Xã vùng cao Đức Phú trên đường trở thành Xã văn hóa

  • HVK
  • /
  • 25.12.2014 - 9:49

Ngày 22/12/2014, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 25 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân, cùng hướng tới kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng Tánh Linh (25/12/1974 – 25/12/2014), xã Đức Phú đã long trọng tổ chức Lễ phát động xây dựng Xã chuẩn văn hóa Nông thôn mới.

Đức Phú tổ chức Lễ phát động xây dựng Xã đạt chuẩn Văn hóa nông thôn mới

Xã Đức Phú được thành lập năm 1981, là xã miền núi - vùng cao thuộc huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Xã tiếp giáp với địa giới tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng, nên được ví như là mảnh đất “ngã ba đường” của cực Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

Từ một nơi thiên nhiên hoang sơ không một bóng người, gần như cùng một lúc, chỉ trong vòng 1 tháng (tháng 4/1978), đã có 1.160 hộ với 5.700 nhân khẩu đến từ Phú Quý, Phan Thiết (Thuận Hải) và Mộc Hóa (Long An) quy tụ về đây sinh cơ lập nghiệp. Đến cuối năm 1983, Đức Phú đón nhận thêm 540 đồng bào từ xã Ngư Hóa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình vào sinh cơ lập nghiệp. Rồi đến năm 1995, Đức Phú tiếp tục đón nhận thêm thôn Tà Pứa, gồm có 55 hộ với 256 khẩu đồng bào dân tộc K’Ho thuộc thôn 7 xã Đạ P’Loa (nay là xã Đoàn Kết, huyện Đa Huoai, tỉnh Lâm Đồng). Ngày nay, xã Đức Phú đã có gần 2.000 hộ với gần 8.000 nhân khẩu, thuộc 5 thành phần dân tộc anh em chung sống thuận hòa .

Từ 3 điểm kinh tế mới, Đức Phú tiến lên thành 3 tập đoàn sản xuất rồi xây dựng thành 2 hợp tác xã nông nghiệp và 1 hợp tác xã mua bán ở thời kỳ trước đổi mới. Sau này, 2 hợp tác xã nông nghiệp tiếp tục tồn tại và phát triển, còn HTX Mua Bán bị giải thể. Từ những công cụ thô sơ như cuốc, rựa và hoàn toàn dựa vào sức người ở buổi ban đầu, sau đó chuyển sang dùng sức kéo của trâu bò, rồi tiến lên dùng động cơ máy móc. Từ những mái nhà lá đơn sơ dần kiến thiết thành những căn nhà bán kiên cố và kiên cố, cả những ngôi nhà trông như biệt thự khang trang hiện đại. Từ những con đường mòn nhỏ bé gập ghềnh đã xây dựng thành những trục lộ lớn, trải nhựa, “bê tông hóa” bằng phẳng. Từ những ngọn đèn dầu lập lòe yếu ớt trong đêm tối mênh mông giữa núi rừng hiu quạnh, đã xuất hiện muôn ngàn bóng điện tỏa sáng lung linh khắp mọi căn nhà, đường thôn lối xóm. Mạng lưới giao thông nông thôn và giao thông nội đồng được xây dựng thuận lợi cho sản xuất và đời sống. Con em được nuôi dạy và học tập ngay tại địa phương từ bậc mầm non đến hết bậc trung học cơ sở, với hệ thống trường lớp kiên cố, sạch đẹp. Trạm y tế đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Những công trình văn hóa, tôn giáo – tín ngưỡng xuất hiện ngày càng to đẹp, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân. Nhiều người dân Đức Phú đã hội nhập vào xu thế khách quan của thời đại toàn cầu hóa và cách mạng khoa học – công nghệ, trở thành những “công dân toàn cầu” trên những trang web, trang blog cá nhân, góp phần đưa các giá trị thiên nhiên và con người Đức Phú đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Hệ thống chính trị được xây dựng từ một “xã trắng đảng viên” sớm trở thành một Đảng bộ cấp cơ sở lớn mạnh của một huyện miền núi giàu truyền thống cách mạng, được cấp trên công nhận trong sạch vững mạnh nhiều năm liền. Chính quyền nhân dân được xây dựng trên cơ sở thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng và Nhà nước ta. Mặt trận và các đoàn thể nhân dân sớm hình thành và phát triển, quy tụ đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở địa phương.

Trong nhiều năm qua, Đức Phú luôn là một trong những xã đi đầu ở huyện Tánh Linh trong việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt, Đức Phú còn là xã đầu tiên của tỉnh Bình Thuận xây dựng thành công mô hình “Ánh sáng an ninh”, nay là mô hình “Ánh sáng nông thôn mới”, “Ánh sáng văn minh”, đang được nhiều xã, thị trấn trong huyện và cả tỉnh nhân rộng.

Xã Đức Phú phấn đấu đến năm 2015 đạt Chuẩn văn hóa nông thôn mới và đến năm 2016 hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Đó là cả một quá trình phấn đấu, nỗ lực to lớn, không ngừng vươn lên mạnh mẽ của một xã miền núi – vùng cao vốn đầy khó khăn thử thách từ thuở ban đầu./.


Các tin khác

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Xã vùng cao Đức Phú trên đường trở thành Xã văn hóa

  • HVK
  • /
  • 25.12.2014 - 9:49

Ngày 22/12/2014, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 25 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân, cùng hướng tới kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng Tánh Linh (25/12/1974 – 25/12/2014), xã Đức Phú đã long trọng tổ chức Lễ phát động xây dựng Xã chuẩn văn hóa Nông thôn mới.

Đức Phú tổ chức Lễ phát động xây dựng Xã đạt chuẩn Văn hóa nông thôn mới

Xã Đức Phú được thành lập năm 1981, là xã miền núi - vùng cao thuộc huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Xã tiếp giáp với địa giới tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng, nên được ví như là mảnh đất “ngã ba đường” của cực Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

Từ một nơi thiên nhiên hoang sơ không một bóng người, gần như cùng một lúc, chỉ trong vòng 1 tháng (tháng 4/1978), đã có 1.160 hộ với 5.700 nhân khẩu đến từ Phú Quý, Phan Thiết (Thuận Hải) và Mộc Hóa (Long An) quy tụ về đây sinh cơ lập nghiệp. Đến cuối năm 1983, Đức Phú đón nhận thêm 540 đồng bào từ xã Ngư Hóa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình vào sinh cơ lập nghiệp. Rồi đến năm 1995, Đức Phú tiếp tục đón nhận thêm thôn Tà Pứa, gồm có 55 hộ với 256 khẩu đồng bào dân tộc K’Ho thuộc thôn 7 xã Đạ P’Loa (nay là xã Đoàn Kết, huyện Đa Huoai, tỉnh Lâm Đồng). Ngày nay, xã Đức Phú đã có gần 2.000 hộ với gần 8.000 nhân khẩu, thuộc 5 thành phần dân tộc anh em chung sống thuận hòa .

Từ 3 điểm kinh tế mới, Đức Phú tiến lên thành 3 tập đoàn sản xuất rồi xây dựng thành 2 hợp tác xã nông nghiệp và 1 hợp tác xã mua bán ở thời kỳ trước đổi mới. Sau này, 2 hợp tác xã nông nghiệp tiếp tục tồn tại và phát triển, còn HTX Mua Bán bị giải thể. Từ những công cụ thô sơ như cuốc, rựa và hoàn toàn dựa vào sức người ở buổi ban đầu, sau đó chuyển sang dùng sức kéo của trâu bò, rồi tiến lên dùng động cơ máy móc. Từ những mái nhà lá đơn sơ dần kiến thiết thành những căn nhà bán kiên cố và kiên cố, cả những ngôi nhà trông như biệt thự khang trang hiện đại. Từ những con đường mòn nhỏ bé gập ghềnh đã xây dựng thành những trục lộ lớn, trải nhựa, “bê tông hóa” bằng phẳng. Từ những ngọn đèn dầu lập lòe yếu ớt trong đêm tối mênh mông giữa núi rừng hiu quạnh, đã xuất hiện muôn ngàn bóng điện tỏa sáng lung linh khắp mọi căn nhà, đường thôn lối xóm. Mạng lưới giao thông nông thôn và giao thông nội đồng được xây dựng thuận lợi cho sản xuất và đời sống. Con em được nuôi dạy và học tập ngay tại địa phương từ bậc mầm non đến hết bậc trung học cơ sở, với hệ thống trường lớp kiên cố, sạch đẹp. Trạm y tế đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Những công trình văn hóa, tôn giáo – tín ngưỡng xuất hiện ngày càng to đẹp, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân. Nhiều người dân Đức Phú đã hội nhập vào xu thế khách quan của thời đại toàn cầu hóa và cách mạng khoa học – công nghệ, trở thành những “công dân toàn cầu” trên những trang web, trang blog cá nhân, góp phần đưa các giá trị thiên nhiên và con người Đức Phú đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Hệ thống chính trị được xây dựng từ một “xã trắng đảng viên” sớm trở thành một Đảng bộ cấp cơ sở lớn mạnh của một huyện miền núi giàu truyền thống cách mạng, được cấp trên công nhận trong sạch vững mạnh nhiều năm liền. Chính quyền nhân dân được xây dựng trên cơ sở thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng và Nhà nước ta. Mặt trận và các đoàn thể nhân dân sớm hình thành và phát triển, quy tụ đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở địa phương.

Trong nhiều năm qua, Đức Phú luôn là một trong những xã đi đầu ở huyện Tánh Linh trong việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt, Đức Phú còn là xã đầu tiên của tỉnh Bình Thuận xây dựng thành công mô hình “Ánh sáng an ninh”, nay là mô hình “Ánh sáng nông thôn mới”, “Ánh sáng văn minh”, đang được nhiều xã, thị trấn trong huyện và cả tỉnh nhân rộng.

Xã Đức Phú phấn đấu đến năm 2015 đạt Chuẩn văn hóa nông thôn mới và đến năm 2016 hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Đó là cả một quá trình phấn đấu, nỗ lực to lớn, không ngừng vươn lên mạnh mẽ của một xã miền núi – vùng cao vốn đầy khó khăn thử thách từ thuở ban đầu./.


Các tin khác