TÁNH LINH: XÁC ĐỊNH ĐÚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, KHÂU ĐỘT PHÁ ĐỂ TÁNH LINH PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG

Truyền thống và thực trạng

Tánh Linh có truyền thống Anh hùng trong kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, ngày nay đang từng bước xây dựng nông thôn mới ở các xã và đô thị văn minh ở thị trấn Lạc Tánh, nhìn chung đã đạt được nhiều thành tựu to lớn sau 45 năm Giải phóng Tánh Linh (25/12/1974 – 25/12/2019) và 36 năm tái lập huyện (1983 – 2019).

Qua các thời kỳ khác nhau, các thế hệ lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện nhà đã không ngừng tìm tòi, lao động, sáng tạo... để thúc đẩy địa phương phát triển nhanh và bền vững, cùng cả nước tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ chủ, công bằng, văn minh... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhất định, đến nay Tánh Linh vẫn chưa thể “cất cánh” như khát vọng của chúng ta.

Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, từng cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp đã quan tâm xác định các nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá ở địa phương, đơn vị mình, nhằm tranh thủ thời cơ và thuận lợi, vượt qua khó khăn và thách thức, tập trung các nguồn lực để phát huy cao độ những tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên, gắn với phát huy nhân tố con người... cho phát triển.

Trên cơ sở đó, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khóa VIII (2015 – 2020) đã xác định rõ 4 Chương trình trọng tâm và 3 khâu đột phá, đã được Ban Chấp hành Đảng bộ huyện triển khai thực hiện nghiêm túc thành các Nghị quyết, Kế hoạch chuyên đề phù hợp.

Đến nay, các Chương trình trọng tâm đã cơ bản đạt được như sau: Thứ nhất, từng bước ổn định và đầu tư phát triển theo chiều sâu vùng lúa chất lượng cao; nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm làm ra, gắn với xây dựng “cánh đồng mẫu” và từng bước nâng cao chất lượng nuôi trồng thủy sản. Thứ hai, tiếp tục thực hiện Chương trình bê tông hoá giao thông nông thôn đến từng xóm, từng nhà ở đa số địa bàn dân cư. Thứ ba, thực hiện Chương trình phát triển Chợ gắn với phát triển khu thương mại ở hầu hết các xã, thị trấn. Thứ tư, tập trung sâu sát hơn vào công tác xây dựng Đảng, củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao tỷ lệ cơ sở đảng đạt “trong sạch, vững mạnh”; nâng cao chất lượng đi đôi với phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở.

Song song với việc triển khai thực hiện tương đối có hiệu quả 4 Chương trình trọng tâm nêu trên, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa VIII (2015 – 2020) đã tập trung tháo gỡ nhiều “nút thắt” để dần hiện thực hóa 3 khâu đột phá, với kết quả đáng ghi nhận bước đầu: Một là, phát triển giao thông nội đồng gắn với kiên cố hóa kênh mương thủy lợi để ngày càng phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hóa, gắn với tái cơ cấu nông nghiệp. Hai là, thu hút, mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài huyện đầu tư vào các Cụm công nghiệp theo hướng linh hoạt, kết nối với các huyện giáp ranh, gắn với công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thị trấn Lạc Tánh. Ba là, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch sinh thái; bước đầu hình thành và đưa vào hoạt động Khu du lịch Thác Bà (Đức Thuận); tăng cường phối hợp xin chủ trương xây dựng khu du lịch sinh thái Núi Long (Đồng Kho)...

Tuy nhiên, việc phát huy tiềm năng của chúng ta vẫn chưa đủ lớn để kết thành “địa lợi”; quá trình liên kết, hội nhập phát triển vẫn chưa ngang tầm để có thể hội tụ “thiên thời”; hoạt động thu hút các nguồn lực đầu tư và phát huy nhân tố con người vẫn còn chưa đồng bộ, ít năng động, thiếu dấn thân nên vẫn chưa kiến tạo được “nhân hòa”. Đó là bài học sâu sắc mà chúng ta cần phải nghiêm túc rút ra để cùng nhau trao đổi, chia sẻ, suy ngẫm và nhìn nhận trách nhiệm của mình trên tinh thần cầu thị “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, chứ tạm thời không nên “tranh công đổ lỗi” cho riêng một tổ chức, tập thể hay cá nhân nào, mặc dù nặng – nhẹ, ít – nhiều... ở mỗi nơi, mỗi người một khác.

Hướng đến thành công của Đại hội tới, hướng đến tương lai

Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, được định hướng chung là: Tăng cường xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tập trung tháo gỡ những “điểm nghẽn” và khắc phục những yếu kém, khuyết điểm; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; huy động hợp lý các nguồn lực cho đầu tư phát triển nhanh và bền vững; xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của Nhân dân.

Như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho cả hệ thống chính trị chúng ta là phải nỗ lực phấn đấu toàn diện, trên 4 trụ cột chính, theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng: Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng văn hóa làm nền tảng tinh thần của xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh là trọng yếu và thường xuyên. Trong đó, bài toán khó đặt ra là tháo gỡ những “điểm nghẽn” và khắc phục những yếu kém, khuyết điểm...

Qua rà soát bước đầu (sau này cần phải nghiên cứu đánh giá sâu kỹ, chính xác và đầy đủ hơn) cho thấy, Tánh Linh hiện nay đang đứng trước “điểm nghẽn” về hạ tầng “giao thông đối ngoại” kém phát triển. Có thể nói đây là “điểm nghẽn” cốt tử cần phải “giải phóng” để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững. Thực tế cho thấy giao thông đối ngoại của Tánh Linh chỉ có Quốc lộ 55, Tỉnh lộ ĐT 720 và ĐT 717, nhưng có nơi cầu cống lại chật hẹp hoặc sức chịu tải trọng thấp, có nhiều đoạn hẹp quanh co, gây khó khăn cho các phương tiện vận tải lớn trong lưu thông hàng hóa... Do vậy, thiếu sức hấp hẫn đối với các nhà đầu tư.

Tánh Linh lại không gần các trung tâm kinh tế lớn. Từ thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa đến Tánh Linh khoảng 180km - 150km, mất khoảng 4-3 giờ đi; từ Đà Lạt – Bảo Lộc đến Tánh Linh khoảng 150km – 120km, mất khoảng 4-3 giờ đi; từ Phan Thiết – La Gi đến Tánh Linh khoảng 100km – 70km, mất khoảng 1,5 giờ đi... Những khoảng cách đó, các nhà đầu tư phải trả giá bằng thời gian, chi phí nhiên liệu, khấu hao phương tiện, bảo quản hàng hóa nông sản, cùng những rủi ro khác, v.v...

Bên cạnh đó, Tánh Linh ở trạng thái “Sẵn sàng” chưa cao. Một là, Hoạt động thu hút đầu tư chưa “sẵn sàng”: chưa có sự chuẩn bị chu đáo về “danh mục” cần thu hút đầu tư và giải pháp thực hiện có tính khả thi cao; chưa tổ chức được các hoạt động quảng bá, thu hút đầu tư ngang tầm; chưa hình thành được đội ngũ thu hút đầu tư nhạy bén, năng động, sáng tạo. Hai là, Nguồn lực “đối ứng” chưa sẵn sàng: mức độ sẵn sàng tham gia tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về hồ sơ thủ tục chưa cao, chủ yếu “khoán trắng” cho nhà đầu tư “tự bơi”; chưa sẵn sàng cao về các điều kiện khác liên quan. Ba là, Đa số người dân có liên quan chưa sẵn sàng: Khi có doanh nghiệp đầu tư vào cuộc, thường có việc liên quan đến hỗ trợ thu hồi đất và giải phóng mặt bằng (thuê, mua, liên kết...), thì hầu hết người dân đều yêu cầu mức giá (hoặc quyền lợi) cao hơn nhiều so với thị trường, mặc dù đó là nhu cầu hợp pháp và chính đáng, song cũng gây khó khăn nhất định cho nhà đầu tư.

Để giải phóng các “điểm nghẽn” nêu trên, trong nhiều năm qua, các cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp tháo gỡ. Trong thời gian tới, chúng ta tiếp tục kế thừa, vận dụng triển khai thực hiện các Chương trình trọng tâm và các khâu đột phá của nhiệm kỳ 2015 – 2020, đồng thời phải xác định đúng đắn các nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá trong giai đoạn mới. Đặc biệt, để giải phóng được “điểm nghẽn”, chúng ta cần phải:

Thứ nhất, Đề xuất, kiến nghị Trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư mở rộng, nâng cấp tuyến Quốc lộ 55 và ĐT720, gắn với mở rộng và nâng cấp đường ĐT717, đảm bảo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm...

Thứ hai, Nâng cấp mức độ “Sẵn sàng” trong thu hút đầu tư ở cấp độ cao nhất, đó là: Củng cố, kiện toàn đội ngũ thu hút đầu tư có tâm, có tầm; phân công cụ thể trách nhiệm của cơ quan, cá nhân phụ trách, nhất là trạng thái luôn sẵn sàng chủ động và tích cực trong việc phối hợp giải quyết các hồ sơ, thủ tục hành chính, cơ sở pháp lý liên quan. Bên cạnh đó, chuẩn bị chu đáo các danh mục, định hướng rõ ràng trong thu hút đầu tư, đồng thời triển khai thực hiện trước một bước những gì có thể (phù hợp với quy định) để “dọn sẵn” các điều kiện phục vụ cho nhà đầu tư đến triển khai thực hiện dự án (nếu có). Mặt khác, chuẩn bị đủ các điều kiện chín muồi và phối hợp với các sở, ngành liên quan để tổ chức hội nghị thu hút, xúc tiến đầu tư bằng các hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả. Cuối cùng, phải thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và thống nhất giá cả đất đai phù hợp với thị trường để cùng khai thác hưởng lợi lâu dài...

Song song với bài toán gải phóng “điểm nghẽn”, chúng ta phải xác định đúng đắn các nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá trong 5 năm tới. Vấn đề này đòi hỏi phải phát huy cao độ trí tuệ của cả hệ thống chính trị, cùng sự tham gia góp ý xây dựng, “hiến kế” sáng suốt của người dân, doanh nghiệp có tâm huyết, am hiểu địa phương và xu hướng phát triển chung của đất nước, quốc tế... Nội dung này sẽ được Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ IX (2020 – 2025) thảo luận, quyết định vào giữa năm 2020.

Trong phạm vi bài báo xuân, chúng ta cùng nghiên cứu, trao đổi, gợi mở những vấn đề sau:

Thứ nhất, Phải chăng nhiệm vụ trọng tâm của chúng ta là: 1) Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hoàn thiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; siết chặt kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; cải cách hành chính thông suốt. 2) Tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy kết nối với các địa phương khác. 3) Tái cơ cấu nông nghiệp đúng hướng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, gắn với liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể; tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất... 4) Thường xuyên giữ vững quốc phòng - an ninh, đảm bảo vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội để phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển địa phương.

Thứ hai, Phải chăng các khâu đột phá của chúng ta là: 1) Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, trong đó tập trung phát triển khu du lịch Thác Bà, yêu cầu chủ đầu tư hoàn thành xây dựng các hạng mục, công trình theo tiến độ dự án, quy hoạch và cam kết đầu tư; sớm thúc đẩy hình thành khu du lịch sinh thái Núi Long; kêu gọi và thu hút đầu tư phát triển du lịch sinh thái vùng Hồ Đa Mi, Biển Lạc và những nơi có tiềm năng, lợi thế khác. Đồng thời thúc đẩy phát triển các loại hình thương mại – dịch vụ phục vụ du lịch... 2) Hình thành các cụm công nghiệp tại những khu vực có tiềm năng, lợi thế, nhất là các vùng giáp ranh với các huyện có trình độ phát triển cao hơn chúng ta. Tiếp tục mở rộng và phát triển các cụm công nghiệp hiện có... 3) Tập trung giải phóng “điểm nghẽn” nêu trên, gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tạo môi trường đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Chúng ta tin tưởng sâu sắc rằng: Với truyền thống cách mạng Anh hùng, tiềm năng đang vẫy gọi, chất lượng nguồn nhận lực ngày càng nâng cao, thời cơ hội nhập và phát triển đang hội tụ... Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Tánh Linh sẽ xác định đúng đắn các nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá để ngày càng phát triển nhanh và bền vững hơn./.


Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

TÁNH LINH: XÁC ĐỊNH ĐÚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, KHÂU ĐỘT PHÁ ĐỂ TÁNH LINH PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG

Truyền thống và thực trạng

Tánh Linh có truyền thống Anh hùng trong kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, ngày nay đang từng bước xây dựng nông thôn mới ở các xã và đô thị văn minh ở thị trấn Lạc Tánh, nhìn chung đã đạt được nhiều thành tựu to lớn sau 45 năm Giải phóng Tánh Linh (25/12/1974 – 25/12/2019) và 36 năm tái lập huyện (1983 – 2019).

Qua các thời kỳ khác nhau, các thế hệ lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện nhà đã không ngừng tìm tòi, lao động, sáng tạo... để thúc đẩy địa phương phát triển nhanh và bền vững, cùng cả nước tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ chủ, công bằng, văn minh... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhất định, đến nay Tánh Linh vẫn chưa thể “cất cánh” như khát vọng của chúng ta.

Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, từng cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp đã quan tâm xác định các nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá ở địa phương, đơn vị mình, nhằm tranh thủ thời cơ và thuận lợi, vượt qua khó khăn và thách thức, tập trung các nguồn lực để phát huy cao độ những tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên, gắn với phát huy nhân tố con người... cho phát triển.

Trên cơ sở đó, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khóa VIII (2015 – 2020) đã xác định rõ 4 Chương trình trọng tâm và 3 khâu đột phá, đã được Ban Chấp hành Đảng bộ huyện triển khai thực hiện nghiêm túc thành các Nghị quyết, Kế hoạch chuyên đề phù hợp.

Đến nay, các Chương trình trọng tâm đã cơ bản đạt được như sau: Thứ nhất, từng bước ổn định và đầu tư phát triển theo chiều sâu vùng lúa chất lượng cao; nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm làm ra, gắn với xây dựng “cánh đồng mẫu” và từng bước nâng cao chất lượng nuôi trồng thủy sản. Thứ hai, tiếp tục thực hiện Chương trình bê tông hoá giao thông nông thôn đến từng xóm, từng nhà ở đa số địa bàn dân cư. Thứ ba, thực hiện Chương trình phát triển Chợ gắn với phát triển khu thương mại ở hầu hết các xã, thị trấn. Thứ tư, tập trung sâu sát hơn vào công tác xây dựng Đảng, củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao tỷ lệ cơ sở đảng đạt “trong sạch, vững mạnh”; nâng cao chất lượng đi đôi với phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở.

Song song với việc triển khai thực hiện tương đối có hiệu quả 4 Chương trình trọng tâm nêu trên, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa VIII (2015 – 2020) đã tập trung tháo gỡ nhiều “nút thắt” để dần hiện thực hóa 3 khâu đột phá, với kết quả đáng ghi nhận bước đầu: Một là, phát triển giao thông nội đồng gắn với kiên cố hóa kênh mương thủy lợi để ngày càng phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hóa, gắn với tái cơ cấu nông nghiệp. Hai là, thu hút, mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài huyện đầu tư vào các Cụm công nghiệp theo hướng linh hoạt, kết nối với các huyện giáp ranh, gắn với công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thị trấn Lạc Tánh. Ba là, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch sinh thái; bước đầu hình thành và đưa vào hoạt động Khu du lịch Thác Bà (Đức Thuận); tăng cường phối hợp xin chủ trương xây dựng khu du lịch sinh thái Núi Long (Đồng Kho)...

Tuy nhiên, việc phát huy tiềm năng của chúng ta vẫn chưa đủ lớn để kết thành “địa lợi”; quá trình liên kết, hội nhập phát triển vẫn chưa ngang tầm để có thể hội tụ “thiên thời”; hoạt động thu hút các nguồn lực đầu tư và phát huy nhân tố con người vẫn còn chưa đồng bộ, ít năng động, thiếu dấn thân nên vẫn chưa kiến tạo được “nhân hòa”. Đó là bài học sâu sắc mà chúng ta cần phải nghiêm túc rút ra để cùng nhau trao đổi, chia sẻ, suy ngẫm và nhìn nhận trách nhiệm của mình trên tinh thần cầu thị “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, chứ tạm thời không nên “tranh công đổ lỗi” cho riêng một tổ chức, tập thể hay cá nhân nào, mặc dù nặng – nhẹ, ít – nhiều... ở mỗi nơi, mỗi người một khác.

Hướng đến thành công của Đại hội tới, hướng đến tương lai

Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, được định hướng chung là: Tăng cường xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tập trung tháo gỡ những “điểm nghẽn” và khắc phục những yếu kém, khuyết điểm; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; huy động hợp lý các nguồn lực cho đầu tư phát triển nhanh và bền vững; xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của Nhân dân.

Như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho cả hệ thống chính trị chúng ta là phải nỗ lực phấn đấu toàn diện, trên 4 trụ cột chính, theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng: Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng văn hóa làm nền tảng tinh thần của xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh là trọng yếu và thường xuyên. Trong đó, bài toán khó đặt ra là tháo gỡ những “điểm nghẽn” và khắc phục những yếu kém, khuyết điểm...

Qua rà soát bước đầu (sau này cần phải nghiên cứu đánh giá sâu kỹ, chính xác và đầy đủ hơn) cho thấy, Tánh Linh hiện nay đang đứng trước “điểm nghẽn” về hạ tầng “giao thông đối ngoại” kém phát triển. Có thể nói đây là “điểm nghẽn” cốt tử cần phải “giải phóng” để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững. Thực tế cho thấy giao thông đối ngoại của Tánh Linh chỉ có Quốc lộ 55, Tỉnh lộ ĐT 720 và ĐT 717, nhưng có nơi cầu cống lại chật hẹp hoặc sức chịu tải trọng thấp, có nhiều đoạn hẹp quanh co, gây khó khăn cho các phương tiện vận tải lớn trong lưu thông hàng hóa... Do vậy, thiếu sức hấp hẫn đối với các nhà đầu tư.

Tánh Linh lại không gần các trung tâm kinh tế lớn. Từ thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa đến Tánh Linh khoảng 180km - 150km, mất khoảng 4-3 giờ đi; từ Đà Lạt – Bảo Lộc đến Tánh Linh khoảng 150km – 120km, mất khoảng 4-3 giờ đi; từ Phan Thiết – La Gi đến Tánh Linh khoảng 100km – 70km, mất khoảng 1,5 giờ đi... Những khoảng cách đó, các nhà đầu tư phải trả giá bằng thời gian, chi phí nhiên liệu, khấu hao phương tiện, bảo quản hàng hóa nông sản, cùng những rủi ro khác, v.v...

Bên cạnh đó, Tánh Linh ở trạng thái “Sẵn sàng” chưa cao. Một là, Hoạt động thu hút đầu tư chưa “sẵn sàng”: chưa có sự chuẩn bị chu đáo về “danh mục” cần thu hút đầu tư và giải pháp thực hiện có tính khả thi cao; chưa tổ chức được các hoạt động quảng bá, thu hút đầu tư ngang tầm; chưa hình thành được đội ngũ thu hút đầu tư nhạy bén, năng động, sáng tạo. Hai là, Nguồn lực “đối ứng” chưa sẵn sàng: mức độ sẵn sàng tham gia tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về hồ sơ thủ tục chưa cao, chủ yếu “khoán trắng” cho nhà đầu tư “tự bơi”; chưa sẵn sàng cao về các điều kiện khác liên quan. Ba là, Đa số người dân có liên quan chưa sẵn sàng: Khi có doanh nghiệp đầu tư vào cuộc, thường có việc liên quan đến hỗ trợ thu hồi đất và giải phóng mặt bằng (thuê, mua, liên kết...), thì hầu hết người dân đều yêu cầu mức giá (hoặc quyền lợi) cao hơn nhiều so với thị trường, mặc dù đó là nhu cầu hợp pháp và chính đáng, song cũng gây khó khăn nhất định cho nhà đầu tư.

Để giải phóng các “điểm nghẽn” nêu trên, trong nhiều năm qua, các cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp tháo gỡ. Trong thời gian tới, chúng ta tiếp tục kế thừa, vận dụng triển khai thực hiện các Chương trình trọng tâm và các khâu đột phá của nhiệm kỳ 2015 – 2020, đồng thời phải xác định đúng đắn các nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá trong giai đoạn mới. Đặc biệt, để giải phóng được “điểm nghẽn”, chúng ta cần phải:

Thứ nhất, Đề xuất, kiến nghị Trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư mở rộng, nâng cấp tuyến Quốc lộ 55 và ĐT720, gắn với mở rộng và nâng cấp đường ĐT717, đảm bảo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm...

Thứ hai, Nâng cấp mức độ “Sẵn sàng” trong thu hút đầu tư ở cấp độ cao nhất, đó là: Củng cố, kiện toàn đội ngũ thu hút đầu tư có tâm, có tầm; phân công cụ thể trách nhiệm của cơ quan, cá nhân phụ trách, nhất là trạng thái luôn sẵn sàng chủ động và tích cực trong việc phối hợp giải quyết các hồ sơ, thủ tục hành chính, cơ sở pháp lý liên quan. Bên cạnh đó, chuẩn bị chu đáo các danh mục, định hướng rõ ràng trong thu hút đầu tư, đồng thời triển khai thực hiện trước một bước những gì có thể (phù hợp với quy định) để “dọn sẵn” các điều kiện phục vụ cho nhà đầu tư đến triển khai thực hiện dự án (nếu có). Mặt khác, chuẩn bị đủ các điều kiện chín muồi và phối hợp với các sở, ngành liên quan để tổ chức hội nghị thu hút, xúc tiến đầu tư bằng các hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả. Cuối cùng, phải thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và thống nhất giá cả đất đai phù hợp với thị trường để cùng khai thác hưởng lợi lâu dài...

Song song với bài toán gải phóng “điểm nghẽn”, chúng ta phải xác định đúng đắn các nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá trong 5 năm tới. Vấn đề này đòi hỏi phải phát huy cao độ trí tuệ của cả hệ thống chính trị, cùng sự tham gia góp ý xây dựng, “hiến kế” sáng suốt của người dân, doanh nghiệp có tâm huyết, am hiểu địa phương và xu hướng phát triển chung của đất nước, quốc tế... Nội dung này sẽ được Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ IX (2020 – 2025) thảo luận, quyết định vào giữa năm 2020.

Trong phạm vi bài báo xuân, chúng ta cùng nghiên cứu, trao đổi, gợi mở những vấn đề sau:

Thứ nhất, Phải chăng nhiệm vụ trọng tâm của chúng ta là: 1) Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hoàn thiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; siết chặt kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; cải cách hành chính thông suốt. 2) Tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy kết nối với các địa phương khác. 3) Tái cơ cấu nông nghiệp đúng hướng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, gắn với liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể; tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất... 4) Thường xuyên giữ vững quốc phòng - an ninh, đảm bảo vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội để phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển địa phương.

Thứ hai, Phải chăng các khâu đột phá của chúng ta là: 1) Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, trong đó tập trung phát triển khu du lịch Thác Bà, yêu cầu chủ đầu tư hoàn thành xây dựng các hạng mục, công trình theo tiến độ dự án, quy hoạch và cam kết đầu tư; sớm thúc đẩy hình thành khu du lịch sinh thái Núi Long; kêu gọi và thu hút đầu tư phát triển du lịch sinh thái vùng Hồ Đa Mi, Biển Lạc và những nơi có tiềm năng, lợi thế khác. Đồng thời thúc đẩy phát triển các loại hình thương mại – dịch vụ phục vụ du lịch... 2) Hình thành các cụm công nghiệp tại những khu vực có tiềm năng, lợi thế, nhất là các vùng giáp ranh với các huyện có trình độ phát triển cao hơn chúng ta. Tiếp tục mở rộng và phát triển các cụm công nghiệp hiện có... 3) Tập trung giải phóng “điểm nghẽn” nêu trên, gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tạo môi trường đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Chúng ta tin tưởng sâu sắc rằng: Với truyền thống cách mạng Anh hùng, tiềm năng đang vẫy gọi, chất lượng nguồn nhận lực ngày càng nâng cao, thời cơ hội nhập và phát triển đang hội tụ... Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Tánh Linh sẽ xác định đúng đắn các nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá để ngày càng phát triển nhanh và bền vững hơn./.


Các tin khác