỷ đồng, gắn với huy động nhân dân đóng góp bằng khoảng 3-5%. Tổng thu ngân sách giai đoạn 2016-2020 là 514 tỷ đồng, đạt 120% so với Nghị quyết HĐND. Điều hành chi ngân sách đúng nguyên tắc tài chính, bảo đảm cơ bản nhu cầu chi lương, hoạt động và cho đầu tư phát triển. Công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường cơ bản được đảm bảo. Văn hóa – xã hội tiếp tục được chú trọng thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đã tập trung thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, từng bước có chuyển biến tích cực trên các mặt. Công tác Y tế, dân số và chăm sóc sức khỏe Nhân dân tiếp tục được quan tâm thực hiện. Văn hóa, thông tin, thể dục - thể thao tiếp tục phát triển. Công tác phát triển nguồn nhân lực, giải quyết các vấn đề xã hội được đảm bảo. Quá trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững, gắn với phát triển dân sinh, kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số thời gian qua đã có nhiều chuyển biến rõ nét, thật sự khởi sắc trên phạm vi toàn huyện. Đến cuối năm 2020, toàn huyện có 8/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới; cấp huyện đạt 5/9 tiêu chí. Tổng giá trị đầu tư nông thôn mới trên 400 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp trên 15 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người ở các xã nông thôn mới năm 2020 ước đạt 48 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 1,7 lần so với đầu nhiệm kỳ. Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã nông thôn mới tính đến cuối năm 2019 còn 3,4% (giảm 2,04% so với năm 2015). Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả; quốc phòng – an ninh đảm bảo. Thị trấn Lạc Tánh cơ bản đạt chuẩn đô thị loại V. Quốc phòng - an ninh tiếp tục được củng cố và tăng cường, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Công tác cải cách tư pháp; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được triển khai thực hiện nghiêm túc. Công tác xây dựng Đảng, công tác dân vận đặc biệt quan tâm. Đảng bộ huyện đã quán triệt và thực hiện tốt nhiệm vụ then chốt về xây dựng Đảng, trở thành nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, được hầu hết cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân quan tâm hưởng ứng, góp phần củng cố và tăng cường niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong đời sống xã hội. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội quần chúng tiếp tục quan tâm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về địa bàn dân cư, góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển chung ở địa phương. Thực hiện 3 chương trình trọng tâm và 3 khâu đột phá đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

  Bên cạnh những kết qủa đạt được, báo cáo cũng nêu rõ những tồn tại, yếu kém, khuyết điểm cần tập trung khắc phục và đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp trong nhiệm kỳ 2020-2025 như:  Phấn đấu đến năm 2025, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng: Nông lâm thủy sản chiếm 42%; Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng chiếm 34%; Thương mại – Dịch vụ chiếm 24%. Thu ngân sách tăng bình quân hằng năm trên 7%. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân trên 0,7 – 1% / năm. Phấn đấu đến năm 2025: xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới; có 12/12 xã đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trong đó có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; thị trấn giữ vững chuẩn văn minh đô thị. Hàng năm: có 100% tổ chức cơ sở Đảng đạt Hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó có 80% Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Đảng bộ huyện Hoàn thành tốt nhiệm vụ; phát triển đảng viên mới đạt chỉ tiêu được giao. Hàng năm có trên 80% tổ chức Mặt trận, đoàn thể hoàn thành tốt nhiệm vụ (và tương đương) trở lên.

   Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Huỳnh Thanh Cảnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, đã biểu dương sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ và nhân dân huyện Tánh Linh trong nhiệm kỳ qua. Nhấn mạnh những kết quả đạt được nổi bật, đồng thời chỉ rõ những tồn tại khuyết điểm, yếu kém và chỉ đạo một số nhiệm vụ trong tâm tập trung thực hiện trong nhiệm kỳ đến.

Đ/c Huỳnh Thanh Cảnh  - PBT Thường trực Huyện ủy phát biểu chỉ đạo đại hội

    Đại hội đã dành thời gian cho đại biểu phát biểu tham luận những kết quả đã đạt được, những tồn tại hạn chế trong nhiệm kỳ qua và giải pháp thực hiện trong nhiệm kỳ đến.

   Với tinh thần trách nhiệm cao đại hội đại đã tiến hành bầu Ban chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ IX (2020 – 2025) 39 đồng chí. Ban Chấp hành mới đã họp phiên đầu tiên để bầu Ban thường vụ huyện uỷ, Bí thư, Phó Bí thư uỷ ban kiểm tra huyện uỷ; Chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra huyện uỷ.

   Tại đại hội đã lấy phiếu giới thiệu Bí thư Huyện ủy khóa IX, nhiệm kỳ 2020-2025.

   Ngày mai 24 tháng 7 Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Tánh Linh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025 tiếp tục diễn ra.


Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

KHAI MẠC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN TÁNH LINH LẦN THỨ IX NHIỆM KỲ 2020-2025

Sáng ngày 23/7, tại hội trường A, Đảng bộ huyện Tánh Linh long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Về dự Đại hội có đồng chí Huỳnh Thanh Canh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bình Thuận; đại diện lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh; các đồng chí trong tổ chỉ đạo Đại hội Đảng bộ huyện Tánh Linh; các đồng chí đại diện các đơn vị của trung ương, của tỉnh đóng trên địa bàn huyện; lãnh đạo Huyện ủy Đức Linh; Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Cấn và mẹ Kiều Thị Huy; các đồng chí nguyên là lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện qua các nhiệm kỳ của huyện. Đặc biệt có 249/250 đảng viên chính thức đại diện cho gần 3.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ huyện.

Toàn cảnh Đại hội

    Trước khi bước vào đại hội, Đảng bộ huyện đã tổ chức cho toàn thể đảng viên đến đặt vòng hoa, thắp hương viếng  Đài tưởng niệm của huyện.

Các đại biểu thắp nhang viếng tượng đài

     Trong không khí long trọng của Đại hội, đồng chí Nguyễn Văn Quang – Tỉnh ủy viên – Bí thư Huyện uỷ, khóa VIII đã phát biểu khai mạc.

Đ/c Nguyễn Văn Quang - TUV, Bí thư Huyện ủy phát biểu khai mạc

   Đồng chí Phạm Sơn, Phó bí thư Thường trực Huyện uỷ - chủ tịch HĐND huyện đã trình bày báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa VIII trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX. Báo cáo nêu rõ, Trong 5 năm qua (2015 – 2020), Đảng bộ và Nhân dân huyện nhà đã kế thừa, phát huy thành quả các nhiệm kỳ trước, tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn thách thức, tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Kinh tế địa phương tiếp tục phát triển, chuyển dịch đúng hướng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Tỷ trọng Nông – lâm nghiệp giảm từ 50,07% năm 2015 xuống còn 48,74% năm 2020; Công nghiệp - xây dựng tăng từ 31,84% lên 32,13%; Dịch vụ - thương mại tăng từ 18,08% lên 19,14%. Kinh tế nông, lâm, thủy sản từng bước phát triển có chiều sâu và nâng cao giá trị, gắn với cơ cấu lại ngành. Các sản phẩm chủ lực và có thế mạnh của huyện được quan tâm phát triển. Vùng lúa chất lượng cao chuyển lên sản xuất theo hướng cánh đồng mẫu, một phần gắn với liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đột phá trong khâu giống, nên đưa tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận lên 90%, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng. Bước đầu cơ cấu lại lâm nghiệp, nâng cao giá trị dịch vụ môi trường rừng, gắn với phát triển du lịch sinh thái, giao khoán bảo vệ rừng ổn định trên 25.500 ha. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, giá trị sản xuất giai đoạn 2016 - 2020 đạt 4.861 tỷ đồng, tăng 49% so với nhiệm kỳ trước. Đã cải tạo, nâng cấp và cơ bản ổn định mạng lưới điện trong toàn huyện. Thương mại - Dịch vụ có chuyển biến tích cực, tổng doanh thu giai đoạn 2016 – 2020 ước đạt 4.831 tỷ đồng, tăng 79% so với nhiệm kỳ trước; tốc độ tăng trưởng hằng năm là 12%. Hệ thống chợ được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới theo hướng “xã hội hóa”. Thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách, xã hội hóa các ngành, lĩnh vực được chú trọng thực hiện đa dạng, phù hợp các hình thức huy động. Tổng vốn huy động đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước bình quân hàng năm đạt trên 200 tỷ đồng, gắn với huy động nhân dân đóng góp bằng khoảng 3-5%. Tổng thu ngân sách giai đoạn 2016-2020 là 514 tỷ đồng, đạt 120% so với Nghị quyết HĐND. Điều hành chi ngân sách đúng nguyên tắc tài chính, bảo đảm cơ bản nhu cầu chi lương, hoạt động và cho đầu tư phát triển. Công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường cơ bản được đảm bảo. Văn hóa – xã hội tiếp tục được chú trọng thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đã tập trung thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, từng bước có chuyển biến tích cực trên các mặt. Công tác Y tế, dân số và chăm sóc sức khỏe Nhân dân tiếp tục được quan tâm thực hiện. Văn hóa, thông tin, thể dục - thể thao tiếp tục phát triển. Công tác phát triển nguồn nhân lực, giải quyết các vấn đề xã hội được đảm bảo. Quá trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững, gắn với phát triển dân sinh, kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số thời gian qua đã có nhiều chuyển biến rõ nét, thật sự khởi sắc trên phạm vi toàn huyện. Đến cuối năm 2020, toàn huyện có 8/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới; cấp huyện đạt 5/9 tiêu chí. Tổng giá trị đầu tư nông thôn mới trên 400 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp trên 15 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người ở các xã nông thôn mới năm 2020 ước đạt 48 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 1,7 lần so với đầu nhiệm kỳ. Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã nông thôn mới tính đến cuối năm 2019 còn 3,4% (giảm 2,04% so với năm 2015). Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả; quốc phòng – an ninh đảm bảo. Thị trấn Lạc Tánh cơ bản đạt chuẩn đô thị loại V. Quốc phòng - an ninh tiếp tục được củng cố và tăng cường, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Công tác cải cách tư pháp; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được triển khai thực hiện nghiêm túc. Công tác xây dựng Đảng, công tác dân vận đặc biệt quan tâm. Đảng bộ huyện đã quán triệt và thực hiện tốt nhiệm vụ then chốt về xây dựng Đảng, trở thành nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, được hầu hết cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân quan tâm hưởng ứng, góp phần củng cố và tăng cường niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong đời sống xã hội. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội quần chúng tiếp tục quan tâm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về địa bàn dân cư, góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển chung ở địa phương. Thực hiện 3 chương trình trọng tâm và 3 khâu đột phá đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

  Bên cạnh những kết qủa đạt được, báo cáo cũng nêu rõ những tồn tại, yếu kém, khuyết điểm cần tập trung khắc phục và đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp trong nhiệm kỳ 2020-2025 như:  Phấn đấu đến năm 2025, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng: Nông lâm thủy sản chiếm 42%; Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng chiếm 34%; Thương mại – Dịch vụ chiếm 24%. Thu ngân sách tăng bình quân hằng năm trên 7%. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân trên 0,7 – 1% / năm. Phấn đấu đến năm 2025: xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới; có 12/12 xã đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trong đó có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; thị trấn giữ vững chuẩn văn minh đô thị. Hàng năm: có 100% tổ chức cơ sở Đảng đạt Hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó có 80% Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Đảng bộ huyện Hoàn thành tốt nhiệm vụ; phát triển đảng viên mới đạt chỉ tiêu được giao. Hàng năm có trên 80% tổ chức Mặt trận, đoàn thể hoàn thành tốt nhiệm vụ (và tương đương) trở lên.

   Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Huỳnh Thanh Cảnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, đã biểu dương sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ và nhân dân huyện Tánh Linh trong nhiệm kỳ qua. Nhấn mạnh những kết quả đạt được nổi bật, đồng thời chỉ rõ những tồn tại khuyết điểm, yếu kém và chỉ đạo một số nhiệm vụ trong tâm tập trung thực hiện trong nhiệm kỳ đến.

Đ/c Huỳnh Thanh Cảnh  - PBT Thường trực Huyện ủy phát biểu chỉ đạo đại hội

    Đại hội đã dành thời gian cho đại biểu phát biểu tham luận những kết quả đã đạt được, những tồn tại hạn chế trong nhiệm kỳ qua và giải pháp thực hiện trong nhiệm kỳ đến.

   Với tinh thần trách nhiệm cao đại hội đại đã tiến hành bầu Ban chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ IX (2020 – 2025) 39 đồng chí. Ban Chấp hành mới đã họp phiên đầu tiên để bầu Ban thường vụ huyện uỷ, Bí thư, Phó Bí thư uỷ ban kiểm tra huyện uỷ; Chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra huyện uỷ.

   Tại đại hội đã lấy phiếu giới thiệu Bí thư Huyện ủy khóa IX, nhiệm kỳ 2020-2025.

   Ngày mai 24 tháng 7 Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Tánh Linh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025 tiếp tục diễn ra.


Các tin khác